Đạo đức, luân lý Đông Tây/Lược sử cụ Phan Châu Trinh

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Đạo đức, luân lý Đông Tây của Phan Châu Trinh
Lược sử cụ Phan Châu Trinh của T. T. B. c. TR. (Trừng) và NG. tr. H. (Hy)

LƯỢC SỬ CỤ

PHAN-CHÂU-TRINH

Một người chí-sỉ, một bậc anh-hùng chẳng khác gì một cành hoa thơm, một tấm gương sáng, ai mà chẳng quí, chẳng trọng, chẳng thích, chẳng ưa.

Hiện nay trong nước Việt-Nam ta có hai người chí-sĩ, hai bậc anh-hùng mà cụ Phan-châu-Trinh là một người trong hai người đáng tôn, đáng kỉnh ấy. Trong nước đã có một người chí-sĩ như thế, người trong nước há lại không biết trọng biết quí ru? Một nhà đã có một cành hoa thơm, một tấm gương sáng như thế người trong nhà há lại không biết lựa bình sành, giá mun để cặm vào, treo lên cho mọi người trong nhà được hưỡng cái hương vị thơm tho ấy, soi cái bức gương trong sáng ấy ru?

Nhà có cành hoa thơm, bức gương sáng ấy là nhà Việt-Nam. Những người trong nhà ấy là anh em đồng-bào từ đầu sông Lô-giang núi Tãn-sơn đến cuối vụng Hà-tiên doi Camau vậy. Chúng tôi cũng là người trong nhà: (nhà Việt-Nam) việc cắm hoa vào bình, treo gương lên giá là việc bổn phận há vì thẹn bất tài mà không gắng làm việc bổn phận ru?

Chép lại một đoạn tiểu-sử của một bậc chí-sỉ cho mọi người trong nước xem, kể lại những nổi đau đớn lòng của một người ái-quốc cho mọi người trong nhà nghe há không phải là một việc đáng làm dư? Vì vậy cho nên mới có đoạn lược-sử nầy:

Vẩn biết người chí-sỉ thì phải đau đớn nhiều, có đau đớn nhiều mới nên người chí-sỉ; nhưng than ôi! sự đau đớn của người chí-sỉ vẩn khác lạ hơn sự đau đớn của người thường nhiều. Cụ Phan-châu-Trinh là người đả chan chứa những nổi đau đớn mà người thường chưa tầng có. Cụ đau lòng vì nước từ khi còn bé, cụ đau lòng vì đời từ khi cụ mới biết nổi thảm hại của đời đến nay; mà biết đâu! sau nầy cụ không mang những sự đau đớn ấy theo cụ trong lúc cụ sẻ từ giã cỏi hồng trần nầy mà về nơi tuyền đài kia vậy.

Cụ sanh năm 1872 (Nhâm-Thân) tại làng Tây-Lập huyện Hà-đông (nay đổi làm phủ Tam kỳ[đính chính 1]) tỉnh Quảng-Nam xứ Trung-Kỳ. Lúc còn nhỏ cụ học nho. Cụ người rất thông minh nhưng lại rất nhát học (làm biến). Dạy những câu tam-hoàng ngủ-đế thì cụ quên, nhắc đến chuyện Hưng-Đạo, Trưng-vương thì cụ nhớ, thầy học thấy vậy cũng chìu lòng để cho cụ tự do học nam-sử. Ông cụ cố là nhà quan vỏ, lại thêm lúc ấy trong nước chuộng về vỏ bị (lúc nầy người Pháp đả lấy sáu tỉnh NamKỳ) cho nên đến 13 tuổi cụ phải xếp bút nghiêm[đính chính 2] sang việc cung đao. Bỏ văn sang vỏ như thế là vì lòng ái-quốc và lẻ cung cầu tự nhiên (la loi d’offre et de demande) vậy. Lúc ấy cụ những tưởng đem côn[1] quờn[2] ra vùng vẩy với non sông, lấy vỏ nghệ ra tiểu trừ bọn ngoại khấu; nhưng than ôi! sau khi cụ nghe thất thủ Kinh-Đô (Prise de Huế) sau khi xét việc vỏ bị của người Pháp hoàn thiên hơn của người mình nhiều không thế lấy gươm đao chống với súng đạn được, cụ liền bỏ về làm ruộng. Lúc nầy cụ mới 15 tuổi. Ôi! một người thiếu niên 15 tuổi thì biết bao nhiêu là hy-vọng tương lai, thế mà, người thiếu niên xuất chúng như cụ lại phải vất cả hy vọng bỏ về cày sâu cuốc bẩm trong mấy năm trường; thật cũng đau đớn thay!

Cụ là người có chí lớn; tuy làm ruộng mà vẩn để mắt đến việc nước luôn. Cụ thấy bọn văn-thân ra đầu thú, làm quan phạm nhiều đều tàn bạo hại dân, đau lòng không thể nào ngồi yên được, phải nhãng bỏ cày bừa ra theo việc bút-nghiên.

Người không biết cụ, thấy như vậy tưởng cụ là người ham bả vinh-hoa ưa mồi phú-quí, nhưng cái tâm thuật của cụ không phải như thế. Cụ chỉ mượn con đường khoa-cử để tiện thi hành chánh-sách của mình mà thôi. Cụ mong ra làm quan đặng đánh đỗ bọn tham-quan ô-lại, cụ mong thi đậu đặng ra cứu thế độ dân, chớ chẳng phải như ai mong xinh xang áo rộng quần điều, ngất ngưởn đai vàng mão bạc mà quên hết những sự nhục nhã của tỗ-quốc, gây thêm những nỗi đau đớn cho đồng-bào. Tuổi đã lớn mà học vẩn siêng, chí đả định thì thi phải đậu. Khoa canh tý (1901) cụ thi trúng cử-nhơn. Khoa Tân sửu (1902) cụ đậu phó-bản. Đậu phó-bản thì làm quan, ai cũng nghỉ vậy; có ngờ đâu thi đậu phó-bảng lại không muốn ra làm quan! Cụ chán không muốn làm quan là vì cụ thấy triều đình Huế trong buổi ấy vua thì dâm dục, quan thì bất lương, chỉ một lủ đầu trâu mặt ngựa múa xằng nhảy bậy trên sân khấu làm toàn nhửng đều độc ác chuyên-chế hại nước hại dân. Chao ôi! thấy nước không ra nước, vua không ra vua, quan không ra quan thì người chí-sỉ làm sao mà không đau lòng cho được?

Đau lòng ai đấy, vì ai đấy.
Ai biết cho ai một tấm lòng?

Cụ bỏ về Quảng-Nam nhưng cái nổi buồn ấy nó cứ đeo đuổi theo mãi, thì biết làm sao đây? Cực chẳng đã cụ phải mượn cái thú của cụ Hải-Thương[3] khi đọc sách thuốc, khi câu cá, khi săng nai để khuây khỏa bớt nổi buồn.

Ngày tháng thoi đưa, bóng câu cữa sổ, không bao lâu mà thắm thoát đã hai năm. Đến tháng hai năm 1904 cụ lại ra Huế. Trong lúc nầy cụ đọc được nhiều sách tân-thơ nói về văn minh Âu-Châu, như Ẫm-băng tữ, Trung-quốc-hồn, Pháp ý[4] Dấn ước[5] ngụ-ngôn[6] v. v. cụ đọc được bao nhiêu cụ càng ngẳm nghỉ bấy nhiêu, cụ ngẫm nghĩ bao nhiêu cụ càng hâm mộ văn-minh Âu-Tây bấy nhiêu. Cụ là một ông đồ Nho mà nay cụ đã hóa ra hẳng một ông đồ Tây rồi vậy. Cụ, cho rằng: Ở thời đại nào cũng thế, dầu thời đại César, Périclès, cũa Hylạp La-mã ngày xưa, dầu thời đại điện-khí thiết-khí cũa Âu-Châu Mỹ-châu ngày nay, dầu nước Nam, dầu nước Pháp, dầu nước Nhựt, dầu nước Anh hể phá hết mọi sự tàn-bạo, bất-công thì cỏi đất mình ở sẽ hóa ra một nơi thiên đàng cực lạc vậy.

Bọn quan lại hư hèn kia, phép chuyên-chế độc-ác kia nếu gặp ông thần Đoàn-thể thì phải tiêu diệt ngay, củng như loài sâu mọt kia khi có hơi trừ-trùng đến thì phải chết lần đi vậy. Nay muốn trừ những bọn sâu dân mọt nước ấy thì phải làm thế nào? cụ nghỉ đi, nghĩ lại, nghỉ tới, nghĩ lui không có gì diệu hơn là là đem cái văn-minh Au-Châu đả thâu thái trong các sách tân-thơ để truyền bá cho mọi người trong dân gian. Cụ đả nghĩ thì cụ làm ngay. Cụ định đi khắp Trung-kỳ và Nam-Kỳ, nhưng rũi[đính chính 3] thay! cụ vừa đến Phan-Thiết thì bị bịnh phải trở về Huế.

Cụ là người rất yêu nước, cụ nghe có người yêu nước thì cụ ưa, cụ là người anh hùng nghe có người anh hùng thì cụ mến. Khi ra Bắc-Kỳ cụ nghe đồn ông Đề-Thám là người anh-hùng cụ có tìm đến nhưng sau cụ xét ra ông Đề-Thám không phải là người đồng chí cụ phải trở về.

Nơi ông Thám ở hiểm trở biết bao, con đường lên chổ ông Thám ở biết bao là ngăn trở mà cụ vẩn lần tới nơi. Thế mới biết người chí-sỉ chỉ biết có mục-đích mà quên có sự nguy hiểm vậy.

Sang năm 1905 cụ nghe cụ Phan-bội-Châu xướng ra việc xuất dương dụ học, cụ liền lần sang Tàu tìm cụ Phan Đến Quản-Đông thì hai đàng gặp nhau rồi cụ rủ cụ Phan sang Nhựt-Bổn. Cụ Phan ở nước Nhựt trong buổi ấy chính là hai bật chí-sỉ của Việt-Nam ta ngày nay Hai cụ củng đều ái-quốc cả nhưng mổi cụ yêu nước một cách riêng, mổi cụ đi một con đường riêng, ai có ý kiến nấy, ai có chủ nghĩa nấy, thành ra hai cụ không được tương-đắc nhau lắm. Cụ là người đả đọc sách Nhựt-Nga-chiến-kỷ, cụ là người đả mong mỏi được một lần qua Nhựt để tìm kiếm các mánh lái sự phú cường của nước ấy. Nay cụ đả đến Nhựt cụ phải quan-sát cho rỏ ràng.

Cụ khen người Nhựt có đức cần kiệm, có tánh kiên nhẩn khéo đem cái văn-minh âu-châu hòa hợp với văn-minh Nhựt-Bổn khiến cho trong nước được phú cường, nhưng cụ lại chê người Nhựt nghèo lòng nhân-đạo bác-ái không thể nhờ được. Chẳng nhửng cụ bình phẩm người Nhựt như thế mà thôi chính những người Âu-châu ở bên Nhựt đả lâu củng thường công-nhận như thế. Thật cụ là một người có con mắt quan sát vậy. Cụ ở Nhựt được mười tháng. Cuối năm 1906 thì cụ trở về Nước Nhà. Trước khi bỏ vợ, bỏ con, bỏ nhà, bỏ cửa, ra ngoại quốc cụ không mưu đồ phú quí, sau khi cụ ở ngoại quốc về cụ củng không tríu vợ, tríu con, tríu nhà, tríu cửa để vui cuộc đoàn viên, thật cụ đau lòng vì đâu mà đi, mà củng đau lòng vì đâu mà về vậy. Trong lúc ở Nhựt cụ đọc được nhiều sách của các nhà triết-học chánh-trị trứ danh ở hoàn cầu, như sách « Những sự bí mật ở đời xưa » của ông Luther (người Đức) sách « thế kỷ vua Louis XIV » của ông Voltaire (người Pháp), sách triết lý của ông Nietzsche (người Đức) sách Ham-lét của ông Shakespeare (người Anh v. v. cho nên khi về nước sanh được nhiều ý kiến lạ. Về đến Hànội cụ có đưa cho các quan bảo-hộ một bức thơ nói về cái họa người Tàu tràng sang Việt-Nam. Đại khái cụ nói: Nếu người Pháp không sớm cải cách chánh-trị thì người Pháp sẻ không có bạn ra giúp đánh người Tàu trong khi đả tràng sang đất Việt Cụ phản đối phép chánh trị chuyên chế của quan Pháp, quan Nam trong buổi ấy và khuyên nhửng người Pháp có lòng nhân-đạo người Nam có lòng ái-quốc nên ra chung lưng đâu cật để giử quyền lợi chung[7] Xướng ra việc Pháp Nam liên-lạc thật cụ là người đứng đầu vậy.

Cụ nghĩ rằng ở đâu củng đều lấy việc cường quốc phú dân làm đầu cho nên về đến Quang-Nam thì cụ liền xướng lên việc làm trường học, dựng nhà buôn, lặp hội canh-nông, khai trường diển-thuyết và đi khắp các tỉnh Trung-Kỳ truyền bá nhửng tư-tưởng Đông Tây, vẻ-vời nhửng chân tướng bọn tham-quan ô-lại khiến những người dân lành đều đem lòng cảm phục cụ, mà bọn tham quan thì sanh lòng ghét ghen.

Tháng sáu năm 1907 cụ ra HàNội, diển thuyết tại hội Đông kinh-nghĩa-thục và khắp các tĩnh BắcKỳ. Tháng giêng năm 1908 dân các tỉnh Trung Kỳ đều dậy chống với các quan Annam, thật cụ củng không ngờ sự kết quả sớm đến thế. Nghe tin Trung-Kỳ có loạn ông Bonhoure[8] tư giấy bắt cụ điệu về Huế và giam tại toà khâm. Cụ là người anh-hùng, coi việc chết sống như mảy lông. Cụ nhịn đói hơn bảy ngày không thèm ăn, túng quá Khâm-sứ phải trả cụ về Cơ-mật để tòa Nam-án xử. Nam triều thì sao? Nam triều thì chuyên chế! rút lại cụ phải án xử-tử! Hội dân-quyền (ligue[đính chính 4] dé droits de l’homme) yêu cầu chánh-phũ phải dảm tội cho cụ. Cực chẳng đã Nam-triều phải tuyên án (ngày 4 tháng tư năm 1908) đày cụ đi Côn-lôn.

Châu ôi! cụ phải đi đày! cụ mà phải đi đày Côn-lôn!! người ái-quốc các nước thì được thưởng quân[đính chính 5] công. bội-tình mà người ái-quốc Việt-Nam thì phải tội xữ-tữ đày chung thân, nghĩ cũng lạ thay!

Ở Côn-lôn gần ba năm, thân thế cụ thật là thảm khổ hết bị xiềng đạng lại phải đi đánh cá bẩy chim để kiếm ăn. Sương tuyết lạnh lùng linh đinh cô khổ, biết bao là nổi thương tâm. Lắm khi mắt trông mặt bể mà hồn về cố hương, tay bưng bát cơm mà lòng lo việc nước không biết rằng ngày sau non sông ấy thân-thế nầy có vì nhau mà gặp gở nhau chăng? Cụ thấy cơn sóng gió dữ dội mà cụ nhớ đến cơn sóng gió dữ dội, cụ nghe tiếng chim réo rắt mà cụ nhớ đến tiếng người khóc than; cụ càng thấy cụ càng đau, cụ càng nghe cụ càng tức, kìa kìa ai ngồi cao, ai nạt lớn, ai chuyên-chế, ai bất-nhân mà để cho ai châu mày, ai nhăn mặt, ai đức ruột, ai đau lòng vì ai nhỉ?

Khi cụ ở Côn-lôn gần ba năm thì thũ-tướng Poincaré ký giấy tha cụ. Chánh phũ đặt tại Sàigòn một hội đồng xét án cụ và tuyên độc tờ ân-xá. Trong lúc ấy ông Couzineau chủ-tỉnh Mỷtho được cử làm chánh tòa án có đọc câu: « Au nom du Peuple français je vous rends la liberté » ngày nay cụ vẩn còn nhớ. « Thay mặt cho quốc-dân Pháp tôi trả tự-do lại cho ông » là lời ông Couzineau đả nói trước mặt cụ thế mà chánh-phủ thuộc-địa vẩn còn muốn cấm cố cụ tại Mỷtho! Cụ là người tự-do quen và có tánh khẳng-khái cho nên cụ không chịu như thế. Cụ đòi chánh phủ phải trả cụ lại Côn-lôn. Nếu Chánh-phủ cấm cố cụ như thế rủi trong nước có xẩy ra việc gì thì cụ không chịu trách nhiệm. Chánh-phủ không bắt nạt cụ được phải để cụ tự-do.[9]

Cụ ở Nam-kỳ được mấy tháng đến năm 1911 cụ theo quan Toàn-quyền A Klobukowski sang Pháp. Cụ là người rất yêu nước cho nên đi đâu cụ củng nghỉ đến việc nước luôn. Nào là cổ-động xin mau mau cải cách chánh-trị bên ta, nào là đăng báo phản đối về việc đào lăng vua Tự-Đức, cụ đi xa mà lòng cụ vẩn không xa.

Tháng chín năm 1914, những người cố-thù nhơn lúc cụ không chịu đi lính, vu cho cụ theo người Đức bỏ cụ vào nhà khám tù quốc-sự-phạm (Prison de la Santé) hơn mười tháng trời.[10] Trong lúc ấy củng có người lấy vỏ lực mà dọa nạt cụ, mà củng có người lấy đầu lưởi mà dổ dành cụ; nhưng cụ là người đả trải qua nhửng sự đau đớn, đả tầng rỏ những mánh khoé ở đời cho nên thấy vỏ lực cụ không đủ sợ, nghe dổ dành cụ không đủ xiêu; lòng son giạ sắt của cụ chưa dể ai lấy nghìn vàng mà mua chuộc được. Cụ thường nói rằng « Đả vì nước đem thân trôi nổi đến thế nầy thì không bao giờ sự phú quí làm mờ tối lòng ta được. Nếu một ngày kia dân Việt-Nam sẻ hóa ra ù-lỳ cả, ta đả cùng thế, hết sức rồi thì ta chỉ còn một cách cắt đầu quăng xuống đất không chịu để ai dày đạp ta mà củng không cho ai cướp sự tự-do của ta. » Lời nói khẳng khái thay! Lời nói rất đáng khen thay! Thật vậy, cụ là người nhờ tư tưởng tự-do mà sống, nay bảo bỏ cái tư-tưởng tự-do ấy đi thì cụ sống làm sao được?

Những người về phái xã-hội và xã-hội cấp-tiến biết cụ là người vô tội viết báo yêu cầu chánh-phủ Poincaré phải thả cụ ra. Tháng Août năm 1915 thì cụ được tha. Từ năm 1915 trở về sau cụ chuyên về nghề sữa hình phóng đại; và lúc rãnh rang thì giao-du với các hạng người trong xã-hội nước Pháp để khảo sát tính-tình phong-tục và cổ-động về việc cải-cách chánh-trị ở Đông-Dương. Mãi đến ngày 11 tháng năm năm 1924, các phái về Tã-đãng được cầm quyền thì cụ mới nhơn dịp mà về nước. Tháng sáu năm 1925 thì cụ trở về nước nhà.

Mười tám năm mây che cố quốc bây giờ đã tan, những sự mong mõi gặp người đồng-bào đồng-chủng bay giờ đã thành; nhưng trong khi gặp gở nhau biết lấy gì bù lại cái công khao-khát trong bấy lâu nay? Cụ nghĩ không có gì quí bằng đem cái tự-do, bình-đẵng, bác-ái bên Thái-Tây làm một món quà cho anh em Việt-Nam. Nhưng cụ lại nghĩ một vật càng có lắm cái hay lại càng có lắm cái dỡ, hay hay dỡ do nơi người biết dùng. Nay người Việt-Nam ta chưa bao giờ biết sự tự-do là gì, chưa bao giờ biết súng là gì, nay đem tự-do về biếu dân Việt-Nam, đem súng về cho dân Việt-Nam, nếu trước không cẩn thận thì không sao tránh khõi cái họa cằm súng bắn bậy, cái họa cướp tự-do cũa người.

Ông Hugo de Vries là một nhà thão mộc học trứ danh có nói rằng: « Cây cỏ tùy theo khí hậu mổi nơi mà thay đổi hình dạng. » Ông Darwin cũng nói rằng: « Thân-thể và tinh thần của người ta tùy theo hoàn cãnh mổi nơi mà khác nhau. » Cụ thì nói rằng: « Môt dân tộc ở trong một làng không khí áp-chế thì phải hóa ra ngu-ngốc ù-lỳ. » Anh em Việt-Nam ta ngày nay thua kém người há không phải vì cái độc chuyên chế mà ra ư? Cái không khí chuyên-chế ấy há không phải ở tay vua quan nhà Lê nhà Nguyễn đả chế tạo ra đây ư?

Nay muốn phá tan cái không khí chuyên-chế độc ác ấy đi, đem cái không khí tự-do bình đẳng kia về thì trước hết phải sửa đổi nền luân-lý bồi đắp nền đạo-đức trong nước cho mỗi ngày mổi cao lớn thêm. Đêm 19 tháng novembre vừa rồi cụ mới bàn về vấn đề đạo-đức luân-lý Đông Tây tại nhà hội Việt Nam cho anh em đồng-bào nghe củng vì lẻ ấy.

Cụ là người nhiệt tâm ái-quốc cho nên khi diển-thuyết nảy ra lắm câu cãm động lòng người.

Ai có nước lại không thương là câu cụ đã nói ra nay kẻ tiểu sanh nầy củng xin mạn phép cụ nối một câu rằng: Người chí sỉ trong nước ai lại không thương.

Nếu hết thảy anh em đồng bào ta đều la lớn lên rằng:

« Ai có nước lại không thương, người chí-sỉ trong nước ai mà không thương » thì còn gì mong hơn nửa.[11]

TRỪNG và HY
  1. Côn: là cây côn
  2. Quờn: là ngọn qươn
  3. Cụ Hải-thượng là một nhà danh y nước nam đả trước tác ra bệ sách Hải-thượng. Cụ chẳng những là một nhà danh y mà thôi, Cụ là một nhà thi sỉ và đặt sỉ nữa. Người ta thường gọi cụ là cụ Lãng-ông
  4. Pháp-y chử Pháp kêu là Esprit des lois (cũa Montesquieu làm ra).
  5. Dân-ước chữ Pháp kêu là contrat social (cũa Rousseau làm ra).
  6. Ngụ-ngôn chử Pháp kêu là Fable.
  7. Bức thơ ấy có dịch ra quốc-văn và đăng trong Đang-cổ tùng bào năm 1907
  8. Bouhoure thống đốc Nam-Kỳ quyền tòa quyền Đông dương tư 2 Fevrier đến 24 Septembre 1908
  9. Cụ phản đối về việc đào lăng vua Tự-Đức là vị nhục đến quốc thể vậy. (1913)
  10. Từ tháng Septembre năm 1914 đến tháng Août 1915. Lúc nầy, ông Phan-văn-Trường củng bị bỏ khám với cụ.
  11. Nay kêu là Đông-Pháp.
  1. Gốc: Nam-Kỳ được sửa thành Tam kỳ: chi tiết
  2. Gốc: bút nghiêm được sửa thành bút nghiêm: chi tiết
  3. Gốc: những rủi được sửa thành nhưng rũi: chi tiết
  4. Gốc: ligne được sửa thành ligue: chi tiết
  5. Gốc: quận được sửa thành quân: chi tiết