Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)”

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tranminh360 (thảo luận | đóng góp)
Reverted 1 edit by 2001:EE0:4161:E678:B4E6:B7E6:6639:63D (talk) (TwinkleGlobal)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 23: Dòng 23:
{{chú thích cuối trang}}
{{chú thích cuối trang}}


[[Thể loại:Thất ngôn bát cú]]
[[Thể loại:Thất ngôn bát cú luật Đường]]
[[Thể loại:Thơ Việt Nam]]
[[Thể loại:Thơ Việt Nam]]
[[Thể loại:Thơ dùng trong sách giáo khoa Việt Nam|Q]]
[[Thể loại:Thơ dùng trong sách giáo khoa Việt Nam|Q]]

Phiên bản lúc 07:31, ngày 13 tháng 1 năm 2024

Xem tác phẩm có tựa đề tương tự tại Qua đèo Ngang.
Qua Đèo Ngang
của Bà Huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang[1], bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều[2] vài chú,
Lác đác bên sông, chợ[3] mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc[4],
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.[5]
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

   




Chú thích

  1. Đèo Ngang: thuộc dãy núi Hoành Sơn, một nhánh của dãy núi Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia địa giới hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
  2. Tiều: người chuyên nghề đốn củi.
  3. Có người nói "rợ mấy nhà" chứ không phải "chợ mấy nhà" vì ở Đèo Ngang heo hút, không phải là nơi đông dân cư. Nhưng cũng có ý kiến bác lại.
  4. Con quốc quốc (cũng viết là cuốc cuốc): chim đỗ quyên (chim cuốc). Theo truyền thuyết Trung Quốc, Thục Đế mất nước, hồn biến thành chim cuốc, kêu nhớ nước đến nhỏ máu ra mà chết
  5. Cái gia gia (cũng viết là da da): chim đa đa, còn gọi là gà gô.