Bước tới nội dung

Bỏ chồng/Chương 9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Năm giờ chiều tan học, cô Lý ở trong trường bước ra, thấy trời mát mẻ nên cô tính thủng thẳng đi bộ mà về nhà. Đi tới ngã tư thấy xe qua lại đập d́u, cô bèn đứng nép bên lề đường, đợi vưỡn xe rồi sẽ băng ngang. Thình lình nghe ở phía sau cô có tiếng kêu. Cô quay lại thấy cô Oanh đang đi tới, y phục cũng sắc sảo, son phấn cũng điểm tô, song bây giờ vóc ốm, mặt thỏn, diện mạo coi buồn bực, chớ không hân hoan như trước nữa.

Chừng lại gần rồi, cô Oanh mới hỏi:

- Con Yến của tôi đâu chị?

- Nó ở nhà. Hôm nay nó đau nên không đi học.

- Đau bụng ạ? Đau nhiều hay ít?

- Ừ! Bữa hổm bệnh nặng quá làm tôi hết hồn, tưởng không xong rồi chớ. Nó đau ban bạch, nằm mê man cho tới hai ba ngày. Phải rước đốc tơ coi mạch, tiêm thuốc cho nó. Bữa nay nó mới ngắc ngoải; ông đốc tơ nói hết lo rồi, nhưng mà nó cũng còn uống thuốc luôn luôn, còn yếu lắm, nên cứ nằm trong nhà hoài, chưa dám cho nó ra cửa..

Cô Oanh ứa nước mắt, cúi mặt xuống mà nói nho nhỏ “Con tôi đau như vậy mà tôi có hay đâu!... Tôi tưởng bữa nay nó cũng đi học, nên tôi đón đường gặp nó một chút. Té ra nó không có đi học, bây giờ làm sao mà gặp mặt nó”.

Cô Lư thấy bộ cô Oanh khác hơn trước, lại nghe cô than mấy lời như vậy nữa, biết tâm hồn của cô đã đổi rồi có lẽ cô đă ăn năn những việc của cô làm, bởi vậy mới hỏi rằng:

- Chị muốn gặp con Yến hay sao? Như muốn gặp thì đi về trên nhà. Đi chị, về thăm nó một chút. Chị về chắc nó mừng lắm.

- Tôi còn mặt mũi nào mà trở về đó nữa.

- Sao vậy? Nhà chị thì chị về, có sao đâu mà ngại.

- Tôi bỏ chồng, rứt con mà đi, bây giờ tôi trở về thì́ kì lắm.

- Chị sợ gặp ảnh hả? Không có gặp đâu mà ngại. Ảnh đi làm việc tới bảy giờ mấy ảnh mới về. Chị lên thăm con Yến một chút đặng nó mừng hoặc may ra nó mau mạnh.

- Dẫu tôi không gặp thầy đi nữa, mà sao người nhà lại nói cho thầy hay thế, kỳ cho tôi lắm.

- Việc đó có hại gì, mà hay con Yến đau, nên chị về thăm nó một chút, dầu ảnh hay thì chớ, chị đi với tôi, nếu chị không muốn cho ảnh gặp thì gần bảy giờ chị đi trước đi, như vậy thì có gặp được đâu..

Cô Oanh đứng do dự rồi nói: “Tôi muốn thấy mặt con tôi một lần chót. Nếu không về nhà thì làm sao thấy mặt nó được. Cha chả, mà về thì khó quá!”

Cô Lư thấy cô Oanh muốn xiêu lòng, nên theo thôi thúc riết, làm cho cô nọ không thể kháng cự nữa được, phải đi theo lên đường Paul Bert.

Lên tới nhà thầy Thiện, cô Lư thấy cửa khép kín, bèn nắm chốt mà mở, rồi đứng nép một bên và lấy tay xô cô Oanh vô. Cô Oanh về nhà mà trong lòng hồi hộp, ái ngại, dường như kẻ gian lén vô nhà lạ. Cô bước nhè nhẹ, sắc mặt tái xanh.

Con Sáu nghe cửa mở lộp cộp, thì ở trong buồng lật đật bước ra. Nó thấy cô Oanh thì la lên một tiếng “Cô”, rồi đứng trân trân, chưng hửng.

Cô Lư hỏi: “Em đâu?”. Con Sáu chỉ trong buồng rồi vặn đèn lên cho sáng. Cô Oanh đi trước, cô Lư theo sau mà vô buồng. Con Yến đắp mền nằm trên gường, nó thấy cô Oanh thì la lên một tiếng “Má” mà thôi, chớ không nói được nữa. Cô Oanh cảm xúc, không kể quấy phải, xấu tốt gì nữa, cô chạy lại ôm ngang mình con mà khóc và nói; “Má có tội nhiều lắm, con ôi, nhứt là có tội với con. Má còn được nghị lực mà bước vô được cái nhà nầy đây, là vì má nhớ tới sự má bỏ con năm ngoái thì má ăn năn lung lắm, nên má phải về đây thấy con một lần chót và xin con chừng khôn lớn, đừng có khinh bỉ, thù oán má tội nghiệp”.

Con Yến ôm cổ cô Oanh, cứ ngó trân trân, nước mắt chảy ròng ròng, không nói một tiếng chi hết.

Cô Lư thấy tình cảnh mẹ con bận bịu như vậy thì cô động lòng, nên cô ngồi xuống cái ghế dựa cửa buồng, mà cô cũng ứa nước mắt.

Mẹ con cô Oanh ôm nhau mà ngồi khóc một hồi, rồi con Yến thỏ thẻ nói: “Từ rày sắp đi má đừng đi nữa, nghe hôn má... Má đi con nhớ má, con buồn lung lắm”.

Cô Lư tiếp mà nói: “Chị nghe cháu nó nói hay không? Tôi nói nó nhớ chị lung lắm mà”.

Cô Oanh lắc đầu ngó con và nói: “Má lén về thăm con một chút mà thôi, chớ má ở với con làm sao được”.

Con Yến ôm chặt mẹ nó và nói:

- Con không cho má đi nữa.

- Không được con ơi! Thấy mặt má mà con không gớm, không ghét, thì đă đủ cho má vui lòng, phỉ dạ nhiều rồi, má không dám mong được ở chung với con nữa.

- Sao má không chịu về ở với con?

- Vì má nhơ nhuốc lắm, má không dám ngó mặt ba con nữa; mà má nghe con kêu bằng “Má”, thì má cũng hổ thẹn quá. Con còn khờ dại, con không hiểu tâm sự của má được. Để chừng con lớn khôn rồi, con sẽ biết tại sao mà má bỏ con, rồi má không thể trở về ở với con được nữa.

Thiệt con Yến không thấu hiểu được tâm hồn của mẹ nó được, bởi vậy nghe mẹ nó nói không thể về ở với nó thì nó buồn, nên khóc nữa.

Cô Lư thấy vậy bàn với cô Oanh:

- Người có lỗi mà biết ăn năn thì có lẽ người ta biết dung thứ cho được. Tôi biết tuy chị phụ ảnh, nhưng mà ảnh vẫn thương chị luôn luôn. Tôi tưởng nếu chị đợi ảnh về, chị xin lỗi với ảnh, thì chắc ảnh sẽ bỏ hết chuyện chị đă làm, đặng vợ chồng tái hiệp, mẹ con trùng phùng.

- Thế nào như vậy được chị! Dầu ba con Yến có tha lỗi cho tôi đi nữa, tôi cũng phải tự xét mà phạt lấy tôi. Người đă phạm lỗi với gia đình, thì không phép mong hưởng hạnh phúc của gia đình nữa.

- Phải, hễ có tội thì phải ăn năn xám hối mà chuộc tội. Mà cái quan niệm về phong hóa như vậy tôi sợ e hẹp hòi, lại vị kỷ, bởi vì mình lo cho được phần mình, còn mình không kể tới người khác.

- Tôi có tội thì tôi phải lo đền tội của tôi, chớ còn lo cho ai được nữa.

Cô Lư chỉ con Yến mà nói: “Phải lo cho con Yến kia chớ. Chị quyết thí thân đặng chuộc tội cho chị, mà chị nỡ đành bỏ con chị cho nó sầu năo thương nhớ hay sao?”.

Con Yến nghe hai người biện luận thì nó không hiểu chi hết, mà chừng nghe cô Lư nói tới tên nó thì nó khóc ré lên.

Cô Oanh một đàng thì hổ thẹn với chồng, một đàng thì thương yêu con, cô lấy làm bối rối, không biết liệu lẽ nào, nên cứ ngồi mà khóc.

Cô Lư thấy vậy bèn thôi thúc:

- Chị phải nghe lời tôi, chị ở đây mà đợi ảnh về rồi xin lỗi với ảnh đặng vợ chồng sum hiệp, lo mà nuôi con.

- Khó quá.

- Không có khó đâu. Tôi sẽ giúp lời năn nỉ với ảnh cho. Tôi dám chắc hễ ảnh thấy chị ăn năn thì ảnh tha thứ hết thảy.

Cô Oanh ngồi suy nghĩ một lát rồi đứng dậy mà nói: “Tôi bây giờ như người đi lạc trong rừng, lúc ban đêm, không biết đường sá ở đâu mà ra. Tôi ngó tứ hướng đều tối mịt, tôi bối rối lung lắm. Chị phải để cho tôi định trí mà suy nghĩ rồi tôi mới nhứt định được. Đă gần bảy giờ rồi. Thôi, để tôi đi một chút, chừng ba con Yến về ăn cơm rồi tôi sẽ trở lại”.

Cô cúi xuống hun con Yến và nói: “Con phải để cho má đi, rồi chừng chín giờ má sẽ trở lại, nghe hôn con”.

Con Yến hỏi:

- Chắc má trở lại hay không?

- Chắc. Má sẽ trở lại năn nỉ với ba con đặng về ở mà nuôi con. Má hứa với con má chẳng thèm ra khỏi nhà nầy, má lo nấu cơm cho con ăn, lo may áo quần cho con bận.

Con Yến chúm chím cười, sắc thái hân hoan lắm. Nó nói:

- Để ba con về con nói trước cho ba con hay, đặng ba để cửa mà chờ má.

-Ư! Con đừng có nói trước, để thình ,mình má liệu, tiện giờ nào thì má về. Con nhớ chừng ba con về, con đừng nói lại có má về thăm con nghe hôn. Đừng nói chi hết, con hứa với má như vậy hay không?

- Má không muốn cho con nói thì thôi.

- Ừ, con đừng nói.

Cô Oanh day lại nói với cô Lư:

- Thôi, để tôi đi, nếu ở nán sợ thẩy về thẩy gặp. Chừng tám giờ rưỡi, hoặc chín giờ tôi sẽ trở lại. Chị làm ơn lát nữa ăn cơm rồi chị qua bên nầy ngồi chơi mà đợi tôi, đặng chừng tôi lại chị nói giúp cho tôi được hôn.

- Được, được. Để ảnh về ăn cơm rồi thì tôi qua.

- Cám ơn chị. À, chị làm ơn dặn giùm con Sáu với chị nấu ăn phải kín miệng, lát nữa thẩy về, đừng ai nói có tôi lại đây nghe không. Đừng có nói trước cho thẩy biết làm chi.

- Được. Để rồi tôi dặn hai người đó cho.

Cô Oanh hun con một lần nữa rồi đi ra cửa, bây giờ sắc mặt coi vui vẻ hơn hồi vô nhà.

Cô Lư đi ra sau dặn con Sáu và chị Th́nh như lời cô đă hứa với cô Oanh, rồi mới về nhà mà ăn cơm.

Gần tám giờ rưỡi, cô Lư ở bên nhà đi qua, thấy cửa khép, nhưng mà nghe tiếng thầy Thiện nói chuyện với con ở phía trước. Cô mở cửa bước vô thì thấy con Yến nằm tại divan, thầy Thiện đương sửa soạn rót thuốc cho nó uống. Cô khép cửa lại, vì sợ gió lọt vô lạnh con Yến, nhưng mà cô khép sơ sài có ư để chờ cô Oanh chừng lại tới thì xô mà khỏi phải kêu mở cửa.

Cô ngồi dựa bên con Yến chờ thầy Thiện rót thuốc vào ly, rồi cô đỡ nó dậy đưa thuốc cho nó uống.

Bữa nay con Yến vui vẻ, bình tĩnh hơn mấy bữa trước nhiều. Nó uống thuốc rồi, cô để nó nằm xuống, kéo mền đắp cho nó và nói với thầy thiện:

- Anh coi con Yến bữa nay nó khá hay không?

- Phải. Bữa nay nó khá nhiều.

- Hồi năy, nó có ăn cơm hay không?

- Có. Nó ăn được hai phần chén. Ông đốc tơ dặn phải nhử lần lần, chớ đừng có cho ăn nhiều, bởi vậy tôi không dám ép nó ăn thêm.

- Ừ, ăn cơm nhiều nó nặng bụng chớ không ích gì. Nó ăn sữa bột cũng bổ rồi. Cha chả, mà anh mắc đi làm việc, không biết con Sáu ở nhà có biết khuấy sữa cho em uống hay không?

- Tôi có dạy nó. Nó khuấy được.

- Con nít mà không có mẹ, lúc nó đau thiệt khó hết sức. Ai nuôi con cho bằng mẹ được. Mình thoái thác cho mấy đứa ở, trong lòng mình có yên đâu.

Thầy Thiện nghe mấy lời ấy thì chau mày, bước lại cái ghế để dựa vách mà ngồi, rồi khoanh tay cúi mặt xuống đất, bộ lo ra.

Cô Lư ngó chừng ra cửa, có ư trông cô Oanh.

Trong nhà đương im ỉm bỗng cái đồng hồ treo trên vách gơ chín tiếng. Con Yến vụt nói: “Ư! Chín giờ rồi sao má chưa về không biết”.

Cô Lư lấy tay cào con Yến mà liếc ngó thầy Thiện.

Thầy thở dài một hơi rồi nói:

- Má ở đâu mà về, con! Ba đă dặn con hăy bỏ đi, đừng có nhớ tới má con nữa, con còn nhắc làm chi.

- Má nói chín giờ nầy má về rồi ở luôn mà nuôi con, má không đi đâu nữa hết.

- Con nằm chiêm bao hay sao chớ? Làm sao về đây được mà con trông. C̣n mặt mũi nào mà về! Thôi, quên đi, đừng thèm nhớ người đó nữa.

Cô Lư liếc thấy thầy Thiện nói với con như vậy mà thầy ứa nước mắt, thì cô xen vô:

- Thái độ của chị Oanh đối với con, thì thiệt là vô ích lắm. Nhưng mà đối với mẹ, con có biết phải quấy gì đâu, duy chỉ biết thương mà thôi. Anh biểu con Yến đừng thèm nhớ tới má nó nữa, t́nh mẹ con làm sao mà không nhớ cho được.

- Con thì phải thương mẹ, phải kính mẹ. Song mẹ cũng phải giữ tṛn đạo mẹ mới được. Hễ mẹ trái đạo mẹ rồi, con có cần gì phải thương, phải kính nữa làm chi.

- Anh nói như vậy là gắt gao quá.

- Tôi nói theo chánh lư, có gắt gao đâu.

- Xưa rày em thấy anh buồn nên chẳng bao giờ em nhắc tới chị Oanh. Bữa nay sẵn dịp anh nói tới chuyện chị, vậy em xin phép anh cho em nói ít điều.

- Cô muốn nói điều chi?

Cô ngó ra cửa mà không thấy cô Oanh. Cô lấy làm tiếc, chớ chi lúc ấy cô Oanh bước vô thì tiện lắm vậy. Cô không đợi được nên cô phải nói:

- Mấy người theo đạo Phật họ thường nói theo kinh Phật thì loài người trầm luân trong khổ ải, không thoát khỏi ṿng luân hồi, ấy là tại mắc ba nghiệp chướng: Tham, Sân, Si. Chị Oanh đi lạc đường , em tưởng có lẽ chỉ mắc ba nghiệp chướng ấy cũng như muôn ngàn người khác. Vậy tuy anh không tín ngưỡng đạo phật, song em cũng xin anh lấy lòng từ bi mà tội nghiệp cho thân phận của chị chớ đừng có ghét, đừng có phiền.

- Tôi không phải là Phật thì làm sao tôi có lòng từ bi như Phật được! cô nói phải, vợ tôi hư tại cái lòng không có đạo đức, nên bị tam chướng lôi cuốn, nhất là cái tham với cái si. Tại tham, nên thấy người ta giàu sang thì muốn giàu sang như người ta. Tại si nên vui chơi rồi mê mệt, không c̣n biết gì là tốt xấu, phải quấy nữa. Tôi suy xét hơn một năm nay, tôi đă tìm ra cái gốc tội lỗi của vợ tôi rồi. Mà tìm được chứng bịnh thì bịnh nhơn đă chết nên không ích gì.

- Nếu anh biết chị Oanh hư là tại tam chướng lôi cuốn thì anh phải tội nghiệp cho chị mới phải chớ.

- Tuy vậy mà tôi cũng không thù oán, tôi chỉ bôi mất trong trí tôi cái h́nh dạng cùng là những dấu tích của vợ tôi mà thôi.

- Em biết hồi trước anh thương yêu chị Oanh lung lắm. Em chắc dầu thế nào anh cũng không quên chị được.

- Dẫu không quên được cũng phải ráng mà quên. Cô có biết tại sao vợ tôi nó bỏ tôi và nó bỏ tôi rồi nó đi làm việc gì hay không?

- Mỗi ngày em mắc đi dạy học, em có đi đâu mà biết.

- Vợ tôi nó đi chơi, nó gặp ông Hội đồng Đàng nói dóc hay có tiền nhiều, ở nhà lầu, đi xe tốt, nên nó mê, nó bỏ chồng bỏ con mà đi theo Hội đồng Đàng. Hơn một năm nay mướn nhà ở trong xóm Cây Quéo đặng cho Hội đồng Đàng tới lui. Tuy tôi không thèm nói ra, song tôi hay hết. Lên xe xuống ngựa vui chơi dữ lắm mà. Tôi mới nghe ông Hội đông Đàng đă cưới vợ, chắc là bỏ nó rồi hay sao. Để coi nó thôi thằng cha đó rồi, nó lấy thằng cha nào nữa.

- Anh nghe rơ quá! Thiệt em không biết chi hết. Chẳng kể tới việc gì khác nữa làm chi, chị Oanh bỏ anh mà đi thì đã lỗi với anh nhiều lắm rồi. Tuy vậy mà người có lỗi nếu biết ăn năn, thì có lẽ cũng dung chế được chút đỉnh chớ.

- Làm lỗi nào khác thì có lẽ dung được, chớ bỏ chồng mà theo trai thế nào mà dung. Vì tôi là người có học nên nên tôi dằn lòng được, tôi khỏi chết mà tôi cũng không giết chết, ấy là may mắn rồi. Cô tưởng tôi dằn được đó, tôi không đau đớn hay sao?

Cô Lư lắc đầu, ngó chừng ra cửa cũng không thấy cô Oanh, cô mới nói:

- Anh nói vậy thì cái đời của con Yến chẳng bao giờ sum họp với mẹ.

- Mẹ như vậy, nếu biết ăn năn thì phải xa lánh con, chớ gần làm chi.

Cô Lư có lòng muốn kéo cô Oanh trở về đường phải, mà đợi hoài không thấy cô nọ về, lại nghe thầy Thiện tỏ bày ư tứ như vậy nữa thì cô không còn biết làm sao mà khuyên giải cho được. Cô ngồi nói chuyện đến 11 giờ mà cũng không thấy cô Oanh. Cô nghĩ ngồi khuya hơn nữa thì khiếm nhă, nên từ giã mà về.

Thầy Thiện bồng con Yến vô mùng rồi đóng cửa đi ngủ.