Bước tới nội dung

Biên dịch:Tuyên bố chung Trung-Bồ

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Tuyên bố chung của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha về Vấn đề Ma Cao  (1988) 
của Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Bồ Đào Nha, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc

Tuyên bố chung

[sửa]

Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha, sau khi xem xét sự phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước từ khi hai nước thành lập quan hệ ngoại giao, đã đồng ý rằng việc hai Chính phủ giải quyết thấu đáo thông qua đàm phán vấn đề Ma Cao, một vấn đề tồn tại từ quá khứ, sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội của Ma Cao và sẽ tăng cường thêm mối quan hệ và hợp tác thân thiện giữa hai nước. Vì vậy, sau các cuộc thảo luận giữa các phái đoàn của Chính phủ, các bên đồng ý tuyên bố:

1. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha tuyên bố rằng khu vực Ma Cao (bao gồm Bán đảo Ma Cao, Đảo Đãng Tể và Đảo Lộ Đãng Thành, sau đây sẽ được gọi chung là Ma Cao) là lãnh thổ của Trung Quốc, và rằng Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ tiếp quản quyền chủ quyền đối với Ma Cao kể từ ngày 20 tháng 12 năm 1999.

2. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng theo nguyên tắc một quốc gia, hai chế độ, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ theo đuổi các chính sách cơ bản đối với Ma Cao như sau:

1. Thể theo các quy định trong Điều 31 của Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ thành lập Đặc khu Hành chính Ma Cao thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi tiếp quản quyền chủ quyền đối với Ma Cao.
2. Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Nhân dân Trung ương của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và sẽ được hưởng mức độ tự quyết cao, ngoại trừ các vấn đề về đối ngoại và quốc phòng sẽ thuộc trách nhiệm của Chính phủ Nhân dân Trung ương. Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được trao quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập, bao gồm cả quyền phán xử cuối cùng.
3. Cả Chính quyền và cơ quan lập pháp của Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ bao gồm cư dân tại địa phương. Trưởng Đặc khu sẽ do Chính phủ Nhân dân Trung ương chỉ định dựa trên kết quả bầu cử hoặc tư vấn diễn ra tại Ma Cao. Các viên chức giữ vị trí chính yếu sẽ do Trưởng Đặc khu Hành chính Ma Cao đề cử lên Chính phủ Nhân dân Trung ương để được chỉ định. Viên chức nhà nước (bao gồm cả cảnh sát) sẽ gồm những người có quốc tịch Trung Quốc và Bồ Đào Nha và nước ngoài khác. Những người có quốc tịch Bồ Đào Nha và nước ngoài khác có thể được chỉ định hoặc thuê để nắm giữ một số vị trí nhà nước nhất định tại Đặc khu Hành chính Ma Cao.
4. Hệ thống xã hội và kinh tế, cũng như lối sống hiện tại ở Ma Cao sẽ không thay đổi. Luật pháp hiện có hiệu lực tại Ma Cao sẽ cơ bản được giữ nguyên. Tất cả các quyền lợi và quyền tự do của cư dân và những người khác tại Ma Cao, bao gồm tự do cá nhân, ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, du lịch và đi lại, đình công, lựa chọn việc làm, nghiên cứu học thuật, tôn giáo và tín ngưỡng, liên lạc và quyền tư hữu về tài sản sẽ được pháp luật bảo hộ tại Đặc khu Hành chính Ma Cao.
5. Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ tự quyết định các chính sách trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ và bảo tồn di sản văn hóa tại Ma Cao theo luật định. Ngoài tiếng Trung Quốc, tiếng Bồ Đào Nha cũng được dùng trong các cơ quan chính quyền và trong cơ quan lập pháp và các tòa án tại Đặc khu Hành chính Ma Cao.
6. Đặc khu Hành chính Ma Cao có thể lập quan hệ kinh tế đôi bên cùng có lợi với Bồ Đào Nha và các nước khác. Lợi ích kinh tế của Bồ Đào Nha và các nước khác sẽ được đối đáp một cách chính đáng tại Ma Cao. Lợi ích của cư dân gốc Bồ Đào Nha tại Ma Cao sẽ được luật pháp bảo vệ.
7. Với tên gọi "Ma Cao, Trung Quốc", Đặc khu Hành chính Ma Cao được tự duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế và văn hóa và với vai trò đó có thể ký kết các thỏa thuận với các quốc gia, lãnh thổ và các tổ chức quốc tế phù hợp.
Chính quyền Đặc khu Hành chính Ma Cao được phép tự cấp giấy tờ du lịch để nhập cảnh và xuất cảnh Ma Cao.
8. Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ duy trì một cảng tự do và lãnh thổ hải quan riêng để phát triển các hoạt động kinh tế của mình. Sẽ có dòng vốn tự do. Đồng Pataca Ma Cao sẽ tiếp tục được lưu hành và vẫn được chuyển đổi tự do với tư cách là đồng tiền hợp pháp của Đặc khu Hành chính Ma Cao.
9. Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ tiếp tục có nền tài chính độc lập. Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ không đánh thuế lên Đặc khu Hành chính Ma Cao.
10. Việc duy trì trật tự công cộng tại Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ là trách nhiệm của Chính quyền Đặc khu Hành chính Ma Cao.
11. Ngoài việc treo quốc kỳ và quốc huy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đặc khu Hành chính Ma Cao có thể dùng cờ hiệu và huy hiệu của riêng mình.
12. Các chính sách cơ bản như đề cập ở trên và việc diễn giải chúng trong Phụ lục I của Tuyên bố chung này sẽ được Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa vào Luật Cơ bản của Đặc khu Hành chính Ma Cao thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và sẽ không thay đổi trong vòng 50 năm.

3. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha tuyên bố rằng, trong thời kỳ chuyển giao từ khi Tuyên bố chung này có hiệu lực cho tới ngày 19 tháng 12 năm 1999, Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha sẽ chịu trách nhiệm điều hành Ma Cao. Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha sẽ tiếp tục tăng cường phát triển kinh tế của Ma Cao và duy trì sự ổn định xã hội, và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ hợp tác với cùng mục tiêu này.

4. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha tuyên bố rằng nhằm bảo đảm việc thực hiện Tuyên bố chung này một cách suôn sẻ và tạo ra điều kiện phù hợp cho việc chuyển giao chính quyền vào năm 1999, một Nhóm Liên lạc chung Trung-Bồ sẽ được thành lập khi Tuyên bố chung này có hiệu lực, và rằng nó sẽ được thành lập và vận hành theo các điều khoản tương ứng của Phụ lục II của Tuyên bố chung này.

5. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha tuyên bố rằng việc cho thuê đất tại Ma Cao và các vấn đề liên quan khác sẽ được xử lý theo các điều khoản tương ứng của các Phụ lục của Tuyên bố chung này.

6. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha đồng ý thực hiện tất cả các tuyên bố ở trên và các Phụ lục là một phần gắn liền với Tuyên bố chung này.

7. Tuyên bố chung này và các Phụ lục của nó sẽ có hiệu lực vào ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn, sẽ diễn ra tại Bắc Kinh. Tuyên bố chung này và các Phụ lục của nó sẽ có tính ràng buộc như nhau.

Được làm tại Bắc Kinh vào ngày 13 tháng 4 năm 1987 bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Bồ Đào Nha với giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Triệu Tử Dương

Đại diện Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha

Aníbal António Cavaco Silva

Phụ lục I: Giải thích của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về các chính sách cơ bản đối với Ma Cao

[sửa]

Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giải thích các chính sách cơ bản của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Ma Cao như đề cập tại đoạn 2 của Tuyên bố chung của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Cộng hòa Bồ Đào Nha về vấn đề Ma Cao như sau:

Điều 31 của Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói rằng "nhà nước trong trường hợp cần thiết có thể thành lập khu hành chính đặc biệt. Trong khu hành chính đặc biệt thi hành chế độ căn cứ theo tình hình cụ thể do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc quy định theo pháp luật." Theo Điều này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau khi tiếp quản quyền chủ quyền đối với Ma Cao vào ngày 20 tháng 12 năm 1999, sẽ thành lập Đặc khu Hành chính Ma Cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ ban hành và công bố một bộ Luật Cơ bản của Đặc khu Hành chính Ma Cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quy định rằng sau khi hình thành Đặc khu Hành chính Ma Cao hệ thống xã hội chủ nghĩa và các chính sách xã hội chủ nghĩa sẽ không được thực thi tại Đặc khu Hành chính Ma Cao và rằng hệ thống xã hội và kinh tế hiện tại và lối sống của Ma Cao sẽ không bị thay đổi trong 50 năm.

Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Nhân dân Trung ương của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và sẽ được hưởng quyền tự quyết cao, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng sẽ thuộc trách nhiệm của Chính phủ Nhân dân Trung ương. Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được trao quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập, bao gồm cả quyền phán xử cuối cùng. Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ cho Đặc khu Hành chính Ma Cao tự thực hiện các việc đối ngoại được ghi cụ thể trong Mục VIII của Phụ lục này.

II

[sửa]

Quyền hành pháp của Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được giao cho Chính quyền Đặc khu Hành chính Ma Cao. Chính quyền của Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ bao gồm những cư dân địa phương. Trưởng Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được Chính phủ Nhân dân Trung ương chỉ định dựa trên kết quả bầu hoặc tư vấn diễn ra tại Ma Cao. Các viên chức nắm giữ vị trí chính yếu (tương đương với Trợ lý Bí thư, Kiểm sát viên trưởng và sĩ quan đứng đầu lực lượng cảnh sát) sẽ được Trưởng Đặc khu Hành chính Ma Cao đề cử và do Chính phủ Nhân dân Trung ương chỉ định.

Cơ quan hành pháp sẽ hoạt động theo pháp luật và bị giám sát bởi hội đồng lập pháp.

III

[sửa]

Quyền lập pháp của Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được trao cho hội đồng lập pháp của Đặc khu Hành chính Ma Cao. Hội đồng lập pháp sẽ bao gồm cư dân địa phương, và đa số thành viên sẽ được lựa chọn qua bầu cử.

Sau khi thành lập Đặc khu Hành chính Ma Cao, pháp luật, sắc lệnh, quy định hành chính và các đạo luật có tính chất quy phạm khác đã có hiệu lực tại Ma Cao sẽ được duy trì, ngoại trừ các luật mâu thuẫn với Luật Cơ bản hoặc được sửa chữa bởi hội đồng lập pháp của Đặc khu Hành chính Ma Cao.

Hội đồng lập pháp của Đặc khu Hành chính Ma Cao có thể ban hành những luật theo các điều khoản của Luật Cơ bản và quy trình pháp luật, và báo cáo chúng cho Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc để lưu chiểu. Những luật do hội đồng lập pháp Đặc khu Hành chính Ma Cao ban hành nếu thể theo Luật Cơ bản và quy trình pháp luật sẽ được xem là hợp lệ.

Hệ thống pháp luật của Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ bao gồm Luật Cơ bản, các luật đã có hiệu lực tại Ma Cao và các luật do hội đồng lập pháp Đặc khu Hành chính Ma Cao ban hành như trên.

IV

[sửa]

Quyền tư pháp tại Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được trao cho các tòa án của Đặc khu Hành chính Ma Cao. Quyền phán quyết cuối cùng sẽ được trao cho tòa chung thẩm của Đặc khu Hành chính Ma Cao. Các tòa án sẽ thực thi quyền tư pháp một cách độc lập và không bị bất kỳ sự can thiệp nào, và chỉ đứng sau pháp luật. Các thẩm phán sẽ được hưởng quyền miễn trừ phù hợp để thực hiện các chức năng của họ.

Các thẩm phán của các tòa án Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ do trưởng Đặc khu Hành chính Ma Cao bổ nhiệm theo đề xuất của một ủy ban độc lập bao gồm các thẩm phán địa phương, luật sư và những nhân vật của công chúng đáng chú ý khác. Các thẩm phán sẽ được lựa chọn dựa trên năng lực chuyên môn của mình. Các thẩm phán có quốc tịch nước ngoài nếu đủ tiêu chuẩn cũng được mời làm thẩm phán tại Đặc khu Hành chính Ma Cao. Một thẩm phán sẽ chỉ bị bãi nhiệm khi không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của chức vụ, hoặc vì cư xử sai trái không phù hợp với vị trí đang nắm giữ, bởi trưởng Đặc khu thi hành theo đề xuất của một tòa án do chánh án tòa chung thẩm chỉ định, bao gồm không ít hơn ba thẩm phán địa phương. Việc bãi nhiệm thẩm phán tòa chung thẩm sẽ được trưởng đặc khu quyết định dựa trên đề xuất của một ủy ban thẩm định bao gồm các thành viên của cơ quan lập pháp Đặc khu Hành chính Ma Cao. Việc bổ nhiệm và bãi nhiệm các thẩm phán thuộc tòa chung thẩm sẽ được báo cáo lên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc để lưu chiểu.

Cơ quan có quyền truy tố của Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ thực hiện chức năng truy tố theo luật định, một cách độc lập và không bị bất cứ can thiệp nào.

Hệ thống bổ nhiệm và bãi nhiệm các viên chức hỗ trợ của nhánh tư pháp đang được thực thi trước đây tại Ma Cao sẽ được giữ nguyên.

Dựa trên nền tảng hệ thống đã được vận hành tại Ma Cao, Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ ra các quy định cho những luật sư địa phương và luật sư bên ngoài Đặc khu Hành chính Hồng Kông để hành nghề tại Đặc khu Hành chính Ma Cao.

Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ hỗ trợ hoặc cho phép Chính quyền Đặc khu Hành chính Ma Cao thực hiện những thỏa thuận hỗ trợ tư pháp lẫn nhau hợp lý với ngoại quốc.

Chính quyền Đặc khu Hành chính Ma Cao, theo luật định, sẽ bảo đảm các quyền và quyền tự do của cư dân và những người khác tại Ma Cao theo pháp luật đã có hiệu lực tại Mao Cao, bao gồm quyền tự do cá nhân, ngôn luận, báo chí, hội họp, biểu tình, lập hội (ví dụ như thành lập và tham gia các tổ chức không chính thức), hình thành và tham gia công đoàn, du lịch và đi lại, lựa chọn việc làm và công việc, đình công, tôn giáo và tín ngưỡng, giáo dục và nghiên cứu học thuật; gia cư bất khả xâm phạm và liên lạc, quyền tiếp cận luật pháp và tòa án; quyền liên quan đến tư hữu tài sản và của doanh nghiệp và việc chuyển giao và thừa kế, và đền bù hụt giá hợp pháp được trả không trì hoãn; quyền tự do kết hôn và quyền tạo dựng và xây dựng gia đình một cách tự do.

Mọi cư dân và những người khác tại Đặc khu Hành chính Ma Cao đều bình đẳng trước pháp luật, và sẽ không bị phân biệt đối xử, bất kể quốc tịch, dòng dõi, giới tính, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, niềm tin chính trị và lý tưởng, mức độ giáo dục, tình trạng kinh tế hoặc điều kiện xã hội.

Đặc khu Hành chính Ma Cao, theo luật định, sẽ bảo vệ những lợi ích của cư dân có dòng dõi Bồ Đào Nha tại Ma Cao và sẽ tôn trọng phong tục và truyền thống văn hóa của họ.

Các tổ chức và những người có niềm tin tín ngưỡng tại Đặc khu Hành chính Ma Cao sẽ được thực hiện các hoạt động như trước đây với mục đích tôn giáo và nằm trong khuôn khổ luật định, và có thể duy trì mối quan hệ với các tổ chức tín ngưỡng và những người có niềm tin tín ngưỡng ở những nơi khác. Trường học, bệnh viện và các tổ chức từ thiện của các tổ chức tín ngưỡng sẽ vẫn được tiếp tục hoạt động như trước đây. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín ngưỡng tại Đặc khu Hành chính Ma Cao và những nơi khác của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ được dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp và tôn trọng lẫn nhau.

VI

[sửa]

Sau khi thành lập Đặc khu Hành chính Ma Cao, tất cả các viên chức nhà nước (gồm cả cảnh sát) có quốc tịch Trung Quốc và quốc tịch Bồ Đào Nha và ngoại quốc khác trước đây phục vụ tại Ma Cao sẽ tiếp tục được làm việc và tiếp tục phục vụ với lương, trợ cấp và quyền lợi không tệ hơn trước. Những viên chức nhà nước ở trên nếu về hưu sau khi thành lập Đặc khu Hành chính Ma Cao, theo quy định hiện hành, sẽ được trả tiền hưu trí và tiền trợ cấp theo các điều khoản không tệ hơn trước, và không phân biệt quốc tịch hoặc nơi sinh sống.

Chính quyền Đặc khu Hành chính Ma Cao có thể chỉ định người Bồ Đào Nha hoặc người nước ngoài khác trước đây đang phục vụ tại lĩnh vực công tại Ma Cao hoặc hiện đang có Thẻ căn cước định cư lâu dài tại Ma Cao, Đặc khu Hành chính Ma Cao cũng có thể mời người Bồ Đào Nha và người nước ngoài khác đang giữ các chức vụ trong chính quyền Đặc khu Hành chính Ma Cao làm cố vấn cho các phòng ban chính quyền và, khi cần thiết, có thể tuyển những ứng viên có chất lượng ở bên ngoài Đặc khu Hành chính Hồng Kông cho các vị trí chuyên gia và kỹ thuật trong các phòng ban chính quyền. Những người ở trên sẽ được thuê chỉ dựa trên năng lực cá nhân và, như các viên chức chính quyền khác, sẽ chịu trách nhiệm với Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông.



Ngoài tiếng Trung, tiếng Anh cũng được dùng trong các cơ quan chính quyền và trong tòa án tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông.

Lá cờ và huy hiệu

[sửa]

Bên cạnh việc treo quốc kỳ và quốc huy của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể sử dụng lá cờ và huy hiệu riêng của đặc khu.

IV. DỊCH VỤ CÔNG

[sửa]

Viên chức chính quyền và thành viên tư pháp từng làm việc tại Hồng Kông

[sửa]

Người nước ngoài trong lĩnh vực công

[sửa]

Bổ nhiệm và thăng chức cho viên chức chính quyền

[sửa]

Việc bổ nhiệm và thăng chức cho các viên chức chính quyền sẽ dựa trên nền tảng năng lực, kinh nghiệm và khả năng. Hệ thống tuyển dụng, thuê mướn, rèn luyện, đào tạo và quản lý trước đây dành cho viên chức chính quyền (bao gồm các cơ quan đặc biệt để bổ nhiệm, trả lương và điều kiện làm việc), ngoại trừ các điều khoản trao đặc quyền cho người nước ngoài, sẽ được giữ nguyên.

V. TÀI CHÍNH

[sửa]

Ngân sách

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ tự xử lý các vấn đề tài chính của đặc khu, bao gồm việc xử lý các nguồn tài chính và lập ngân sách và các tài khoản quyết toán. Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ báo cáo ngân sách và tài khoản quyết toán cho Chính phủ Nhân dân Trung ương để lưu chiểu.

Hệ thống thuế và chi tiêu công

[sửa]

Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ không thu thuế tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ được sử dụng khoản thu tài chính với mục đích riêng của mình và sẽ không nộp nó cho Chính phủ Nhân dân Trung ương. Hệ thống thu thuế và chi tiêu công phải được hội đồng lập pháp thông qua, và phải chịu trách nhiệm với hội đồng lập pháp đối với mọi chi tiêu công, và hệ thống kiểm toán các tài khoản công sẽ được giữ nguyên.

VI. HỆ THỐNG KINH TẾ

[sửa]

Hệ thống kinh tế và thương mại. Quyền sở hữu tài sản

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ duy trì hệ thống kinh tế và thương mại tư bản chủ nghĩa như đã vận hành tại Hồng Kông. Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ tự quyết định các chính sách kinh tế và thương mại của mình. Những quyền liên quan đến việc sở hữu tài sản, bao gồm quyền mua, sử dụng, từ bỏ, thừa kế và (tương ứng với giá trị thật của tài sản liên quan, được chuyển đổi tự do và chi trả không có sự chậm trễ không đáng có) sẽ tiếp tục được luật pháp bảo vệ.

Cảng tự do và chính sách thương mại tự do

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ giữ tình trạng cảng tự do và tiếp tục chính sách thương mại tự do, bao gồm việc vận chuyển hàng hóa và dòng vốn một cách tự do. Đặc khu Hành chính Hồng Kông được tự mình duy trì và phát triển các quan hệ kinh tế và thương mại với tất cả các quốc gia và khu vực.

Lãnh thổ hải quan. GATT

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ có một lãnh thổ hải quan riêng biệt. Đặc khu được tham gia vào các tổ chức quốc tế và các thỏa thuận thương mại quốc tế phù hợp (bao gồm các thỏa thuận thương mại ưu đãi), như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch và các thỏa thuận liên quan đến việc buôn bán dệt may quốc tế. Hạn ngạch xuất khẩu, ưu đãi thuế quan và các thỏa thuận tương tự khác do Đặc khu Hành chính Hồng Kông có được sẽ chỉ được dành cho Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ có quyền cấp chứng chỉ xuất xứ riêng cho sản phẩm được sản xuất tại đặc khu, theo các quy luật xuất xứ hiện hành.

Phái đoàn thương mại

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông, khi cần thiết, có thể thành lập các phái đoàn kinh tế và thương mại chính thức hoặc bán chính thức tại nước ngoài, báo cáo việc thành lập các phái đoàn đó cho Chính phủ Nhân dân Trung ương để lưu chiểu.

VII. HỆ THỐNG TIỀN TỆ

[sửa]

Hệ thống tiền tế và tài chính trước đây

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ được giữ tình trạng trung tâm tài chính quốc tế. Các hệ thống tiền tệ và tài chính đã được vận hành tại Hồng Kông, bao gồm các hệ thống điều tiết và giám sát các tổ chức nhận tiền gửi và thị trường tài chính, sẽ được duy trì.

Chính sách tiền tệ và tài chính

[sửa]

Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể tự quyết định các chính sách tiền tệ và tài chính của mình. Nó sẽ giúp bảo vệ việc vận hành tự do việc kinh doanh tài chính và nguồn vốn tự do bên trong, vào và ra khoi Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Sẽ không có chính sách quản lý trao đổi nào được áp đặt cho Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Thị trường trao đổi ngoại tệ, vàng, cổ phiếu và hợp đồng tương lai sẽ tiếp tục.

Đô-la Hồng Kông

[sửa]

Đô-la Hồng Kông, tiền tệ hợp pháp tại đặc khu, sẽ tiếp tục được lưu hành và vẫn được chuyển đổi tự do. Quyền phát hành tiền Hồng Kông sẽ được trao cho Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể cho phép các ngân hàng chỉ định phát hành hoặc tiếp tục phát hành tiền Hồng Kông với thẩm quyền luật định, sau khi đã đảm bảo rằng việc phát hành tiền sẽ được dựa một cách vững chắc và các thỏa thuận phát hành như vậy phải nhất quán với mục tiêu duy trì sự ổn định của đồng tiền. Tiền Hồng Kông nếu chịu sự tham chiếu bất hợp lý đến tình trạng Đặc khu Hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hồng Kông sẽ bị thay thế nhanh chóng và rút khỏi lưu hành.

Quỹ chuyển đổi

[sửa]

Quỹ chuyển đổi sẽ được quản lý và kiểm soát bởi Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, dành để điều tiết giá trị chuyển đổi của đô-la Hồng Kông.

VIII. VẬN TẢI HÀNG HẢI

[sửa]

Hệ thống quản lý và điều tiết vận tải hàng hải trước đây

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ duy trì hệ thống quản lý hàng hải và điều tiết hàng hải trước đây, bao gồm hệ thống điều tiết điều kiện của thủy thủ. Chức năng và trách nhiệm cụ thể của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông trong lĩnh vực vận tải hàng hải sẽ do Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông tự quyết định. Các doanh nghiệp vận tải hàng hải tư nhân và các doanh nghiệp liên quan đến vận tải hàng hải và các bến côngtenơ tư nhân tại Hồng Kông sẽ được tiếp tục vận hành một cách tự do.

Đăng ký vận chuyển và cấp chứng nhận

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ được Chính phủ Nhân dân Trung ương cho phép tiếp tục duy trì việc đăng ký vận chuyển và cấp các giấy chứng nhận liên quan do mình quản lý với tên gọi 'Hồng Kông, Trung Quốc'.

Tiếp cận các cảng tại Đặc khu

[sửa]

Ngoại trừ các tàu chiến nước ngoài cần phải có sự cho phép của Chính phủ Nhân dân Trung ương, các tàu bè sẽ tiếp tục được quyền vào các cảng của Đặc khu Hành chính Hồng Kông theo pháp luật của Đặc khu Hành chính Hồng Kông.

IX. HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

[sửa]

Hệ thống quản lý hàng không dân dụng trước đây

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ tiếp tục duy trì tình trạng trung tâm hàng không quốc tế và khu vực. Các hãng hàng không của đặc khu và có nơi kinh doanh chính tại Hồng Kông và các doanh nghiệp liên quan đến hàng không dân dụng sẽ được tiếp tục hoạt động. Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ tiếp tục hệ thống quản lý hàng không dân dụng trước đây tại Hồng Kông, và giữ quyền đăng ký máy bay thể theo các quy định do Chính phủ Nhân dân Trung ương quy định liên quan đến dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký của máy bay. Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ tự chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh thường nhật và quản lý kỹ thuật đối với hàng không dân dụng, bao gồm việc quản lý sân bay, điều chỉnh dịch vụ điều tiết bay bên trong khu vực thông tin bay của Đặc khu Hành chính Hồng Kông, và làm tròn các trách nhiệm khác được phân chia theo quy trình quản lý bay khu vực của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.

Dịch vụ hàng không

[sửa]

Chính phủ Nhân dân Trung ương, với sự tham vấn từ Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, sẽ sắp xếp cung cấp các dịch vụ bay giữa Đặc khu Hành chính Hồng Kông và những phần khác của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với những hãng hàng không của đặc khu và có nơi kinh doanh chính đặt tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông và các hãng hàng không khác của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tất cả các Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không cung cấp dịch vụ hàng không giữa các phần khác của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các quốc gia và khu vực khác có điểm dừng tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông và các dịch vụ hàng không giữa Đặc khu Hành chính Hồng Kông và các quốc gia và khu vực khác có điểm dừng tại các phần khác của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ do Chính phủ Nhân dân Trung ương quyết định. Vì lý do này, Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ tính tới các điều kiện đặc biệt và lợi ích kinh tế của Đặc khu Hành chính Hồng Kông và tham vấn với Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Các đại diện của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể tham gia làm thành viên các phái đoàn của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong những cuộc tư vấn về dịch vụ hàng không với các chính phủ nước ngoài liên quan đến các thỏa thuận cho những dịch vụ trên.

Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không

[sửa]

Với sự cho phép cụ thể từ Chính phủ Nhân dân Trung ương, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể:

  • làm mới hoặc sửa đổi các Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không và các thỏa thuận có hiệu lực trước đây; về nguyên tắc, những Thỏa thuận và sắp xếp như vậy có thể được làm mới hoặc sửa đổi với những quyền lợi trong những Thỏa thuận và sắp xếp đó được duy trì càng nhiều càng tốt;
  • thương thảo và quyết định những Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không mới cho những đường bay của các hãng hàng không thành lập và có nơi kinh doanh chính tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông và những quyền bay qua và dừng đỗ kỹ thuật; và
  • thương thảo và quyết định những thỏa thuận khi không có Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không với nước ngoài hoặc khu vực khác có hiệu lực.

Tất cả các dịch vụ hàng không đã lên kế hoạch, bay đến, bay đi hoặc bay qua Đặc khu Hành chính Hồng Kông mà không vận hành đến, đi hoặc qua đại lục sẽ do các Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không hoặc các thỏa thuận tạm thời trong đoạn này điều chỉnh.

Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ cho Chính quyền Đặc khu Hồng Kông quyền hạn để:

  • thương thảo và quyết định với các cơ quan chức năng tất cả mọi thỏa thuận liên quan đến việc thực hiện các Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không hoặc các thỏa thuận tạm thời như đã nói ở trên;
  • cấp giấy phép cho các hãng hàng không thành lập và có nơi kinh doanh chính tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông;
  • chỉ định các hãng hàng không như vậy theo các Thỏa thuận Dịch vụ Hàng không và các thỏa thuận tạm thời như ở trên; và
  • cấp giấy phép cho các hãng hàng không nước ngoài để cung cấp dịch vụ khi những dịch vụ đó không phải đến, đi hoặc qua lục địa Trung Quốc.

X. GIÁO DỤC

[sửa]

Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ duy trì hệ thống giáo dục đã được vận hành tại Hồng Kông. Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ tự quyết định các chính sách trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, bao gồm cả các chính sách liên quan đến hệ thống giáo dục và các cơ quan quản lý nó, ngôn ngữ được giảng dạy, phân chia ngân quỹ, hệ thống kiểm tra, hệ thống trao thưởng về học vấn và công nhận các bằng cấp giáo dục và công nghệ. Mọi loại cơ sở giáo dục, bao gồm cả những cơ sở do những tổ chức tôn giáo và cộng đồng vận hành, có thể giữ nguyên tính tự quyết. Họ có thể tiếp tục tuyển nhân viên và dùng các tài liệu giảng dạy từ bên ngoài Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Sinh viên sẽ được hưởng quyền tự do lựa chọn học vấn và quyền tự do theo đuổi học vấn bên ngoài Đặc khu Hành chính Hồng Kông.

XI. ĐỐI NGOẠI

[sửa]

Tổng quan

[sửa]

Với nguyên tắc các vấn đề đối ngoại là trách nhiệm của Chính phủ Nhân dân Trung ương, các đại diện của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể tham gia, với tư cách thành viên của phái đoàn Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong các cuộc thương thảo ở cấp độ ngoại giao có ảnh hưởng trực tiếp đến Đặc khu Hành chính Hồng Kông do Chính phủ Nhân dân Trung ương tiến hành. Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể tự mình, với tên gọi 'Hồng Kông, Trung Quốc', duy trì và phát triển các mối quan hệ và quyết định và thực hiện các thỏa thuận với các quốc gia, khu vực và các tổ chức quốc tế phù hợp trong các lĩnh vực phù hợp, bao gồm các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính và tiền tệ, vận tải hàng hải, liên lạc, du lịch, văn hóa và thể thao. Các đại diện của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể tham gia, với tư cách thành viên của phái đoàn Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong những tổ chức hoặc hội nghị quốc tế trong các lĩnh vực phù hợp có giới hạn chỉ dành cho quốc gia và có ảnh hưởng đến Đặc khu Hành chính Hồng Kông, hoặc có thể tham dự trong những tổ chức như vậy khi có sự cho phép của Chính phủ Nhân dân Trung ương và tổ chức hoặc hội nghị có liên quan, và có thể thể hiện quan điểm dưới tên gọi 'Hồng Kông, Trung Quốc'. Đặc khu Hành chính Hồng Kông, khi sử dụng tên gọi 'Hồng Kông, Trung Quốc', có thể tham gia vào các tổ chức và hội nghị quốc tế không giới hạn chỉ cho quốc gia.

Các thỏa thuận quốc tế

[sửa]

Việc áp dụng các thỏa thuận quốc tế đối với Đặc khu Hành chính Hồng Kông mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là hoặc sắp là một bên tham gia sẽ do Chính phủ Nhân dân Trung ương quyết định, tùy vào tình trạng và nhu cầu của Đặc khu Hành chính Hồng Kông, và sau khi đã lắng nghe quan điểm của Chính quyền Đặc khu Hồng Kông. Các thỏa thuận quốc tế mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không phải là một bên tham gia nhưng được thực hiện tại Hồng Kông có thể tiếp tục được thực hiện tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Chính phủ Nhân dân Trung ương, khi cần thiết, sẽ cho phép hoặc hỗ trợ Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông thỏa thuận hợp lý đối với việc tham gia của Đặc khu Hành chính Hồng Kông vào các thỏa thuận quốc tế tương ứng. Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ có những bước đi cần thiết để đảm bảo Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ tiếp tục giữ được vị trí một cách phù hợp trong những tổ chức quốc tế mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một thành viên và Đặc khu Hành chính Hồng cũng tham gia với tư cách này hay tư cách khác. Chính phủ Nhân dân Trung ương, khi cần thiết, sẽ tạo thuận lợi cho việc tiếp tục tham gia của Đặc khu Hành chính Hồng Kông theo một cách thích hợp trong những tổ chức quốc tế như vậy mà trong đó Hồng Kông là một bên tham gia với tư cách này hay tư cách khác, nhưng trong đó Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không phải là thành viên.

Lãnh sự và các phái đoàn ngoại giao khác

[sửa]

Lãnh sự nước ngoài và các phái đoàn chính thực hoặc bán chính thức khác sẽ được thành lập tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông với sự chuẩn thuận của Chính phủ Nhân dân Trung ương. Lãnh sự và các phái đoàn chính thức khác được thành lập tại Hồng Kông bởi những quốc gia đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ vẫn được duy trì. Tùy theo tình huống mỗi trường hợp, lãnh sự và các phái đoàn chính thức khác của các quốc gia không có quan nghệ ngoại giao chính thức với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể hoặc được duy trì hoặc thay đổi thành phái đoàn bán chính thức. Các quốc gia không được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận chỉ có thể thành lập các cơ sở phi chính phủ.

Vương quốc Anh có thể hình thành một Tổng lãnh sự tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông.

XII. QUỐC PHÒNG

[sửa]

Việc duy trì trật tự xã hội tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông sẽ là trách nhiệm của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Các lực lượng quân đội do Chính phủ Nhân dân Trung ương gửi đến để đóng quân tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông với mục đích quốc phòng sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Việc chi tiêu cho các lực lượng quân đội này sẽ do Chính phủ Nhân dân Trung ương nhận lãnh.

XIII. QUYỀN VÀ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

[sửa]

Tổng quan

[sửa]

Tư vấn pháp luật và thi hành bản án

[sửa]

Tất cả mọi người sẽ có quyền được tư vấn pháp luật một cách bí mật, tiếp cận tòa án, được đại diện tại tòa bởi luật sư do họ lựa chọn, và quyền được thi hành bản án. Tất cả mọi người sẽ có quyền kháng việc thi hành pháp luật tại tòa.

Tín ngưỡng

[sửa]

Các công ước quốc tế

[sửa]

Những điều khoản của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa như đã áp dụng tại Hồng Kông sẽ vẫn có hiệu lực.

XIV. QUYỀN ĐỊNH CƯ, DU LỊCH, NHẬP CƯ

[sửa]

Quyền định cư

[sửa]

Những người được phân loại sau đây sẽ có quyền định cư tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông, và, theo luật của Đặc khu Hành chính Hồng Kông, đủ tiêu chuẩn để có được thẻ căn cước định cư lâu dài do Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông cấp, và mong muốn nhận quyền định cư:

  • tất cả các công dân Trung Quốc được sinh ra hoặc sinh sống lâu dài tại Hồng Kông trước hoặc sau khi thành lập Đặc khu Hành chính Hồng Kông trong vòng liên tục từ 7 năm trở lên, và những người có quốc tịch Trung Quốc được sinh ra bên ngoài Hồng Kông nhưng là con của gia đình công dân Trung Quốc như vậy;
  • tất cả những người khác sinh sống lâu dài tại Hồng Kông trước hoặc sau khi thành lập Đặc khu Hành chính Hồng Kông trong vòng liên tục từ 7 năm trở lên và đã nhận Hồng Kông làm nơi định cư lâu dài trước hoặc sau khi thành lập Đặc khu Hành chính Hồng Kông, và những người nào dưới 21 tuổi là con của gia đình những người như vậy tại Hồng Kông trước và sau khi thành lập Đặc khu Hành chính Hồng Kông;
  • bất kỳ những người nào khác có quyền định cư chỉ ở Hồng Kông trước khi thành lập Đặc khu Hành chính Hồng Kông.

Hộ chiếu v.v.

[sửa]

Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ cho phép Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông cấp, theo quy định của pháp luật, hộ chiếu Đặc khu Hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho tất cả những công dân Trung Quốc có thẻ định cư lâu dài của Đặc khu Hành chính Hồng Kông, và các giấy tờ du lịch của Đặc khu Hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho tất cả những người khác đang sống một cách hợp pháp tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Các hộ chiếu và giấy tờ ở trên sẽ là hợp lệ đối với tất cả các quốc gia và khu vực và sẽ ghi nhận quyền trở lại Đặc khu Hành chính Hồng Kông của người sở hữu chúng.

Việc sử dụng giấy tờ du lịch

[sửa]

Với mục đích du lịch đến và đi từ Đặc khu Hành chính Hồng Kông, những cư dân của Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể sử dụng giấy tờ du lịch do Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hoặc các quốc gia khác, cấp. Những người sở hữu thẻ căn cước định cư lâu dài của Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể được ghi lại điều này trong giấy tờ du lịch của họ để làm bằng chứng rằng người sở hữu nó có quyền định cư tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông.

Việc nhập cảnh vào Đặc khu Hành chính Hồng Kông của những cá nhân từ những nơi khác của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo như cách làm hiện nay.

Quản lý nhập cư

[sửa]

Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thể áp dụng việc kiểm soát nhập cư khi nhập cảnh, ở lại và xuất cảnh khỏi Đặc khu Hành chính Hồng Kông đối với những người đến từ quốc gia hoặc khu vực bên ngoài.

Quyền tự do rời khỏi Đặc khu

[sửa]

Trừ khi bị ngăn cấm bởi luật pháp, những người sở hữu giấy tờ du lịch hợp lệ sẽ được tự do rời khỏi Đặc khu Hành chính Hồng Kông mà không cần sự cho phép đặc biệt nào.

Thỏa thuận miễn giấy thông hành

[sửa]

Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ hỗ trợ hoặc cho phép Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông quyết định các thỏa thuận miễn giấy thông hành với các quốc gia hoặc khu vực.