Bước tới nội dung

Cảm hai giọt lệ

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Cảm hai giọt lệ  (1944) 
của Vân Đài

Đăng lần đầu trên báo Tri tân, số 135, xuất bản ngày 23 tháng 3 năm 1944. Vân Đài sáng tác bài cảm đề này trên cơ sở hai tác phẩm Giọt lệ thu (1923) của Tương PhốLinh phượng ký (1928) của Đông Hồ.

Thu năm nọ bến Tương sùi sụt,
Xuân năm nào lệ lụt hồ Đông,
Bắc Nam tủi nước sầu sông
Vì ai để một tấm lòng xót thương.

"Giọt lệ thu" vấn vương nỗi bạn!
"Linh phượng" về thêm cảm sầu ai!
Trăm năm giấc mộng lẻ loi
Hồn si đem gởi ra ngoài nước mây.

Tình tư kỷ cảm ngày mưa gió,
Một tấm lòng lệ rỏ, máu sa!
Bắc Nam tưới đẫm sơn hà,
Lệ tương tư ấy bao giờ ráo khô.

Xót lệ nọ lòng chưa nguôi được,
Cảm lệ kia như chuốc mối sầu!
Xuân về hoa lạnh hồn đau?
Thu sang trăng giữ riêng màu kém tươi

Giọt lệ thảm cứ rơi thánh thót,
Khiến lòng ai chua xót vì ai...
Ngùi trông châu lệ tuôn rơi,
Cảm "hai giọt lệ" bao nuôi tấc lòng!

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)