Bước tới nội dung

Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư
Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay

của Cao Bá Quát
Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

Thiếu niên tâm tích tảo thanh cuồng,
Dĩ bả thành khuy tính lưỡng vương (vong)
Túy úy túng nhiên sân Lý lão[1],
Cùng nô do tự ái Tiêu lang[2].
Luật xuy Thử cốc[3] hàn ưng chuyển,
Kiếm lạc Phong thành[4] dạ hữu quang.
Mạc hướng danh sơn tống di thảo,
Thạch-cừ[5] tu tuyển Hán văn chương.

Từ thuở trẻ tính nết đã phóng khoáng rồi.
Đôi đường thành hay bại đều không để trí nhớ.
Tuy có viên úy say rượu trừng mắt với ông tướng già họ Lý,
Vẫn có người đầy tớ nghèo còn quyến luyến chàng họ Tiêu.
Điệu sáo thổi ở Thử-cốc, khí lạnh phải chuyển,
Thanh gươm vùi dưới đất Phong-thành ban đêm vẫn có ánh sáng.
Không nên đem bản thảo gửi vào nơi danh sơn nữa,
Gác Thạch-cư vẫn cần tuyển đến văn chương nhà Hán.

   




Chú thích

  1. Ông tướng già họ Lý: Lý Quảng, một danh tướng đời Hán. Khi đã về nghỉ, một đêm cùng người nhà cưỡi ngựa ra ngoài thành tìm hàng rượu uống, lúc trở về đến Bá-lăng, viên úy coi Bá-lăng đang say rượu, ngăn lại không cho đi. Người nhà nói: « Đây là quan tương quân cũ họ Lý đấy mà! » Viên úy nói: « Tướng quân hiện nay cũng không được phép đi đêm, huống chi tướng quân cũ ». Rồi bắt Lý Quảng phải ngủ lại ở Bá-lăng.
  2. Chàng họ Tiêu: tức Tiêu Dĩnh Sỹ, đời Đường, là người học rộng và biết người, ông có người đầy tớ tên là Đỗ Lượng ở với ông đã lâu năm, đôi khi cũng có quở phạt bằng roi vọt, có người bảo Đỗ Lượng sao không bỏ đi với người khác? Lượng nói: không phải tôi không có thể đi với người khác, nhưng tôi mến ông Tiêu vì ông là người có tài.
  3. Thử-cốc: tên núi. Theo truyền thuyết thì Thử cốc là nơi đất tốt nhưng khí hậu lạnh giá, cây lúa không mọc được. Trâu Diễn đến ở đấy, thường thổi một điệu sáo mà khí hậu trở nên ấm áp.
  4. Gươm vùi đất Phong-thành: Trương Hoa đời Hậu Hán, thấy ở Phong-thành đêm đêm có hào quang bốc lên, bèn sai Lôi Hoán ra làm quan ở đấy để dò xét. Lôi Hoán tới nơi, sai đào nền nhà ngục, thấy một cái hộp đựng hai thanh kiếm, một tên là Long tuyền và một tên là Thái a.
  5. Thạch-cừ: tên một cái gác do Tiêu Hà đời Tây Hán dựng lên để thu tàng các sách cũ lấy được ở cung nhà Tần. Sau trở thành kho sách.