Cao đẳng quốc dân/Lời bố cáo của Duy Tân Thơ xã

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Cao đẳng quốc dân của Phan Bội Châu
Lời bố cáo của Duy Tân Thơ xã của Vệ Á
LỜI BỐ-CÁO CỦA
“DUY-TÂN THƠ-XÔ

“Duy-Tân Thơ-Xã” ngày nay mới thật ra đời mà ngay từ trước kia đã có tiếng trống truyền tin, tiếng chuông báo hiệu. Tiếng trống ấy, tiếng chuông ấy, há không phải bao nhiêu hàng chữ đăng ở báo Kịch-Trường tái bản lần thứ hai từ ngày mùng 3 tháng 12 năm 1927 cho đến ngày mùng 4 tháng giêng năm 1928 sao?

Kịch-Trường trước xa kia với Kịch-Trường ngày nay chủ-nghĩa thế nào, mục-đích thế nào, tưỡng không cần bàn đến mà tưỡng cũng không nên chú-ý đến mà làm gì. Chĩ nói ngay ở Kịch-Trường trong lúc làm cơ-quan cho việc truyền-bá Chủ-Nghĩa Duy-Tân mà anh em chúng tôi đã tận-tâm thờ kính vậy.

Than ôi! bạch-diện, thơ-sanh, chỉ có một bầu nhiệt-huyết mà muốn làm việc quốc-gia đại-sự, chúng tôi cũng biết trước là đều khó. Song biết khó mà không sợ khó là cái đặc-tánh của chúng tôi. Chúng tôi cứ lấy câu « tận nhơn lực mới tri thiên mạng » để khuyên mình mà đồng nhau bước tới trong con đường nghĩa-vụ. Ôi! tay trắng mà muốn làm nên, anh-hùng tạo thời thế khi đó chưa phải thời giờ, mà anh em chúng tôi chịu qua một lần thất-bại. Vì chúng tôi thất-bại mà tờ Kịch-Trường yêu quí của chúng tôi phải ngậm thở ngùi than mà cùng chúng tôi chia lìa phân rẻ. Thế là cái cơ-quan truyền-bá “Chủ-Nghĩa Duy-Tân” hết cùng đồng-bào gặp gở.

Đồng-nhơn trong tòa-soạn cũng vì sự trắt trở nhỏ nhen giữa con đường muôn dặm ấy mà phải gian tay xa cách. Trong cuộc đại-chiến bằng ngòi bút, bằng lá lưỡi, chúng tôi mới vừa sắp đặt hẵn hoi, cờ mới phất, trống vừa rung, thì sự thất-bại đã thấy ngay trước mắt. Ôi! cái lổi ấy thật không phải ở chúng tôi là người không biết làm việc: thiệt chính là ở cảnh-ngộ éo-le mà các người ra gánh vác việc đời thường gặp vậy. Anh em chị em đồng-bào tưỡng cũng nên suy cùng xét cạng mà lượng thứ cho.

Ôi! non sông gánh nặng, tiến-bộ đường dài, dầu người có can-đãm đến đâu cũng có chừng có mực, vì vậy mà trong anh em có kẻ tránh không khỏi sự buồn phiền mà tách mình đi đường khác, gây ra một cái quan-cảnh bè tan, đảng rả. Quan-cảnh là như thế, người đứng cuộc ngoại trông vào thì là như thế, song sự thật lại khác xa. Chúng tôi đâu có phải là kẻ dể ngã lòng, chúng tôi đâu phải là người chịu thua trước khi ra trận! Ông Tôn Dật-Tiên nước Tàu đã trải qua mấy lần thất bại, mà không ngã lỏng nản chí, nước Trung-Hoa ngày nay mới thành nước dân-chủ; ông Găng-đi nước Ấn-Độ đã phải mấy trận tù lao, nước Ấn-Độ ngày nay mới được Ăn-Lê vì nể. « Gian nan khó nhọc trường học anh hùng », trong nảo-cân, tâm-khảm của chúng tôi khi nào lại quên cái tư-tưỡng ấy hay sao? Vì vậy mà té xuống đứng lên, trong bọn ai là người còn nghị-lực thì đồng-lao cộng-tác lập ra “Duy-Tân Thơ-Xã” nầy đễ làm cơ-quan truyền-bá chủ-nghĩa của mình.

“Duy-Tân Thơ-Xã” ngày nay mới ra đời mà chẳng may lại gặp thời buổi quốc-dân ta đương phải cái « luồn khí ô-trọc hoài-nghi » nó bao bọc làm cho mê-mệt tinh-thần thì dầu “Duy-Tân Thơ-Xã” có muốn âm-thầm xuất-hiện cũng khó lòng làm được, nên chúng tôi hết lòng thành-kính cùng quốc-dân bày tỏ mục-đích, chương-trình hành-động và hi-vọng của mình.

Mục-đích của “Duy-Tân Thơ-Xã” đại để là muốn gây ra một cuộc cải cách lớn trong tinh-thần người Việt-Nam và gây ra cuộc cải-cách về các phương-điện: phương-diện chánh-trị, phương-diện giáo-dục, phương-diện kinh-tế, phương-diện luân-lý và phương-diện phong-tục. Nói tóm lại là chúng tôi muốn đào-tạo ra một quốc-dân mới, có thể chen vai thích cánh cùng các dân-tộc văn-minh ở thế-giới, nghĩa là chúng tôi muốn cho nước ta có một “Cao-đẳng quốc-dân.” Chúng tôi cho quyển sách rất có giá-trị nầy ra đời, chính là vì ý đó.

“Duy-Tân Thơ-Xã” của chúng tôi chẳng những chuyên-chú về việc truyền-bá và thi-hành “Chủ-Nghĩa Duy-Tân” là chủ-nghĩa của thầy chúng tôi là cụ Tây-Hồ đã đề xướng, chúng tôi lại còn cổ-động “Chủ-Nghĩa quốc-gia,” quyết làm làm sao cho dân ta đã có nước thì phải biết thương nước, đã có non sông thì phải mến non sông, làm làm sao cho non sông ấy, quốc-gia nầy, ngày một thêm mới mẽ tốt tươi, như gấm thêu như hoa-kết, ngày một thịnh-vượng, hùng-cường, hầu chiếm một địa-vị cao-Bản mẫu:Quì dưới bóng mặt trời.

Đó, hai cái mục-đích lớn của chúng tôi là như thế, ngoà hai mục-đích ấy còn nhiều mục-đích nhỏ phụ-thuộc theo. Trong bài văn ngắn-ngủi nầy không thế nào kể hết được. Trong một quyển sách nhỏ xuất-bản sau nầy, nhan-đề là “Chủ-Nghĩa Duy-Tân và Chương-trình hành-động của Duy-Tân Thơ-Xã” chúng tôi sẽ nói rỏ ràng hơn.

Đây chĩ nói sơ qua một vài mục-đích nhỏ mà chúng tôi có thể đạt đến ngay lúc bây giờ.

Về đường văn-chương chúng tôi xin cống-hiến cho quốc-dân một lối văn rất mới mẽ mà rất hùng-hồn để cho người đọc đến được nóng lòng vì nước, phấn-chấn đứng lên kê vai gánh vác việc non-sông xả-hội. Chúng tôi quyết bài bác lối văn “thố-tục” “hoang-đàn”, lối-văn “nhu-nhược” “hởi ôi,” lối văn “xỏ-lá” “ba-que” mà chúng tôi thường gọi là lối “văn mất nước” đó. Chúng tôi quyết làm thế nào cho một lời nói ra, một câu viết xuống là có ích cho người đọc mà không dẫn người đọc ra ngoài việc lo nghĩ về non-sông nòi-giống.

Chúng tôi sẽ đánh đổ những bọn văn-sĩ dã-dối, đê-tiện chĩ lợi-dụng lòng quá tin của quốc-dân mà kiếm gạo, kiếm cơm. Chúng tôi sẽ chôn sâu những nhà xuất-bản sách gian-hùng dám che mắt đồng-bào mà ăn lời quá lẽ.

Chúng tôi sẽ làm thế nào cho quốc-dân hâm-mộ và tập-luyện được quốc-văn là món văn làm cho dân-tộc ta còn được một hơi thở trong lúc bây giờ. Đó đại khái mục-đích « Duy-Tân Thơ-Xã » là như vậy. Về chương-trình hành-động của bổn xã thì sẽ nói trong quyển sách nhỏ đã kể trên.

Bây giờ xin nói về lòng nguyên-vọng của « Duy-Tân Thơ-Xã ».

« Duy-Tân Thơ-Xã » xuất-hiện đương lúc quốc-dân phải qua một thời kỳ đau đớn mà đến cái thời kỳ-phiền trách, hối-hận. Phiền trách là phiền trách các nhà thượng-lưu trí-thức, có trách-nhiệm lớn lao mà không lo thi-hành cho tận-lực, phiền trách là phiền-trách các nhà giả-danh ái-quốc mà lợi dụng quốc-dân. Đồng-bào ta hay tin quá, hay nghe quá, nóng lòng làm việc nước quá, muốn cho được một người cầm đèn đi trước chói rọi ra sau, để giắc nhau đi đên lầu-đài hạnh phúc. « Ôi! quốc-dân! quốc-dân! ai bảo các ông những người đó là thượng-lưu? Các ông bảo là họ tự xưng ư? Nếu thằng điên đứng giữa chợ vỗ ngực tự xưng là thượng-lưu rồi các ông cũng nghe theo sao? » Đó là lời của thầy chúng tôi đã nói về hạng thượng-lưu nước nhà. Tư-cách thượng-lưu là như thế mà quốc-dân quá tin, quá thờ kính, nên hi-vọng càng lớn thì thất-vọng càng nhiều. Vì vậy lúc bây giờ phần đông ai nấy cũng đeo nặng tánh-chất hoài-nghi. Ôi! tánh-chất hoài-nghi, tánh-chất hoài-nghi nó làm hại cho tương-lai của quốc-dân ta không biết bao nhiêu mà kể. Bổn xả ra đời có ý muốn làm cho quốc-dân luôn luôn trông cậy vào thế-lực của thần công-lý và tương-lai của mình. Bổn-xả muốn cho quốc-dân được làm chủ cái vận-mạng của mình, mà lo đào-tạo ra hạnh-phúc.

Vì bổn xả trông cậy nơi thế lực của ngọn bút của tờ giấy mà bổn-xả cứ hành-động ở trong vòng văn-chương và tư-tưỡng. Ngày sau kết quả tốt hay xấu, tội hay phước đều đó đã có dư-luận của quốc-dân phán-đoán. Bây giờ ngoài việc làm nghĩa-vụ, chúng tôi không cầu danh-lợi gì khác. Chúng tôi tự nghĩ, từ mấy năm gần đây những phong-trào chánh-trị sôi-nổi ở nước ta không phải là ít, mà kết-quả không thấy chút gì lớn lao như ở Trung-Hoa, Ấn-Độ, Ái-Cập, Phi-luật-Tân, là vì dân ta thiếu thầy chớ không phải không đủ tư-cách.

Cụ Phan Châu-Trinh lảnhtụ “đảng Duy-Tân,” tức là thầy của chúng tôi, về nước chưa được bao lâu, thì đã xa chơi chín suối. Xem đi xét lại, ở nước ta ngày nay chẳng có một ai đáng làm thầy của “đảng Duy-Tân” để thế Cụ, chĩ còn một mình cụ Sào-Nam có thể diều dắc chúng tôi để thiệt-hành “Chủ-Nghĩa Duy-Tân” mà thôi. Vì thế mà chúng tôi rủi lại hóa may, tức là mất cụ Tây-Hồ lại còn cụ Sào-Nam. Mất còn, còn mất, hai bên cũng vẫn là thầy của chúng tôi. Những sách của cụ Sào-Nam mà chúng tôi lần lược xuất bản để công-hiến cho anh em chị em đồng-bào chẳng những có ý cổ-động “Chủ-Nghĩa Duy-Tân” mà thôi, mà lại còn cổ-động “Chủ-nghĩa quốc-gia” một cách mạnh mẻ phi-thường. Chúng tôi ước mong rằng: sau nầy trong quốc-dân chẳng còn một người nào nghịch với chủ nghĩa của chúng tôi mà không cùng chúng tôi khăn-khít, để mưu-đồ hạnh-phúc chung. Chúng tôi xin anh em chị em vì tương-lai của chủng-tộc Rồng-Tiên mà giúp chúng tôi làm nên việc, thì trước bàn thờ tỗ-quốc, trước vong-linh cụ Tây-Hồ và trước mặt cụ Sào-Nam, chúng tôi xin thề lớn tiếng rằng: Chúng tôi xin hi-sinh cho « Chủ-nghĩa Duy-Tân », chúng tôi xin hi-sinh cho « Chủ-nghĩa quốc-gia »!

Về phần quốc-dân, quốc-dân nên vì những chủ-nghĩa cao-siêu của chúng tôi đương đeo đuỗi mà đừng để chúng tôi phải khổ-tâm vì nhiều lần thất-bại mới phải.

Quốc-dân đã bị lường gạt nhiều lần thì lúc bây giờ nên bình-tâm mà nghĩ ngợi, mà chọn lựa, mà phán-đoán mà phê-bình để cho biết đâu là vàng, đâu là thau, đâu là ngọc, đâu là đá, hầu sau khỏi hối-hận như lúc bây giờ. Quốc-dân ta không phải nghèo đói, đê-hèn chi, mà đương giữa thế-kỷ hai mươi nầy, là thế kỷ các dân-tộc đều hăm-hở đứng lên kêu gào quyền-lợi, mà dân ta cứ theo câu: « Cũng liều nhắm mắt đưa chơn » mà sanh-hoạt. Không! không! Quốc-dân ta ngày nay không nên nhút nhát rụt rè, bước tới bước lui nữa, mà phải lựa một đảng nào chánh-đáng mà theo và tận-tụy với chủ-nghĩa đãng ấy, không nên kể gì đến búa riều sấm sét, tù tội gian nguy.

Quốc-dân đã là đảng-nhơn của đảng nào chánh-đáng thì lo làm sao cho đảng mình càng ngày càng to lớn, cho cơ-quan của đảng mình càng ngày càng mạnh mẻ. Khi gặp diệp, phải hi-sanh với chủ-nghĩa mình, như người đi đạo Thiên-Chúa hi-sanh vì đạo mình vậy.

Đồng-bào ta dầu ở nước nhà, hay ở ngoại-quốc, đối với chủ-nghĩa chính đại quang-minh của chúng tôi xin hết sức tán-thành để chúng tôi mau được làm nên việc.

Đó chủ-nghĩa của chúng tôi là như thế, mục-đích cũa chúng tôi là như thế, hi-vọng của chúng tôi là như thế, hỏi ai là kẻ biểu-tình?

VỆ-Á.