Chuyện giải buồn cuốn sau/72
72. — đạo chích.
Đạo-chích là người nước Lổ, hung hoang, trộm cướp, không biết đạo lý, không biết ông bà, nhóm họp quân hoang có đôi ba ngàn, cứ việc cướp giết, đốt nhà, đuổi trâu, bắt con bắt vợ người ta, ai nấy đều kinh khủng.
Đức Phu-tử nghĩ Tryển-cầm cũng là môn đệ, có em không hay kềm thúc, bèn đi tới mà ngăn can, có thầy Nhan-uyên, Tử-cống đi theo. Chẳng dè Đạo-chích đã chẳng thèm nghe lời phải, lại nổi hung, nói nhiều tiếng ốc nhục mà đuổi Đức-phu-tử đi.
Đạo-chích nói rằng: bọn chú là loài xảo trá, uốn ba tấc lưỡi, gạt đời dối dân, không cày mà cũng có cơm; không dệt mà cũng có áo; trộm cướp ấy là chú. Trách thiên hạ không kêu chú là trộm cướp, lại nhè một mình ta mà kêu là Đạo-chích.
Chú mở miệng nói chuyện đạo đức, xưng tụng Nghiêu, Thuấn, mà dòng dỏi Nghiêu, Thuấn bây giờ ở đâu? Chú ở nước Lổ, hai phen bị đuổi; chú cùng đàng nơi nước Tề; chú bị vây nơi Trần, Thái. Trong thiên hạ không ai thèm chịu lấy chú. Chú còn khua mỏ với ai? Vã Nhơn sanh hữu tữ như nhựt dạ chi đương nhiên; (người sanh có thác như ngày đêm phải vậy) cuộc vui chơi đặng mấy lăm ngày, bởi vậy người ta mới nói: Nhơn sanh bách niên, ná hữu tam vạn lục thiên nhựt chi lạc, (người sanh trăm năm, đâu có ba vạn sáu ngàn ngày đều vui.) Huống chi là làm lành cũng chết, làm dữ cũng chết. Con người ta chẳng đặng Lưu phương thiên cổ, cũng phải Di xú vạn niên; nghĩa là chẳng đặng rơi thơm ngàn thuở, cũng phải để xấu muôn năm, có sợ giống gì.
Giữ theo đạo chú thì phải thiệt thòi một đời nào được ích gì. Lời chú nói, ta đã thừa ra, chú phải trở lộn về, chớ khua môi nơi cữa sấm.
Một bữa trong bọn lâu la có đứa hỏi Đạo-chích rằng: Đạo diệc hữu đạo hồ, nghĩa là việc trộm cướp cũng có đạo lý gì chăng?
Đạo-chích nói lại rằng: Hà thích nhi vô hữu đạo, nghĩa là sao lại không có đạo lý. Kìa của người ta giấu trong nhà mà mình biết, sao chẳng phải là trí; dám vào trước hết sao chẳng phải là dõng; thủ thế ra sau, sao chẳng phải là nghĩa; chia tang đồng đều, sao chẳng phải là nhơn. Chẳng có bốn ấy, thì chẳng mấy thuở làm nên trộm cướp lớn.