Bước tới nội dung

Giọt máu chung tình/Hồi thứ hai mươi tám

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM

Dọn Tùng-đình phối hiệp cuộc nhơn duyên

Lập miễu vỏ đễ thờ người trung liệc

Khi Bạch-thu-Hà liều mình tự tữ rồi, thì tên đội-trưởng ở tại Tùng-đình thấy vậy liền báo tin cho quan Tư-sự hay, tức thì Quan Tư sự bỗn thân đến nơi, khán nghiệm thi hài xong rồi, liền viết một biểu chương đặng cáo báo sự ấy cho Hoàng-thượng rỏ, và biểu đội-trưởng coi lo tẩn liệm Thu-Hà rồi đễ riêng linh cửu nơi một nhà kia cách xa Tùng-đình chừng trăm thước, và quàng đó mà chờ lịnh.

Đây nhắc lại khi đạo binh tả dực của ta đã đến cứu viện, và các đạo binh kia cũng đều kéo tới tiếp ứng, rồi hổn chiến một trận với binh Mảng-châu rất dữ dằn, làm cho binh nó đánh không lại, đều kéo nhau chạy tang, chẳng dám xâm lấn bờ cỏi như khi trước nữa.

Lúc giặc yên rồi, Hoàng-thượng bèn hạ lịnh kéo binh về Lạng-sơn, rồi mở tiệc khao binh thưởng tướng. Kế có quan tư-sự bước vô ra mắt Hoàng-thượng, và dưng một biễu chương tâu về việc Bạch-thu-Hà tự tữ, linh cữu còn quàng một bên Tùng-đình, và xin Hoàng-thượng liệu lượng lẻ nào, đặng định ngày an táng.

Hoàng-thượng xem biểu chương rồi thì dậm chơn chắc lưởi và nói: trước khi giặc Vỏ-đông-Sơ có gởi cho trẩm một biễu chương, tỏ bày sự tích của Thu-Hà và xin trẩm ngự bút tứ hôn, kế gặp lúc cang qua chinh chiến, vì vậy nên trẩm chưa kịp định cuộc nhơn duyên cho hai đàng, chẳng dè ngày nay Thu-Hà lại vì chồng mà tự tữ, thật đáng khen cho nàng là một gái tiếc hạnh trung trinh, trong đời ít có, nói rồi day lại hỏi quan Lễ-bộ-thượng-thơ rằng: theo ý khanh thì việc ấy phải liệu định lẻ nào?

Lể-bộ-thượng-thơ tâu rằng: theo ý thần hạ thì Vỏ-đông-Sơ với Bạch-thu-Hà tuy là gá nghĩa nhơn duyên, kết tình chồng vợ, nhưng mắt bị lưu lạc giang hồ nên chưa tính đặng việc hôn phối cho rỏ ràng minh bạch, nay Thu-Hà đã giữ một lòng trinh liệc mà thác theo Đông-Sơ đặng cho trọn chữ ân tình, thì cũng là một người đờn-bà đáng phong đáng ngợi.

Vậy thi xin Hoàng-thượng ngự bút tứ hôn theo lời Đông-Sơ đã xin khi trước. Ngỏ cho hai người đặng danh tiếc rỏ ràng, và cho khỏi miệng đời ngày sau dị nghị.

Hoàng-thượng nghe rồi gặt đầu, tức thì truyền cho lể-bộ lập một tờ kiết nhận hôn thơ, rồi Hoàng-thượng ngự bút chứng phê, và sắc phong cho Vỏ-đông-Sơ là Vỏ-hiền-Hầu, phong cho Bạch-thu-Hà là tiếc-liệc-nhứt-phẫm-phu-nhơn, còn Triệu-Dỏng cũng đặng sắc phong là khinh-xa-trung-húy, đó rồi biễu lể bộ thượng thơ lo sắp đặc các việc tang chế cho hoàn toàn và định ngày tống táng.

Bữa nọ Quan lể bộ thượng thơ truyền cho quân nhơn dọn dẹp Tùng-đình sạch-sẻ, và chưng bông thắc tụi, đèn đuốc rở ràng, liễng cẩn màn thêu, treo coi rực rở, đó rồi truyền đem linh cữu Bạch-thu-Hà về đễ một bên linh cữu của Vỏ-đông-Sơ và bảo lấy hai cây gấm đỏ và hai vóc lụa điều phủ trên quang tài, xem như một đám cưới kia, chàng rể với nàng dâu, kẻ áo đỏ nguời quần điều, hai gã song song ra giữa từ đường mà phối hiệp lương duyên đó vậy, lại thấy giữa Tùng-đình màn treo trướng xủ, đèn thắp sáng trưng, thắc tụi kết bông, xem tợ một chổ động phòng hoa chúc.

Kế đó Quan-Lể bộ thượng thơ ra đứng trước hai linh cữu và đọc tờ Hôn-thơ của Hoàng-thượng ngự bút tứ hôn như vầy;

NGHE RẰNG:

Có ly loạn mới rỏ tôi hiền chúa thánh, gặp gian nguy mới biết vợ nghĩa chồng tình.

Trai như Đông-Sơ, đáng một trai khí phách anh hùng; gái như Thu-Hà, vẩn một gái trung trinh liệc nữ.

Đã lắm lúc giang-hồ lưu-lạc, cũng giữ một niềm son sắt chẳng nguôi lòng.

Lại nhiều phen tai nạn dập dồn, cũng gìn một nghĩa keo sơn không đổi dạ.

Lời thệ ước lời xưa đã nặng, phú thân danh chứng có đất trời.

Nghĩa tóc tơ nghĩa củ còn ghi, đem vàng đá liều cùng mạng vận.

Xét những lúc non cao vực thẫm, cũng nguyện cùng nhau sanh tữ giữ đồng;

Nghĩ cho khi én lạc nhàn xa, cũng quyết một dạ thỉ chung như nhứt.

Rủi cho Đông-Sơ, gặp lúc nước nhà hữu sự, nên khiến ra duyên phận lở làng.

Thương thay Thu-Hà, vì cơn mạng vận đảo điên, xui đến nổi sắc cầm lổi nhịp.

Trai địch khái, chiến trường vẩn mạng, phận kím cung đã rỏ mặt đứng trung thần;

Gái thuyền quyên vị nghĩa quyên sanh, lòng khẳn khái cũng nên danh trang liệc nữ.

Xét cho tột âm dương đồng nhứt lý, sống nhơn duyên thì thác cũng nhơn duyên,

Nghĩ mà coi nam nữ hệ thân tình, trước chồng vợ há sau không chồng vợ.

Vậy nên, nay lập hôn thơ một bức, đặng định cho duyên phận hai đàng,

Trước đặng câu danh tiếc rở ràng, sau khỏi tiếng thị phi dị nghị,

Vậy thì phong cho hai gả phu vinh thế quí, gối du tiên một giấc phỉ tình chung.

Phán cho hai hồn sanh thuận tữ an, miền vân hạc ngàn năm vầy trướng phụng.

Đọc rồi thì thấy trước linh cữu, màng bay phất-phất, đèn chớp lòa lòa, dường như hai hồn nay đặng phối hiệp lương duyên thì trong trướng mừng rở bước ra, mà cảm ơn Hoàng-thượng, đó rồi hai bên các quan ai nấy thấy vậy cũng đẹp lòng và đỗi buồn làm vui, truyện trò hớn hở.

Bữa nọ trong lúc canh gà dục sáng, gương ác rựng hồng, hột sương mai còn mờ mít trên không; chim thức bạn đã liếu lăng bên nhánh, bỗng thấy trước Tùng-đình nhán ra một ánh hào-quang chớp sáng, và phung lên một lằng khói mịt mù, kế nghe ba tiếng súng đại bác thần công, phát ra đùng đùng như trời gầm sấm nỗ, lại nghe ba hồi đại cỗ, một chạp mã la, hai tiếng hòa nhau, giọng nghe rền rĩ, dường như nó kêu người mà báo tin cho biết rằng: giờ ấy là giờ động quang, ngày nay là ngày tống táng đó vậy.

Kế thấy một đội nhạc binh đi trước, trống kèn inh ỏi, sáo quyễn rập rình, kế đó một đạo vỏ lâm quân kéo theo, mỗi người đều cầm cờ tang, sắp đi hai hàng, xem rất tề tề chỉnh chỉnh.

Kế thấy bên hữu thì linh cữu Vỏ-đông-Sơ, bên tã thì linh cữu Bạch-thu-Hà, tàng che bốn phía, trướng xũ xung quanh, một cập song song, khiên đi tề chỉnh.

Kế nữa thì Hoàng-thượng ngự giá tống hành, với văn vỏ bá quan đều áo mão nghiêm trang, đi có lớp lang thứ tự, lại có một đạo binh mã kỵ, rút gươm dàng hầu theo sau mà hộ giá Hoàng-thượng, còn hai bên đường nào là trẻ già lớn bé, dắc đến xem coi, nào là xe ngựa nhộn nhàn, đón đưa chậc nức, thật là một đám táng có thể thống nghiêm trang, xem rất vinh vang trọng thể.

Khi đi tới núi kia, thì thấy một tòa miễu vỏ, mới cất dựa gò cao, đồ sộ nguy nga, tàng cây mát mẻ, trước cữa có treo một tấm biển sơn son thếp vàng và chạm bốn chữ: « Công-thần võ miếu. »

Phía sau thì thấy xây một vòng sơn ly thạch trụ, có chạm hình sư tữ kỳ lân, chính giữa lại xây một cái huyệt đều cẩn đá xanh, tư bề rộng rải, và phía trước dựng một tấm mộ bi cao lớn. Có khắc một hàng chữ như vầy:

« Trung liệc song-phần, Vỏ-đông-Sơ Bạch-thu-Hà chi mộ. »

Đó rồi khiên hai linh cữu đem vô đễ giữa miễu đường, tế lể xong rồi, đem ra chôn chung một huyệt; còn trong miểu thì lập ra ba bàn Hương-án, một bàn thì thờ Đông-Sơ, một bàn thì thờ Thu-Hà, và một bàn nữa thì để thờ Triệu-Dỏng và cất một nhà hậu sở đễ cho Triệu-Nương và thể-nữ Xuân-Đào ở đó sớm tối phụng thờ, mỗi tháng vua có cấp bổng phát lương, đặng giử việc lữa hương tế tư.

Còn hai bên thạch trụ trước miểu có chạm hai câu liểng chữ vàng như vầy:

Phận đứng anh hùng, một thác ơn đền non nước Việt,
Tấm gương liệc nữ, ngàn thu danh rạng đất trời Nam.

Từ đây về sau thiên-hạ nhơn dân trong xứ ấy ai ai đi ngang qua miểu nầy thấy tên Vỏ-đông-Sơ và Bạch-thu-Hà trên tấm mộ bi, thì đều đem lòng kính vì sùng bái, và nhớ lại trong lúc Tùng-đình thì nguồi nguồi cãm khái và nhắc nhở hai người luôn luôn, nên sau người ta có đặc một câu tục diêu mà hát như vầy:

Thãm thay giọt máu chung tình,
Thương người trung liệc Tùng-đình ngày xưa.




CHUNG





Saigon. Imp. J. VIÊT.