Giọt máu chung tình/Hồi thứ mười

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ MƯỜI

Chốn lương-đình anh-hùng từ biệt,

Lời trân trọng thục nử khuyên lơn.

Bạch-thu-Hà xem rồi, thơ thẫn vào ra, nghĩ cuộc tơ-duyên xăng xích chưa xong, nay lại thêm một mối dây sầu bận biệu. Kế tối, Tiểu-thơ và Thễ-nử dắc nhau ra Lương-đình, thì đã thấy Đông-Sơ đứng chực ngoài hoa-viên, Tiễu-thơ biễu Thể-nữ Xuân-đào ra mời, Đông-Sơ vội vã bước vào chào Tiễu-thơ và nói: « Hôm nay tôi muốn gặp Tình-khanh, đặng ngỏ ít lời tâm sự, ngày mai nầy thì chúng ta phải phân cách nhau, kẻ bắc người nam, chưa biết chừng nào mới đặng trùng-phùng tái hội, tôi nghĩ mà buồn cho con tạo hóa trớ trêu, gạt gẫm lòng người rất nhiều đều gay gắc. Đã khiến cho đôi ta tơ tình vương vấn, chưa vui sum hiệp lương duyên, bổng chúc lại làm cho anh én lạc bầy, phân chia nam bắc, vì vậy nên tôi đến mà tỏ chúc niềm riêng, Tình-khanh ôi! và xin Tình-khanh giử dạ đá vàng mà nhớ lời ước thệ trăm năm, cho bằng lòng kẻ chơn trời mặt biển. »

Tiễu-thơ nói: « Lang-quân ôi! Đôi ta đã deo lời ước thệ rằng: « Đem duyên tơ tóc mà kết một giãi đồng, thì dẩu cho cách xa nhau vạn-thủy thiên-sơn, cũng giữ gìn một lòng thiết-thạch, ví dầu lâm tai ngộ biến thế nào, cũng chẳng dám dời lòng đổi dạ, sự thương yêu của đôi ta đây, đã đúc ra một khối ái-tình rất chắc chắn nặng nề, dẫu mài cũng chẳng mòn, mà đập cũng không bể. »

Song cái khối tình ấy chưa có diệp chi mà tỏ ra lời nói và việc làm cho thấy rỏ ràng trước mắt, thế thì ngày nay kẻ đứng tạo hóa kia muốn đem cái trường ly sầu biệt hận nầy, mà ướm thữ lòng chúng ta, đặng xem cho biết ai là người bền dạ chặc lòng; và ai là kẻ vong tình phụ nghĩa.

Vậy ta chẳng nên hờn trách tạo hóa rằng trớ trêu muốn đem chuyện khó khăn mà phĩnh-phờ lòng người dương-thế; ta phải nống trí vời càng không, kình gan cùng tuế nguyệt, đặng để mà xem thử lòng nhau, thì ngày kia sẻ biết; nếu lấy một giọt nước mắt ai bi, cùng một ít lời tư thiết, mà gọi rằng thương yêu nhau, thì tôi tưởng chẳng khác chi đám nhi nữ thường tình, mà làm cho anh hùng đãng khí, thì tôi không hề làm đặng.

Khi tôi đọc thơ lang-quân rồi, thì các sự buồn bã đã xăn văn xúm xít, áp lại mà thầm thỉ cằng nhằn trong ruột gan tôi; dường như phàn nàng cùng tôi rằng! thãm thay! cho nhơn duyên trắc trở, mới hiệp rồi tang, mới gần rồi cách, làm cho kẻ ở người đi; mà phải xào gan héo ruột. Cái sự buồn ấy làm cho tôi phải quảy một gánh tư tưởng nặng nề nơi vai, mà xem ngày dường đêm, xem tháng dường năm, xem ngày vui kia vắn chẳng đầy gan; còn ngày buồn nầy lại dài hơn muôn ngàn dậm cách.

Cái buồn ấy làm cho tôi xem đến nước non hoa cỏ, thì thấy xủ lá phai màu, xem đến phong cảnh trăng mây, thì thấy xơ rơ lờ lạc. Cái cảnh tình ấy dường như thấy tôi buồn, thì xứm lại mà phân phiền chia thãm càng tôi. Nhưng mà trước mặt lang-quân đây, tôi đã dấu giếm cái sự buồn ấy vào lòng, chẳng muốn để nó tràng ra ngoài nét mày sắc mặt, mà làm cho bận biệu nước bước anh hùng, và cũng chẳng muốn để cho nó lộn theo câu chuyện giọng tình, mà cảng trở con đường nghĩa vụ.

Cái phận sự chúng ta đây phải thương tưởng Việt-Nam như cha mẹ, triếu mến Việt-Nam như vợ chồng. Chúng ta nhờ ngọn rau tất đất của Việt-Nam mà đặng khôn lớn trưởng thành, chúng ta nhờ cái phong thỗ nước non Việt-Nam mà đặng an cư lạc nghiệp, nay Lang-quân là con trai của Việt-Nam, ra mà gánh vát một phần nghĩa vụ của nước non trên vai. Vậy thì tôi xin để một cái danh giá trượng phu rở ràng cho Lang-quân, tôi muốn để cho Lang-quân thong thã mà làm trai Việt-Nam cho rỏ mặt phi-thường, đặng để chúc phương danh nơi lịch sử, như thế thì tôi cũng đặng lảnh một chúc danh giá tốt của gái Việt-Nam, và làm một gương nội trợ cho bọn quần-xoa nữ giới. »

Đông-Sơ nghe Tiễu-thơ bàn luận mấy đều, thì càng đem lòng thương yêu kính phục mà đáp lại rằng: « Tình-khanh ôi! những lời của Tình-khanh phân trần nghị luận; làm cho tôi thấy một lý tưởng rất đích đáng cao kỳ, Tình-khanh tuy là mặt cái lốt quần vận yếm mang, liễu bồ nhược chất mặc dầu, nhưng mà cái phẫm hạnh khẳn khái, thông minh, biết nghị luận sự lợi hại hơn thua với chồng, và biết tới sự đối đãi với nước nhà giòng giống; như vậy mới là một người đờn bà tề gia nội trợ, và đáng mặt một phẫm giá của con nhà phiệc diệc trăm anh, chớ chẳng phải như bọn gái hạ lưu kia, ngơ ngẩn hững hờ, chẳng biết cái tình nghĩa cách thức đối đãi với chồng thễ nào, cho ý tứ thâm trầm, chẳng biết chấn chĩnh việc gia đình thế nào, cho vẻ viên hòa nhả. Xem cái phận sự nội trợ lỏng lẻo như đồ chơi, xem cái luân lý cang thường của vợ chồng, như tuồng qua đường trăng gió; lãng lãng lơ lơ, ngơ ngơ ngững ngững, chỉ biết đem cả cái đời thật thà mà xẩn bẩn theo xó bếp núc kia, ngở là sự kiến thức theo trách cá nồi cơm. bồng con vá áo, bấy nhiêu thì gọi rằng đũ, lại có kẻ tập theo thói hư hèn lãng phí, chĩ biết mơn trớn theo mấy cây bài, đem cã tên tuỗi ngày giờ quí báu kia mà chôn vào mấy sòng cờ bạc, chẳng biết nghĩ đến cái giọt mồ hôi trong huyết mạch của chồng, chảy ra đã lắm khi lao tâm khỗ tứ.

Xét lại những đờn bà như thế, thì ai cho rằng đứng bực nữ lưu khôn ngoan, và ai dùng làm kẻ tề gia nội trợ cho đặng.

Nay tôi nghĩ cho tôi lấy làm hạnh phước, gặp đặng Tình-khanh đây, và nghe những lời châu ngọc của tình khanh, từ lý thâm trầm, dẩu mà tôi xa cách bao nhiêu non nước quang-hà thì tôi cũng vui lòng nơi chốn Hải-dốc thiên-nhai, và tôi sẻ khẩn vái với cao dày, cho cái mảnh hình hài nầy mạnh giỏi trong cơn mũi đạn lằng tên, đặng giữ một lòng chung thĩ với Tình-khanh, mà xem cơ tạo hóa đỗi dời đến thế nào cho biết. »

Đông-Sơ nói rồi gieo mình ngồi nơi ghế, còn Tiểu-thơ mắt ngó lơ là ra Hoa-viên, hai người đều lẳng lặng làm thinh một hồi, không nói chi hết. Kế Đông-Sơ ghé mắt ngó lại Tiễu-thơ, thì thấy hai tròng thu-ba, đã rưng rưng giọt lụy, chảy xuống đọng trên hai gò má hồng nhan, dường như hột sương mai đọng cánh hoa đào, nhấp nhán như hột châu đeo má phấn.

Đông-Sơ liền kêu Tiểu-thơ mà hỏi rằng: « Nầy Tình-khanh! Tình-khanh mới nói cùng tôi rằng sự khóc lóc là đám nhi nữ thường tình; sao bây giờ tôi xem Tình-khanh đã rưng rưng hai hàng lụy ngọc đó vậy? »

Tiểu-thơ day lại mĩnh cười và đáp rằng: « Lang-quân có biết cái giọt nước mắt nầy là nước mắt gì chăng? »

Đông-Sơ nói: « Tình-Khanh ôi! nước mắt ấy là:

« Nước mắt thuyền quyên trong biển ái,
« Đau lòng ly hậu giọt tình rơi. »

Có phải vậy chăng?

Tiểu-thơ nghe rồi lắt đầu mà đáp rằng: « Lang-quân ôi lang-quân nói câu trên thì nghe cũng mĩa mai, nhưng mà câu dưới thì chưa nhằm ý thiếp.

Nước mắt nầy là nước mắt, thương người đởm đương nghĩa vụ, cực cho thân, lội lặng góc phương trời; nước mắt nầy là nước mắt: cám kẻ khẳn khái trượng-phu, vì việc nước, xông pha lằn khói đạn. » Chớ nào phải nước mắt ly sầu biệt hận cũa phụ-nữ thường tình, đễ mà cãng anh hùng trong lúc lên đường nghĩa vụ đó đâu. Vậy xin Lang-quân hãy xem cho rõ.

Đông-Sơ nghe nói rồi thì bước lại ôm Tiễu-thơ vào lòng, và kê miệng nơi hai má đào non, là chỗ hột lụy đương rơi, mà hun cách thương yêu thân thiết, rồi đứng nhìn mặt Tiễu-thơ mà nói rằng:

« Tình-Khanh ôi! cái hun nầy làm cho tôi hít đặng mùi thơm tho nơi má hồng nhan, mà phì gan nở ruột, cái giọt nước mắt trong mạch ái tình chảy ra đây, tôi nếm vào rất nặng lòng thấm dạ dẩu cho vàng trăm thoi, bạc ngàn lượng, cũng không mua cái giọt nước mắt thuyền quyên, rất tình tứ thâm trầm nầy đặng. »

Đó rồi Tiễu-thơ bước lại bàn lấy gói áo đưa cho Đông-Sơ mà rằng: « Vậy, đương lúc đông-thiên lạnh lẻo, gió tuyết mưa sương, xin Lang-quân lấy áo hồ-cừu nầy là áo cũa tôi đễ ngự hàng, đặng đem theo mà mặt cho đở khí sương tuyết lạnh lùng, và Lang-quân thấy nó cũng như thấy tôi. Xin Lang-quân hảy bảo trọng thân danh: nơi chốn hãi giác thiên nhai, tôi sẻ thường đêm, bái phật khẫn thần cho Lang-quân thuyền khai-đắc thắng, pháo phát thành công, cho chức vụ hoàn toàn, đặng mau trỡ gót quang-hà, tôi sẻ hầu chén tẩy trần, mà đợi lúc khải hoàn hậu hội.

Kế đó Đông-Sơ lấy áo hồ-cừu choàn trên vai, rồi từ-giã Tiễu-thơ, mỡ cữa lương-đình bước ra, thì thấy gương-ô đà lấp ló vừng-đông, bóng hồng đã rựng theo chót núi. Khi Đông-Sơ về đến Lử-quán rồi, sắm sữa hành-lý ra tĩnh Hãi-dương, lãnh một đội chiến-thuyền và Thủy-binh, đi dẹp quân Hải-khấu Trung-quốc.