Bước tới nội dung

Hán Việt tự điển/口

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

BỘ KHẨU 口 部

KHẨU 1 : cái miệng. Phép tính sổ đinh, một nhà gọi là nhất hộ 一戶 một người gọi là nhất khẩu 一 -, cho nên thường gọi sổ đinh là hộ khẩu 戶 -. Kẻ đã thành đinh gọi là đinh khẩu 丁 -. 2 : con đường ra vào phải cần, các cửa ải đều gọi là khẩu, ngoài cửa ô gọi là khẩu ngoại - 外. Hình phép ngày xưa bị đày ra ngoài cửa ô cũng gọi là xuất khẩu 出 - đều là theo nghĩa ấy cả. 3 : nhà Phật cho những tội bởi miệng mà ra là khẩu nghiệp - 業.

2 NÉT

[sửa]

CỔ 1 : ngày xưa. 2 : không xu phụ thói đời. Như : cổ đạo - 道 đạo cổ, cao cổ 高 - cao thượng như thói xưa v.v...

 : câu. Hết một lời văn gọi là nhất cú 一 - (một câu). Một âm là câu, nguyên là chữ câu 勾, nghĩa là cong, là móc. Một âm là cấu. Cấu đương - 當 người phải liệu biện một việc công gọi là cấu đương. Ta quen gọi là câu đương.

LÁNH : riêng. Như : lánh phong - 封 gói riêng.

THAO 1 : tham. Chịu ơn của người gọi là thao -. Tạ ơn người ta trọng đãi mình gọi là thao nhiễu - 擾 (quấy quả). 2 : lạm được, như : thao tại tri kỉ - 在 知 己 lạm được cho là tri kỉ (lời nói nhún mình).

KHẤU 1 : gõ, như : khấu môn - 門 gõ cửa, khấu quan - 關 gõ cửa ô v.v... 2 : hỏi, như : ngã khấu kì lưỡng đoan 我 - 其 兩 端 ta gạn hỏi thửa hai mối. 3 : lạy rập đầu xuống sát đất. Như : bách khấu 百 - trăm lạy.

CHỈ 1 : lời trợ ngữ. Như : lạc chỉ quân tử 樂 - 君 子 vui vậy người quân tử. 2 : chỉ, như : chỉ thử nhất gia - 此 一 家 chỉ một nhà ấy.

KHIẾU : kêu, như : đại khiếu nhất thanh 大 - 一 聲 kêu to một tiếng. Tục viết là 呌 là nhầm.

TRIỆU : vời, lấy tay vẫy lại là chiêu 招, lấy lời gọi là triệu. Một âm là thiệu : tên đất, họ Thiệu (dùng như chữ 邵).

1 : lạt bá 喇 叭 cái loa. 2 : một giống chó ở phương Bắc gọi là lạt bá.

ĐINH : đinh ninh - 嚀 dặn đi dặn lại.

KHẢ 1 : ưng cho. 2 : khá, như : khả dã - 也 khá vậy. Một âm là khắc : khắc hàn - 汗 các nước bên Tây vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.

THAI 1 : sao Thai. Tam Thai 三 - sao Tam Thai. 2 : Sách thiên văn nói sao ấy giống như ngôi Tam công 三 公, cho nên trong các thư từ tôn ai cũng đều gọi là thai. Như gọi quan trên là hiến thai 憲 -, gọi quan phủ huyện là phụ thai 父 -, gọi các người trên là thai tiền - 前 đều là theo cái nghĩa đó. 3 : Thai Cát - 吉 tên tước quan, bên Mông Cổ chia ra bốn thứ để phong các con em nhà vua. 4 : Một âm là đài tục dùng như chữ đài 臺. 5 : đài trạm - 站 đồn canh gác ngoài biên thùy. 6 : Một âm là di. Ta. 7 : Vui lòng.

SẤT 1 : quát. 2 : kêu lên. Như : sất danh thỉnh an - 名 請 安 kêu tên mình lên mà hỏi thăm người trên. (Trong thư từ thường dùng).

SỬ 1 : quan sử. Một chức quan coi về việc văn thư. Như : quan nội sử 內 -, quan ngoại sử 外 -, quan tả sử 左 -, quan hữu sử 右 -, v.v... Chức quan ở gần vua luôn gọi là ngự sử 御 -, cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan thái sử 太 -. Về sau thì chức ngự sử chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua, sở của chức quan ấy làm việc gọi là đô sát viện 都 察 院, còn chức thái sử thì do viện hàn lâm kiêm cả, vì thế nên mới gọi hàn lâm là thái sử; lễ nhà Chu có quan nữ sử - 女 để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học là nữ sử 女 -. 2 : sách sử, thứ sách ghi các sự tích trong nước từ xưa tới nay gọi là lịch sử 歷 - quốc sử 國 -.

HỮU 1 : bên phải. 2 : giúp, cũng như chữ hữu 佑. Như : bảo hữu 保 - giúp giữ. 3 : bên trên. Như : hữu văn hữu vũ - 文 - 武 trọng văn trọng võ. Vì thế nên họ sang gọi là hữu tộc - 族, nhà hào cường gọi là hào hữu 豪 - v.v... 4 : phương Tây. Như : Sơn Hữu 山 - Sơn Tây, Giang Hữu tức là Giang Tây.

PHẢ 1 : không thể khá. Như : phả tín - 信 không thể tin được, phả nại - 耐 không thể chịu được v.v... 2 : bên, cùng nghĩa như chữ toại 遂.

HIỆP : cổ văn là chữ hiệp 協. Vần cổ lầm lạc, người nhà Tống sửa lại các chữ không hợp vần gọi là hiệp vận - 韻.

TI 1 : chủ. Mỗi chức quan coi một việc gọi là ti. Như : hữu ti 有 -, sở ti 所 - v.v... Bây giờ các bộ đều chia riêng mỗi người giữ một việc, gọi là ti trưởng - 長. 2 : sở quan. Như : bố chánh ti 布 正 -, sở quan coi về việc tiền lương, cũng gọi là phiên ti 藩 -, án sát ti 按 察 -, sở quan coi về hình án, cũng gọi là niết ti 臬 -, cũng đọc là chữ .

3 NÉT

[sửa]

HU : ôi ! Chao ôi !

CẬT 1 : nói lắp. 2 : ăn. Cũng như chữ khiết 喫.

CÁC : đều. Mỗi người có một địa vị riêng, không xâm lấn được. Như : các bất tương mưu - 不 相 謀 đều chẳng cùng mưu.

HỢP 1 : hợp, như : đồng tâm hợp lực 同 心 - 力 cùng lòng hợp sức. 2 : góp lại. Như : hợp tư - 資 góp vốn lại cùng làm ăn, hợp mưu - 謀 cùng góp ý kiến cùng mưu toan. 3 : liên tiếp, như hợp vi - 圍 quân lính liền tiếp lại vây. Hợp long - 龍 sửa sang việc sông nước, đê vỡ lại hàn lại cũng gọi là hợp long. 4 : hợp cách, như hợp pháp - 法 phải phép. Hợp thức - 式 hợp cách v.v... 5 : kháp xem, đời xưa dùng thẻ tre ghi chữ rồi chẻ đôi, mỗi người giữ một nửa, khi có việc cứ kháp xem, đúng khớp mới phải, nên gọi là phù hợp 符 - hoặc dùng giấy má thì gọi là hợp khoán - 券 . 6 : gộp cả, như hợp hương - 鄉 cả làng, hợp ấp - 邑 cả ấp v.v... 7 : cõi, bốn phương và trên trời dưới đất, gọi là lục hợp. 8 : hai bên cùng làm tờ ký kết với nhau gọi là hợp đồng - 同. Một âm là cáp : lẻ, mười lẻ là một thưng.

CÁT : tốt lành. Phàm việc gì vui mừng đều gọi là cát, đối lại với chữ hung 凶.

ĐỒNG 1 : cùng như một. Như : tư vu sự phụ dĩ sự mẫu nhi ái đồng 資 于 事 父 以 事 母 而 愛 - nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một. 2 : cùng nhau, như : đồng học - 學 cùng học. đồng sự - 事 cùng làm việc v.v... 3 : hợp lại, như : phúc lộc lai đồng 福 祿 來 - phúc lộc cùng hợp cả tới. 4 : hòa, như : đại đồng chi thế 大 - 之 世 cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì. 5 : lôi đồng 雷 - nói đuôi, ăn cắp văn tự người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.

DANH 1 : danh, đối lại với chữ thực. Như nói cai quát cả mọi vật gọi là công danh 公 -, nói riêng từng thứ gọi là chuyên danh 專 - ở trong phép văn đều gọi là danh từ - 詞. 2 : tên người, đối với người trên thì xưng tên cái mình, đối với bè bạn thì chỉ xưng tên tự mình thôi, có đức có vị thì lúc chết đổi tên khác, gọi tên cũ là tên hèm. 3 : danh dự, người thiện thì được tiếng tốt (mĩ danh 美 -); người ác thì bị tiếng xấu (ác danh 惡 -). Thường dùng để khen các người giỏi, như : danh thần - 臣 bầy tôi giỏi, danh tướng - 將 tướng giỏi v.v... 4 : văn tự, cổ nhân gọi một chữ là nhất danh 一 -. 5 : lời tiếng như sư xuất hữu danh 師 出 有 - xuất quân ra có tiếng, nghĩa là vì có điều tiếng gì mới đem quân ra đánh nước ngoài vậy. 6 : một người cũng gọi là một danh. Như sự thi cử nói lấy mấy danh mấy danh. 7 : danh giáo. Trong luân lý định rành phận trên dưới, danh phận trên dưới chính đính rồi mới ra vẻ, nên gọi là danh giáo. 8 : danh gia. Một môn học trong chín môn học ngày xưa. Đại ý cốt để biện biệt chỗ khác chỗ cùng, cứ danh mà tìm sự thực, không thể vơ vào lẫn lộn được. Về sau xen vào nhà học về hình phép, cũng gọi là hình danh chi học 刑 - 之 學 hoặc gọi là danh pháp. - 法 Môn học biện luận bên Tây dịch là danh học, tức là môn học Luận lý vậy.

HẬU 1 : vua, đời xưa gọi các chư hầu là quần hậu 群 后. 2 : bà hoàng hậu (vợ vua). 3 : cũng như chữ hậu 後. Như : tri chỉ nhi hậu hữu định 知 止 而 - 有 定 biết nơi yên ở rồi mới định được chí. 4 : thần đất gọi là hậu thổ - 土.

LẠI 1 : sửa trị. Chức xử sự trị dân gọi là lại, vì thế nên quan cũng gọi là lại. Cái việc chức phận các quan địa phương phải làm gọi là lại trị - 治. 2 : kẻ lại, các chức dưới quyền quan gọi là lại. Như : thông lại 通 - đề lại 題 - v.v...

THỔ 1 : thổ ra. Vì bệnh gì mà các đồ ăn uống ở trong dạ dày thốc ra gọi là thổ. Nhà làm thuốc có phép Thổ, nghĩa là cho uống thuốc thổ hết tà độc ra cho khỏi bệnh. 2 : nói năng. Như : thổ từ phong nhã - 詞 風 雅 nói lời ra phong nhã. 3 : nở ra. Như : hoa nở gọi là thổ tú - 秀. 4 : thổ lộ. Như : thổ lộ chân tình - 露 眞 情 bày tỏ hết tình thực. 5 : nhả ra, nhả cái cũ ra, nuốt cái mới vào gọi là thổ nạp - 納. 6 : vứt bỏ. Như : thổ khí - 棄 nhổ vứt đi.

HƯỚNG 1 : ngoảnh về, hướng về. Ngoảnh về phương vị nào gọi là hướng. Như : nam hướng 南 - ngoảnh về hướng Nam, bắc hướng 北 - ngoảnh về hướng Bắc v.v... Ý chí ngả về mặt nào gọi là chí hướng 志 - xu hướng 趨 - v.v... 2 : ngày xưa, như : hướng giả - 者 trước ấy. 3 : sắp, như : hướng thần - 晨 sắp sáng.

4 NÉT

[sửa]

QUÂN 1 : vua, người làm chủ cả một nước. 2 : nghiêm quân 嚴 - cha. Cha là chủ cả một nhà, cho nên lại gọi là phủ quân 府 - . 3 : thiên quân 天 - tâm người, như thiên quân thái nhiên 天 - 泰然 trong tâm yên vui tự nhiên. 4 : tiểu quân 小 - vợ các vua chư hầu đời xưa. Vì thế bây giờ người ta cũng gọi vợ là tế quân 細 - . Sắc hiệu phong cho đàn bà xưa cũng gọi là quân, như mình gọi mẹ là thái quân 太 - , cũng như danh hiệu Thái phu nhân 太夫人 vậy. 5 : anh, bạn bè tôn nhau cũng gọi là quân, như Nguyễn quân 阮 - anh họ Nguyễn, Lê quân 黎 - anh họ Lê v.v...

LẬN 1 : tiếc (sẻn). Tiếc không cho người là lận, như khan lận 慳 - keo cú; lận sắc - 嗇 cò kè; bỉ lận 鄙 - v.v... 2 : hối lận 悔 - lời bói toán, cũng như hối hận vậy. Tục viết là 恡.

THÔN 1 : nuốt, ăn không nhai cứ nuốt ngay xuống gọi là thôn. 2 : diệt mất. Ðánh lấy đất nước người ta thu làm đất nước mình gọi là tính thôn 并 - . Cũng viết là 併 - .

NGÂM : ngâm. Ðọc thơ đọc phú kéo giọng dài ra gọi là ngâm, như ngâm nga - 哦, ngâm vịnh - 詠, v.v... Người ốm đau rên rỉ gọi là thân ngâm 呻 - .

PHỆ : chó cắn.

PHỦ : không, như thường kì chỉ phủ 嘗其旨 - nếm xem ngon không? 2 : một âm là . a) ác. Như tang bĩ 臧 - thiện ác. b) bĩ tắc, tên một quẻ trong kinh Dịch. Vận tốt gọi là thái 泰, vận xấu gọi là - .

PHÂN : phân phó - 咐 dặn bảo. Tiếng người trên dặn bảo kẻ dưới.

NGOA 1 : động đậy. 2 : hóa, như Chu-công đông chinh tứ quốc thị ngoa 周公東征四國是 - ông Chu-công đi đánh bên đông, bốn nước đều cảm hóa.

HÀM 1 : ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm. 2 : dung được, nhẫn được, như hàm súc - 蓄, hàm dong - 容 nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười. 3 : lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

HÀNG : cổ họng. Như dẫn hàng tràng minh 引 - 長鳴 gân cổ kêu dài. Cũng đọc là hạng.

DUYỆN : mút, như duyện nhũ - 乳 mút sữa.

CHI 1 : chi chi - - tiếng kêu. 2 : tất chi 嗶 - đồ dệt bằng lông.

5 NÉT

[sửa]

NI 1 : ni nam - 喃 rì rầm, tiếng chim yến kêu. 2 : Một thứ dệt bằng lông giống như giạ. Ta gọi là nỉ.

U : u u - - tiếng hươu kêu.

CHU 1 : khắp. Như chu đáo - 到, chu chí - 至 nghĩa là trọn vẹn trước sau, không sai suyễn tí gì. 2 : vòng, khắp một vòng tròn gọi là chu - . 3 : chu cấp. Như quân tử chu cấp bất kế phú 君 子 - 給 不 繼 富 người quân tử chu cấp cho kẻ túng thiếu chẳng thêm giầu cho kẻ giầu có. 4 : nhà Chu, vua Vũ Vương 禹王 đánh giết vua Trụ 紂 nhà Thương 商, lên làm vua gọi là nhà Chu - (1066-771 trước Tây lịch). Về đời Nam Bắc triều 南北朝, Vũ Văn Giác 宇文覺 nổi lên gọi là Bắc Chu 北 - (557-581). Về đời Ngũ đại Quách Uy 郭威 lên làm vua cũng gọi là Hậu Chu 後 - (951-960).

CHÚ 1 : nguyền rủa. 2 : thần chú. 3 : theo nghĩa kinh nhà Phật thì chú nghĩa là chúc nguyện.

CHIẾP : chiếp chiếp - - thì thầm.

OA : oa oa - - oe oe, tiếng trẻ con khóc.

VỊ 1 : mùi, chua, đắng, ngọt, cay, mặn là năm mùi (ngũ vị 五 - ). 2 : nếm, xem vật ấy là mùi gì gọi là vị. 3 : cái gì có hứng thú gọi là hữu vị 有 - .

HA 1 : mắng, như: ha xích - 斥 mắng đuổi. 2: ha ha - - tiếng cười ha hả 3. hà hơi. Hà hơi cho nóng gọi là ha.

NAO : rầm rĩ

HẠP : hít vào. Hút mà uống vào gọi là hạp.

ĐỐT : đốt đốt - - ối chao! Tiếng kinh sợ. Một âm là đoát. Tiếng quát tháo.

BÀO : bào hao - 哮 gầm hét, gầm ghè, tiếng giống thú dữ tức mà hét lên, kẻ phàm phu gào hét cũng gọi là bào hao.

PHẤT : trái ý, ý không ưng thế, gọi là hu phất 吁 -.

TRÁCH : tiếng to. Một âm là trá: tạm.

HOÀ 1 : hoà, cùng ăn nhịp với nhau. 2 : vừa phải, không thái quá không bất cập gọi là hoà. Mưa gió phải gọi là thiên hoà 天 -. 3 : không trái với ai gọi là hoà, như: hoà khí - 氣. 4 : thuận hoà, như: hoà thân - 親, hoà hiếu - 好 v.v... Đang tranh giành mà xử cho yên vui gọi là hoà, như: hai nước đánh nhau, ước với nhau thôi không đánh nhau nữa gọi là hoà nghị - 議, hoà ước - 約, kiện nhau lại dàn hoà với nhau gọi là hoà giải - 解, hoà tức - 息 v.v.. 5 : vui, nhân dân ai nấy đều yên vui làm ăn thoả thuận gọi là hoà, như: chánh thông nhân hoà 政 通 人 - chánh trị thông đạt, nhân dân vui hoà. 6 : bằng, đều. Làm cho giá đồ đều nhau gọi là hoà giá - 價. 7 : pha đều, như: hoà canh - 羹 hoà canh, hoà dược - 藥 hoà thuốc, v.v.. 8 : cái chuông xe, cũng có khi gọi là loan 鸞, cho nên cũng có khi gọi chuông xe là hoà loan - 鸞. 9 : tấm ván đầu áo quan, đời xưa gọi là tiền hoà 前 -, bây giờ gọi là hoà đầu - 頭. 10 : nước Nhật Bản gọi là hoà quốc - 國, nên chữ Nhật Bản gọi là hoà văn - 文. 11 : hoà hiệu - 較 danh từ về môn số học. Số này so với số kia thì số tăng lên gọi là số hoà, số sút đi gọi là số giảo. 12 : hoà nam - 南 dịch âm tiếng Phạm nghĩa là chấp tay làm lễ, là dốc lòng kính lễ. 13 : hoà thượng - 尚 dịch âm tiếng Phạn, nghĩa là chính ông thầy dạy mình tu học. 14 : cùng, như ngã hoà nễ 我和你 ta cùng mày. Một âm là hoạ: hoạ lại, kẻ xướng lên trước là xướng, kẻ ứng theo lại là hoạ. Như ta nói xướng hoạ 唱 -, phụ hoạ 附 -, v.v.

CỮU 1 : xấu, hưu cữu 休 - tốt xấu. 2 : lỗi, như cữu vô khả từ - 無 可 辭 lỗi không khá từ. Một âm là cao, cũng như chữ cao 皐.

GIÀ : già phê - 啡 cây cà phê.

PHÙ : hà hơi, một âm là phó, phân phó 吩 - dặn bảo kẻ dưới.

THÂN : rên rỉ

1 : thở ra. 2: gọi. 3: kêu to, gọi to. Một âm là : thét mắng.

MỆNH 1 : sai khiến. 2 : truyền mệnh. Truyền bảo sự lớn gọi là mệnh, truyền bảo sự nhỏ gọi là lệnh 令. Lời của Tổng thống tuyên cáo cho quốc dân biết gọi là mệnh lệnh - 令. 3 : lời vua ban thưởng tước lộc gì gọi là cáo mệnh 誥 -. 4 : mệnh trời. Phàm những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không sao làm được gọi là mệnh. 5: mạng, được chết lành gọi là khảo chung mệnh 考 終 -, không được chết lành gọi là tử ư phi mệnh 死 於 非 -. 6 : tên, kẻ bỏ xứ sở mình trốn đi xứ khác gọi là vong mệnh 亡 - (mất tên trong sổ đinh). 7 : đạo, như: duy thiên chi mệnh 維 天 之 - bui chưng đạo trời.

TRỚ : trớ tước - 嚼 nhấm nuốt.

TÁP : tra vào mồm.

PHI : tiếng cãi nhau.

 : cô nông - 噥 nói dai (lải nhải).

6 NÉT

[sửa]

TRÁ 1 : quát thét. 2: nói lúng búng (vừa ăn vừa nói).

 : cười ầm. Một âm là điệt: cắn.

DI 1 : gào. Tục dùng làm lời nói kinh quái, như ta nói: Chào! Ôi chao! v.v..

1 : tư ta - 嗟 than thở. 2: mưu bàn. 3: tư đi, tư lên; văn thư của các quan đi lại gọi là tư văn - 文.

MỄ : mễ đột - 突 dịch âm chữ mètre của Pháp, một thứ thước đo của nước Pháp. Một âm là mị. Tiếng dê kêu.

CHỈ : thước, nhà Chu định tám tấc gọi là một chỉ.

GIẢO : cắn vào xương, nguyên là chữ giảo 齩.

LẠC : cãi lẽ. Một âm là khách, khạc ra máu gọi là khách huyết - 血. Ta quen đọc là khạc huyết.

CHA : tục tự xưng mình là cha, cũng đọc là gia.

KHÁI : ho (ho không có đờm), cũng như chữ khái 欬.

ĐÀO : tiếng gào khóc.

HÀM 1 : khắp cả. 2 : đều, hết thảy. Một âm là giảm, cùng nghĩa với chữ giảm 減.

HƯU : nói rầm rầm. Một âm là hủ, ủ hủ 噢 - yên ủi một cách thiết tha xót xa.

YẾT : cổ họng. Một âm là yến: nuốt xuống. Lại một âm là ế: nghẹn ngào, như: ngạnh ế 梗 - nghẹn cổ không nói được.

Y : y ngô - 唔 tiếng ngâm nga.

AI 1 : thương. 2 : không có mẹ gọi là ai. Kẻ để tang mẹ mà còn cha gọi là ai tử - 子.

PHẨM 1: nhiều thứ. Vật có nhiều thứ nên gọi là vật phẩm hay phẩm vật 品 -. Một cái cũng gọi là một phẩm. 2 : phẩm hàm, ngày xưa đặt ra chín phẩm chính tòng, từ nhất phẩm cho chí cửu phẩm, để phân biệt phẩm tước cao thấp. 3 : phẩm giá, như: nhân phẩm 人 - phẩm giá người. 4 : cân lường, như: phẩm đề 品 -, phẩm bình 品 - nghĩa là cân lường đúng rồi mới đề mới nói.

SẨN : mỉm cười.

HỐNG 1 : hống phiến - 騙 đánh lừa, tới rủ rê. 2 : tiếng ầm ầm.

SỈ : há miệng, cũng đọc là đá (trong thần chú thường dùng).

OA : thổ ra.

CÁP 1 : uống nước. 2 : cá ngáp miệng. 3 : cáp cáp - - tiếng cười khanh khách.

TAI 1 : tiếng trợ ngữ, nghĩa là vậy thay! 2 : mới, âm lịch cứ đến ngày mồng ba gọi là tai sinh minh - 生 明 nghĩa là ngày mặt trăng mới sáng.

7 NÉT

[sửa]

VIÊN 1 : số quan, như: thiết quan nhược can viên 設 官 若 干 - đặt ngần này viên quan. 2 : bức viên 幅 - cõi đất rộng hẹp. Tục quen viết là 貟. Một âm là vân, cùng nghĩa với chữ vân 云.

CA : anh, em gọi anh là ca.

NGA : ngâm nga.

TIẾU : méo miệng, cũng đọc là tiêu. Một âm là sáo. 1 : sáo tử - 子 cái còi. 2 : sáo, phép binh nhà Thanh một trăm tên lính gọi là một sáo. Ðội quân đi tuần phòng gọi là tuần sáo 巡 - hay phóng sáo 放 -.

1 : tiếng đệm cuối câu nói, nhà Nguyên hay dùng. 2 : dặm nước Anh (mile). Mỗi dặm Anh là 1609 mét.

KHỐC : khóc to.

HAO 1 : gầm hét, tiếng thú dữ phát khùng kêu gào. 2 : hao suyễn - 喘 bệnh hen.

TRIẾT : khôn, người hiền trí gọi là triết, như: tiên triết 先 -, tiền triết 前 - nghĩa là người hiền trí trước.

TRIẾT : xem 啁 ở sau.

BỘ 1 : mớm (chim mẹ mớm chim con). 2 : nhai

HANH : tiếng đau đớn rên rỉ.

NGẠNH : nghẹn. Nức nở không khóc ra tiếng gọi là ngạnh yết - 咽.

CẢ : khá. Ta quen đọc là chữ khả.

NGHIỄN : hỏi thăm. Hỏi thăm gia đình có tang điếu gọi là nghiễn.

BÁI 1 : tiếng Phạn, nghĩa là chúc tụng, bên Tây vực có cây bái đa, nhà Phật dùng lá nó viết kinh gọi là bái diệp - 葉, cũng gọi là bái đa la. 2 : canh, tăng đồ đọc canh tán tụng các câu kệ gọi là bái tán - 讚.

TOA : xuýt làm, xúi làm, như: toa tụng - 訟 xúi kiện.

ẤP : ô ấp 嗚 - ngắn hơi (thở hổn hển).

AI : lời than thở về sự đáng ghét. Như ta nói: Chao ôi!

 : sụt sịt, thương mà không khóc gọi là . Một âm là hy, cùng nghĩa như chữ 欷.

ĐƯỜNG 1 : nói khoác, nói không có đầu mối gì gọi là hoang đường 荒 -, không chăm nghề nghiệp chính đính cũng gọi là hoang đường. 2 : họ Ðường. Vua Nghiêu họ là Ðào Ðường, cách đây chừng 4250 năm, Lí Uyên lấy nước của nhà Tùy, cũng gọi là nhà Ðường, cách đây chừng 1330 năm. 3 : nước Ðường. 4 : nước Tàu, đời nhà Ðường đem binh đánh chận các nơi, nên người nước ngoài mới gọi nước Tàu là nước Ðường, người Tàu cũng vẫn tự xưng là người Ðường.

TẠO : la tạo 羅 - dức lác, rầm rĩ.

8 NÉT

[sửa]

PHỦNG 1 : cười to. 2 : ngâm tụng. Tụng kinh kéo dài giọng ra gọi là phủng kinh - 經, cùng nghĩa như chữ phúng 諷.

THỤ : bán đi, bán ra.

DUY : độc chỉ, bui, cũng như chữ duy 惟. Một âm là duỵ: dạ, tiếng thưa lại ngay.

XƯỚNG 1 : hát. 2 : xướng, hát trước để cho người ta hoạ lại là xướng.

LỆ : chim kêu, tiếng hạc kêu gọi là hạc lệ 鶴 -.

ÚM : tiếng Phạn, tiếng đầu các câu thần chú.

THÓA 1 : nhổ, nhổ nước dãi đi gọi là thóa. 2 : chán ghét, như: thóa khí - 棄, thoá mạ - 罵 mắng nhiếc, v.v...

TRÙ : trù triết - 哳 tiếng chim kêu (ríu rít).

TRÁC : mổ, chim ăn gọi là trác.

THƯƠNG 1 : đắn đo, như: thương lượng - 量, thương chước - 酌 nghĩa là bàn bạc đắn đo với nhau. 2 : buôn, như thương nhân - 人 người buôn, thương gia - 家 nhà buôn, v.v... 3 : tiếng thương, một tiếng trong năm thứ tiếng. Tiếng thương thuộc về mùa thu, nên gió thu gọi là thương táp - 飈. 4 : sao Thương, tức là sao hôm. 5 : nhà Thương, vua Thang thay nhà Hạ lên làm vua gọi là nhà Thương, cách nay chừng 3650 năm. 6 : khắc, đồng hồ ngày xưa cho mặt trời lặn ba thương là buổi tối, thương tức là khắc vậy.

VẤN 1 : hỏi, cái gì không biết đi hỏi người khác gọi là vấn. 2 : Tra hỏi, tra hỏi kẻ có tội tục gọi là vấn. 3 : hỏi thăm, như: vấn nhân ư tha bang - 人 於 他 邦 thăm tặng người ở nước khác. 4 : làm quà. 5 : tin tức gọi là âm vấn 音 -. 6 : lễ ăn hỏi gọi là lễ vấn danh - 名. 7 : mệnh lệnh. 8 : nghe, cùng nghĩa như chữ văn 聞.

THỐI : nếm, khạc nhổ. Một âm là tối: cáu, gắt nhau.

XIỆP : điệp xiệp - 喋 mổ đớp, tả dáng loài chim tước ăn tôm cá, cũng viết là 唼. Một âm là tiệp, như: tiệp huyết - 血 cắt máu ăn thề.

KHẢI 1 : mở, như khải môn - 門 mở cửa, tỏ ý mình ra cũng gọi là khải. 2 : khải xử - 處 yên nghỉ. 3 : bày giải, như: khải sự - 事 bày giải công việc... tờ bồi cũng gọi là thư khải 書 -.

ĐẠM : ăn.

ĐẠM : ăn, lấy lợi nhử người cũng gọi là đạm.

BỈ : cũng như chữ bỉ 鄙, nay dùng làm tiếng để chia vạch các vùng đất. Tục đọc là chữ đồ 圖.

XUYẾT 1 : nếm, mút. 2 : mếu máo, sụt sùi.

ÁCH : ách ách tiếng cười sằng sặc. Một âm là á: câm, á tử - 子 kẻ câm. Lại một âm là nha. 1 : nha ẩu - 嘔 bập bẹ (học nói). 2 : nha nha - - tiếng chim kêu.

ĐÀO : hào đào 號 - gào khóc, tục viết là hào đào 嚎 -.

9 NÉT

[sửa]

THÍ : những, bất thí 不 - chẳng những. Sách Ðại Học nói bất thí nhược tự kì khẩu xuất 不 - 若 自 口 出 nghĩa là trong lòng yêu thích chẳng những như miệng đã nói ra.

ĐỀ 1 : kêu khóc. 2 : hót, như oanh đề 鶯 - chim vàng anh hót.

THU : thu thu - - tiếng kêu ti tỉ.

KHÁCH : khách khách tiếng nôn ọe.

NGUNG 1 : môi cá dẩu lên, vì thế nên mọi người cùng trông mong mến nhớ gọi là ngung ngung - -. Cũng đọc là vu 于. Một âm là ngu: tiếng nhịp (tiếng ứng nhịp lại).

ỦY : tục dùng như chữ ủy 餵 (cho loài động vật ăn).

NAM : nam nam - - tiếng nói lầm rầm.

10 NÉT

[sửa]

11 NÉT

[sửa]

12 NÉT

[sửa]

13 NÉT

[sửa]

14 NÉT

[sửa]

16 NÉT

[sửa]

17 NÉT

[sửa]

18 NÉT

[sửa]

19 NÉT

[sửa]

21 NÉT

[sửa]

PHỤ LỤC

[sửa]