Bước tới nội dung

Lời nguyện tâm quyết

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Lời nguyện tâm quyết  (1963) 
của Thích Quảng Đức
Nguyên văn
Nguyên văn

Nguyên văn Chữ Nôm

[sửa]

唎願心決

[sửa]

碎羅琵丘釋廣德,住持廚觀世音,富潤,嘉定。認𧡊佛教渃茹當𣅶迎𫤋。碎羅沒修仕命名羅長子𧵑如来,空𥙪㨿𡓮恬然坐視,底朱佛教消忘,𢧚碎𢝙𨤔發願燒身假暫呢,供養諸佛底回向功德保存佛教。蒙恩𨒒方諸佛、諸大德、僧尼證明朱碎達成志願如𡢐:

  • 沒羅,蒙恩佛𡗶加護總統吳庭燄𤎜焠執認𠄼願望最少𧵑佛教越南記𥪝版宣吿。
  • 𠄩羅,𢘾恩佛子慈悲加護朱佛教越南特長存不滅。
  • 𠀧羅,蒙𢘾洪恩德佛加護朱諸大德、僧尼、佛子越南諍塊災難、恐佈、扒咟、緘𨆓𧵑仉姦惡。
  • 𦊚羅,求願朱坦渃清平、國民安樂。

𠓀欺𥄮眜𧗱境佛,碎珍重敬𢭮唎朱總統吳庭燄𢧚𥙩𢚸博愛慈悲對唄國民,調施行政册平等宗教底渃茹稱宴𨷈𣇫。 碎窃他呌噲諸大德、僧尼、佛子𢧚團結 一智,犧牲底保存佛教。

南無阿彌陀佛。

爫在廚印光,𣈜𦊚𣎃𦒹𢆥沒𠦳𠃩𤾓𦒹𨒒𠀧。琵丘釋廣德手記。

Phiên âm

[sửa]

Lời nguyện tâm quyết

[sửa]

Tôi là Tỳ-kheo Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định. Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa. Tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai, không lẽ cứ ngồi điềm nhiên toạ thị, để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui vẻ phát nguyện thiêu thân giả tạm này, cúng dưỡng chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức, Tăng ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:

  • Một là, mong ơn Phật Trời gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên cáo.
  • Hai là, nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.
  • Ba là, mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác.
  • Bốn là, cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, đều thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để nước nhà xưng yến muôn thuở. Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.

Nam mô A-di-đà Phật

Làm tại chùa Ấn Quang, ngày bốn tháng sáu năm một ngàn chín trăm sáu mươi ba. Tỳ-kheo Thích Quảng Đức thủ ký.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1975. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)