Bước tới nội dung

Luân lý giáo khoa thư - Lớp Dự bị/32

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

32. — Mau trí-khôn.

Người mau trí-khôn là người sáng việc và lanh trí, gặp khi nguy biến, hoặc có điều gì khó-khăn, chế biến ngay được, không bối-rối hoảng-hốt. Mau trí-khôn là rất có ích cho người ta.

Tiểu dẫn.Chuyện một đứa trẻ mau trí-khôn.

Ông Lương-Thế-Vinh là người có danh tiếng nước ta ngày trước. Thuở còn nhỏ, ông đã có tiếng thông minh. Một hôm, ông
Lương-Thế-Vinh đổ nước vào bồ.
đang chơi với lũ trẻ ở bờ đường. Có một người đi qua đấy, muốn thử xem đứa nào mau trí-khôn hơn, bèn đem trái bưởi bỏ xuống một cái hố[1] (lỗ) sâu, rồi đố lũ trẻ rằng: « Đứa nào lấy lên được thì tao thưởng cho tiền. » Những đứa trẻ kia đứng ngơ-ngác, không biết làm thế nào. Lương-Thế-Vinh chạy đi múc nước đổ đầy hố[1], trái bưởi tự nhiên nổi lên, lấy ngay được. Ai cũng khen Lương-Thế-Vinh là đứa trẻ mau trí-khôn.

Giải nghĩa.Chế biến = thay đổi cho khỏi hỏng việc.

Câu hỏi. — Ông Lương-Thế-Vinh thuở nhỏ có tiếng là người thế nào? — Người ta thử lũ trẻ thế nào? — Ông làm thế nào mà lấy được trái bưởi ở dưới hố?

Cách-ngôn.Gặp việc khó không nên rồi trí.

  1. a ă hang