Luân lý giáo khoa thư - Lớp Dự bị/34
Tính[1] lười-biếng[2] là tính không muốn làm-lụng khó nhọc, chỉ ăn không ngồi rồi. Ai có tính xấu ấy, thì không học-hành gì được, chung thân là người vô ích cho mình, cho nhà và cho xã-hội.
Tiểu dẫn. — Một đứa bé lười-biếng.
Lân là một đứa bé lười-biếng[2]. Sáng thì dậy trưa, mặt
không rửa, đầu không chải. Ở nhà, không bao giờ nó chịu làm-lụng
Lân phải đi học nghề thợ mộc.
việc gì để giúp đỡ cha mẹ. Cha mẹ cho đi học, thì không
chịu học-hành và lại hay trốn đi chơi. Thầy giáo quở phạt mãi
không được, phải đuổi ra không cho học nữa. Cha mẹ nó thấy nó
lười biếng như thế, lấy làm buồn rầu lắm, và chẳng lẽ để nó
ngồi ăn không, mới cho đi ở làm công với người làng bên cạnh.
Người ta bắt nó làm-lụng khổ-sở, bấy giờ nó mới biết hối, nhưng
chậm quá mất rồi.
Câu hỏi. — Thằng Lân là người thế nào? — Tại làm sao nó đi học lại phải đuổi? — Tại làm sao mà cha mẹ nó buồn? — Cha mẹ cho nó đi làm gì? — Về sau nó biết hối thế nào?
Cách-ngôn. — Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa.