Một con sông lạnh

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Một con sông lạnh  (1941) 
của Nguyễn Bính

In trong tập thơ Mười hai bến nước do nhà xuất bản Hương Sơn ấn hành vào năm 1942.

Chén sầu nghiêng giữa tràng giang
Canh gà bên nớ giằng sang bên này
Khoan đàn, em hãy gắng say
Một đêm, chỉ một đêm nay thôi mà...
Chúng tôi người bến sông xa
Giang hồ một chuyến về qua xứ này
Phiền em dăm bảy đường tay
Một con sông lạnh vài dây tơ tằm.

Rưng rưng ánh nến hoen vàng
Hơi men lắng xuống tiếng đàn cao lên
Ô nàng, chẳng phải là em
Tôi nghe vó ngựa hoà Phiên rộn ràng
Ðừng em, quên đấy, thôi nàng
Ðất Hồ xa quá, nàng sang sao đành!
Trời ơi! Hán đế vô tình
Tôi xin đốt cả kinh thành ấy đi!
Chưa say, em đã say gì
Chúng tôi còn uống, còn nghe em đàn.

Rưng rưng ánh nến hoen vàng
Ðôi dây nức nở muôn vàn nhớ thương
Ðôi dây như thể đôi đường
Em ơi! Hà Nội là phương hướng nào?
Ðêm tàn chẳng có chiêm bao
Ðêm tàn có mấy chòm sao cũng tàn
Chén sầu đổ ướt tràng giang
Canh gà bên nớ giằng sang bên này
Lạy trời đừng sáng đêm nay
Ðò quên cập bến, tôi say muôn đời
Chiêu Quân lên ngựa mất rồi!


Huế, 1941

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)