Nàng bước tới

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nàng bước tới  (1939) 
của Bích Khê

Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọc;
Như nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương;
Là nơi đây đoàn tụ nhạc mười phương
Ứ thành xuân cho niền hoa bất tuyệt,
Cho mở rộng muôn cảm hoài tinh khiết;
Cả thời gian dồn lại ở bàn tay;
Hồn hoa men ôm cả trí đêm nay
Tìm thi vị bay rờn qua ý sắc...
Ai giam lỏng một vì sao giữa mắt
Ánh con ngươi hàm súc biết bao lời?
Lời truyền sóng đánh điện khắp muôn trời.
Chữ bí mật chứa ngầm hơi chất nổ...
Nàng bước tới là tim tôi lay đổ!
Đường thăng thiên tình cứ việc bay lên.
Tôi lạy trời! Tôi lạy cả vô biên!
Tình tôi sững vì ăn nhiều ánh sáng,
Nao nao quá, hồng thơm vì ửng rạng,
- Quả nhân duyên mùi mẫn vị phong trần

Nàng! Nàng! Nàng! Không có nữa châu thân;
Xác là mộng mà tình là tuyệt đích!
Hỡi không gian! Hãy tan ra tiếng địch
Của lòng yêu ca ngợi tuyệt vời cao!
Hỡi trần gian! Hãy chết ngột trong sao
Cho chân lý như lưỡi kiếm;
Cho tình ta xô dồn sung cực điểm;
Và hào quang khiêu vũ với hào quang...

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)