Biên dịch:Nghị quyết lập pháp 1450 Thượng viện Tiểu bang New York

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết lập pháp 1450 Thượng viện Tiểu bang New York  (2011) 
của Thượng viện tiểu bang New York, Hoa Kỳ, do Wikisource dịch từ tiếng Anh
Vào ngày 03 tháng 5 năm 2011, Thượng viện Tiểu bang New York đã thông qua Nghị quyết lập pháp số 1450 công nhận tháng 5 năm 2011 là tháng Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và kỷ niệm 12 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, 13 tháng 5 năm 2011

Thượng viện số 1450

Đề xuất bởi Thượng nghị sĩ Martins và Mariar

Công nhận tháng 5 năm 2011 là tháng Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, và kỷ niệm 12 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ngày 13 tháng 5 năm 2011

Xét rằng, Cơ quan lập pháp lấy làm vinh dự công nhận tháng 5 năm 2011, là tháng Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, và để kỷ niệm 12 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới,ngày 13 tháng 5 năm 2011, ở công viên quảng trường Union; và

Xét rằng, Pháp Luân Đại Pháp, cũng được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tập tự cải biến bản thân bắt nguồn từ văn hóa cổ truyền Trung Quốc dựa trên cơ sở rèn luyện thân thể và tâm tính thông qua các bài tập đặc biệt và bài thiền định; và

Xét rằng, Sự kiện đặc biệt này kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992 bởi ông Lý Hồng Chí, hiện đang cư trú ở Mỹ; và

Xét rằng, Môn tập Pháp Luân Đại Pháp vốn đơn giản; chủ yếu gồm hai phần, rèn luyện bản thân thông qua việc học và tập luyện các bài tập nhẹ nhàng; và

Xét rằng, các học viên Pháp Luân Đại Pháp nỗ lực sống theo nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn để nâng cao đạo đức, và về phần mình, thu được những lợi ích sức khỏe kỳ diệu; và

Xét thấy, Môn tập Pháp Luân Đại Pháp đi xa hơn việc trị bệnh khỏe thân mà nhắm tới mục tiêu đạt được trí tuệ cao hơn và sự giác ngộ; và

Xét rằng, Nguyên lý Pháp Luân Đại Pháp cổ súy quan niệm rằng khi tâm trọng sạch, tâm trí cân bằng, và cơ thể tràn đầy năng lượng, thì tự nhiên đạt được sức khỏe và hạnh phúc; những người tập luyện đã từ bỏ thói nghiện ngập và các thói xấu; gia đình hòa thuận, và xã hội biết trân quý những có giá trị đạo đức và mang ý nghĩa tích cực trong cuộc sống; và

Xét rằng, có thể chứng minh được hiệu quả của Pháp Luân Đại Pháp trong việc cải biến sức khỏe, cũng như các nguyên lý nền tảng, đã trở nên vô cùng phổ biến trên khắp thế giới và đã thu hút người dân hơn 40 quốc gia; và

Xét rằng, đối với người dân Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp đã cấp cho họ một nguồn sức mạnh để đối diện với cuộc bức hại; Mặc dù môn tập bị cấm ngay ở nơi mà nó được khai sinh, các học viên vẫn kiên định theo đuổi tín ngưỡng tinh thần của mình, bất chấp nguy cơ bị bỏ tù hay hay còn tồi tệ hơn nữa; và

Xét rằng, Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tập luyện mang lại sức khỏe tốt hơn và tâm trí an lạc cho hàng triệu người trên thế giới; Bây giờ, vì vậy

Quyết nghị, rằng Cơ quan lập pháp sau khi cân nhắc đã đi đến việc công nhận tháng 5 năm 2011, là tháng Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, và để kỷ niệm 12 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ngày 13 tháng 5 năm 2011; và thêm nữa

Quyết nghị, rằng các bản sao của Nghị quyết này, bao hàm đủ ý, sẽ được chuyển tới các học viên Pháp Luân Đại Pháp của Tiểu bang New York.

Được thông qua tại Thượng viện vào Ngày 03 tháng 5 năm 2011

Theo yêu cầu của Thượng viện

Thư ký, Francis W. Patience

Liên kết ngoài[sửa]

Chú thích cuối trang[sửa]

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ vì nó là một sắc lệnh của chính phủ, địa phương hoặc nước ngoài. Xem § 313.6(C)(2) của Bản trích yếu III: Thực hành Văn phòng Bản quyền. Các tài liệu này bao gồm "đạo luật lập pháp, phán quyết của tòa án, quyết định hành chính, pháp lệnh công cộng, và các văn bản pháp lý chính thức tương tự" cũng như "bất kỳ bản dịch nào do nhân viên chính phủ thực hiện khi đang làm nhiệm vụ chính thức".

Các tài liệu này không bao gồm các tác phẩm của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, Liên Hiệp Quốc, hoặc bất kỳ cơ quan chuyên môn nào của Liên Hiệp Quốc. Xem Bản trích yếu III § 313.6(C)(2) và 17 U.S.C. 104(b)(5).


Một sắc lệnh của chính phủ không phải Hoa Kỳ có thể vẫn có bản quyền ở bên ngoài Hoa Kỳ. Tương tự như {{PVCC-trong-CP Hoa Kỳ}}, Thực hành Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ ở trên không ngăn cản việc các tiểu bang Hoa Kỳ hoặc các địa phương giữ bản quyền ở nước ngoài, tùy theo luật bản quyền nước ngoài và quy định tư pháp.
 
Bản dịch:

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.