Nghị quyết số 241 NQ/TVQH

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết số 241 NQ/TVQH về việc thành lập Hội đồng bầu cử và danh sách thành viên Hội đồng bầu cử  (1964) 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 24 tháng 2 năm 1964.

Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;

Căn cứ vào Điều 19 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959,

QUYẾT ĐỊNH:

Thành lập Hội đồng bầu cử gồm các vị có tên sau đây, để phụ trách việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III sẽ tiến hành trên toàn miền Bắc ngày chủ nhật 26 tháng 4 năm 1964, theo nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959:

1- Ông Trường Chinh, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

2- Ông Hoàng Văn Hoan, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam;

3- Ông Nguyễn Xiển, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam;

4- Ông Trần Đăng Khoa, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam;

5- Thượng tướng Chu Văn Tấn, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội;

6- Ông Trần Huy Liệu, Chủ nhiệm Uỷ ban thống nhất của Quốc hội;

7- Ông Lê Quảng Ba, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Hội đồng Chính phủ;

8- Ông Tôn Quang Phiệt, Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

9- Ông Trần Xuân Bách, Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

10- Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam;

11- Ông Nguyễn Hữu Khiếu, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương Đảng lao động Việt Nam;

12- Bà Nguyễn Thị Thập, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

13- Bà Lê Chân Phương, Uỷ viên Thường trực Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

14- Ông Vũ Quang, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam;

15- Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;

16- Ông Đặng Thai Mai, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam;

17- Ông Trương Tấn Phát, luật sư, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam;

18- Linh mục Vũ Xuân Kỷ, Chủ tịch Uỷ ban Liên lạc những người công giáo yêu Tổ quốc yêu hòa bình toàn quốc;

19- Pháp sư Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam;

20- Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam;

21- Bà Bùi Thị Cẩm, luật sư, Uỷ viên Thường trực Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

22- Ông Hồ Đắc Di, giám đốc Trường đại học y dược Hà Nội;

23- Ông Y Sang, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Hội đồng Chính phủ;

24- Ông Trần Duy Hưng, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội;

25- Ông Trần Đình Tri, Thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".