Bước tới nội dung

Nghị quyết số 598 NQ/TVQH

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết số 598 NQ/TVQH về việc quy định bổ sung số thẩm phán và ủy viên Ủy ban thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh, huyện và cấp tương đương  (1979) 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 29 tháng 8 năm 1979.

Căn cứ vào Điều 5 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14-7-1960;

Căn cứ vào Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương ngày 23-3-1961 và Pháp lệnh ngày 15-01-1970 sửa đổi Điều 15 của Pháp lệnh nói trên;

Căn cứ vào tình hình nhiều tỉnh, huyện và đơn vị hành chính tương đương đã được hợp nhất thành những đơn vị rộng lớn hơn;

Xét cần bổ sung số Thẩm phán và ủy viên Ủy ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh, huyện và cấp tương đương để đáp ứng nhu cầu công tác;

Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

[sửa]

- Số Thẩm phán của các Tòa án nhân dân tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương, kể cả Chánh án và Phó Chánh án, nhiều nhất không quá 17 người. Số ủy viên Ủy ban Thẩm phán của các Tòa án đó nhiều nhất không quá 7 người.

- Số thẩm phán của các Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, kể cả Chánh án và Phó Chánh án, nhiều nhất không quá 21 người. Số ủy viên Ủy ban Thẩm phán của các Tòa án nhân dân đó nhiều nhất không quá 9 người.

- Số Thẩm phán của Tòa án nhân dân huyện, thị xã, kể cả Chánh án và Phó Chánh án, nhiều nhất không quá 7 người.

- Số Thẩm phán của Tòa án nhân dân quận, khu phố, thành phố thuộc tỉnh, kể cả Chánh án và Phó Chánh án, nhiều nhất không quá 11 người.

Điều 2.

[sửa]

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào nhu cầu công tác của mỗi Tòa án nhân dân địa phương mà hướng dẫn cụ thể về số Thẩm phán và ủy viên Ủy ban Thẩm phán cần được bầu trong phạm vi quy định nói trên, bảo đảm tổ chức gọn nhẹ, có hiệu suất công tác cao.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".