Nghị quyết số 668 NQ/HĐNN7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết số 668 NQ/HĐNN7 về phụ cấp của đại biểu Quốc hội và mức lương của Chủ tịch và Phó Chủ tịch, ủy viên Hội đồng Nhà nước và các Ủy ban  (1985) 
của Hội đồng Nhà nước Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1985.

Căn cứ vào Điều 23 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước,

Căn cứ vào ý kiến nhất trí trong phiên họp thường lệ của Hội đồng Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1985,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1[sửa]

Mỗi đại biểu Quốc hội được hưởng một khoản phụ cấp về hoạt động của đại biểu Quốc hội hàng năm: Một nghìn Hai trăm đồng (1.200đ).

Điều 2[sửa]

Lương của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch và phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban thường trực của Quốc hội được quy định như sau:

1- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: 1.100đ

2- Chủ tịch Quốc hội: 1.000đ

3- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Nhà nước: 950đ

4- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khác: 870đ

5- Phó Chủ tịch Quốc hội: 820đ

6- Chủ tịch Hội đồng dân tộc: 820đ

7- Uỷ viên Hội đồng Nhà nước: 770đ

8- Chủ nhiệm các Uỷ ban thường trực của Quốc hội: 770đ

9- Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc: 718đ

10- Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban thường trực của Quốc hội: 668đ

Điều 3[sửa]

Các Phó Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng Nhà nước không chuyên trách công tác của Hội đồng Nhà nước; các Phó Chủ tịch Quốc hội không chuyên trách công tác của Quốc hội; Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc không chuyên trách công tác của Hội đồng dân tộc; các Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các uỷ ban thường trực của Quốc hội không chuyên trách công tác của Uỷ ban thì hưởng mức lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình, do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ. Nếu mức lương thấp hơn mức quy định trong Quyết định này thì được phụ cấp bù chênh lệch cho đủ mức quy định và do Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đài thọ.

Điều 4[sửa]

Quyết định này được thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 1985.

Điều 5[sửa]

Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".