Nghị quyết số 87 NQ/TVQH

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nghị quyết số 87 NQ/TVQH về nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội  (1962) 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 16 tháng 1 năm 1962.

Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1[sửa]

Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan giúp việc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoạt động theo quyền hạn và nhiệm vụ ghi trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội.

Điều 2[sửa]

Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ:

1- Phục vụ các cuộc họp của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của các Uỷ ban của Quốc hội:

- Nghiên cứu các vấn đề và chuẩn bị các dự án do Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội giao cho;

- Nghiên cứu chương trình và tổ chức các cuộc họp;

- Nghiên cứu thủ tục làm việc của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của các Uỷ ban của Quốc hội.

2- Phục vụ việc liên hệ giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội với Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Hội đồng nhân dân địa phương và các đại biểu Quốc hội.

3- Nghiên cứu các vấn đề về bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân, phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chủ trì cuộc tuyển cử đại biểu Quốc hội.

4- Quản lý công tác hành chính của Quốc hội:

- Quản lý các văn kiện và tài liệu của Quốc hội;

- Quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tiền tương, tài sản và tài vụ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

5- Phục vụ việc tiếp nhân dân, nghiên cứu và đề ra cách giải quyết các đề nghị và nguyện vọng của nhân dân.

6- Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong công tác đối ngoại.

Điều 3[sửa]

Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội đặt dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Giúp việc Tổng thư ký có một hay nhiều Thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Tổng thư ký giải quyết công việc thường ngày của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Tổng thư ký chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác của Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 4[sửa]

Tổ chức Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:

- Vụ Hành chính;

- Vụ Pháp chính;

- Vụ Dân chính.

Vụ có thể chia ra nhiều phòng.

Ngoài các vụ ra, có thể tổ chức những phòng trực thuộc Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Việc thành lập hoặc bãi bỏ một vụ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Nhiệm vụ và tổ chức cụ thể của các vụ, các phòng do Tổng Thư ký quy định.

Điều 5[sửa]

Vụ do Vụ trưởng điều khiển; giúp việc Vụ trưởng có thể có một hay nhiều Vụ phó.

Phòng do Trưởng phòng điều khiển; giúp việc Trưởng phòng có thể có một hay nhiều Phó phòng.

Vụ trưởng, Vụ phó do Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Thư ký.

Trưởng phòng, Phó phòng và những cán bộ, công nhân, viên chức khác do Tổng Thư ký bổ nhiệm.

Điều 6[sửa]

Tổng Thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".