Quốc văn trích diễm/2
2. — NGƯỜI BỒ-NHÌN
Quyền trọng ra uy (oai) trấn cõi bờ,
Vốn lòng vì nước há ví dưa! 1
Xét soi trước mặt đôi vừng ngọc, 2
Vùng vẫy trên tay một lá cờ.
Dẹp giống chim muông xa phải lánh, 3
Dể quân cày cuốc gọi không thưa.
Mặc ai nhẩy nhót đường danh lợi,
Ơn nước đầm đìa hạt móc mưa.
CHÚ-THÍCH. — 1. Nguyên tục-ngữ ta có câu: bồ-nhìn giữ dưa. — 2. Hai vừng mặt trời mặt trăng; làm bồ-nhìn đứng giữa đồng lúc nào cũng có mặt trời hoặc mặt trăng soi trốc đầu. — 3. Người ta lấy bồ-nhìn để ngoài ruộng cho chim muông nó sợ không dám đến phá hoa mầu (huê lợi).
CÂU HỎI — I. Ý tưởng. — 1. Bài thơ này về thể gì? Có ngụ ý gì?
2. Hai câu đề nói ý gì? — Hai câu thực tả có rõ người bồ-nhìn không? — Nói rõ hai câu luận kể công trạng và khí phách người bồ-nhìn. — Hai câu kết nói ý gì?
3. Nói rõ bài này tuy đầu đề tầm thường mà tả ra khí-tượng một ông vua.
II Lời văn — 1. Quyền trọng ra uy: nghĩa gì? Vốn lòng vì nước há vì dưa: sao vậy? Thế nào gọi là: giống muông? Hạt móc mưa nói bóng là gì?
2. Bài thơ này có giọng gì? Thuộc về lối thơ nào? Kể qua phép tắc lối thơ ấy.