Bước tới nội dung

Quốc văn trích diễm/Kinh nghĩa

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

KINH-NGHĨA

Trong các lối văn không vần của ta có nhiều lối cũng phải theo khuôn-khổ phép-tắc riêng, chứ không được tự-do như lối văn xuôi. Các lối ấy như kinh-nghĩa, văn-sách, tứ-lục, đối-liên, v. v. thường dùng trong việc thi cử của ta hồi xưa.

I. Kinh-nghĩa là gì? — Kinh-nghĩa là thích nghĩa kinh truyện, vì thường trích một vài câu trong kinh truyện ra đầu bài, mình phải thay lời người xưa mà thích giải cho rõ ràng. Bởi vậy cũng gọi là tinh nghĩa.

II. Phép làm kinh-nghĩa. — Lối kinh-nghĩa thông dụng nhất là lối bát-cổ (nghĩa là có tám vế). Các đoạn mạch trong lối bát-cổ như sau này:

Bát-cổ: tám vế đối nhau 1. Phá-đề Lời mình nói để giải qua nghĩa đầu bài.
2. Thừa-đề Tự đoạn sau trở đi phải thay lời người xưa mà nói.
3. Khởi-giảng (préambule) nói khai mào để giảng ý đầu bài.
4. Khai-giảng (entrée en matière) có hai vế đối nhau mở ý đầu bài ra. Cuối đoạn này có một câu hoàn đề (position du sujet) láy lại câu đầu bài.
5. Trung-cổ (définition) có hai vế đối nhau, thích thực rõ nghĩa đầu bài.
6. Hậu-cổ (discussion) có 2 vế đối nhau, nghị-luận rộng ý đầu bài.
7. Kết-cổ (conclusion) có 2 vế đối nhau, tóm tắt ý đầu bài.
Cuối đoạn này có một câu thúc-đề thắt lại đầu bài là hết.