Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính - 饋張顯卿春餅
của Trần Nhân Tông

Trương Hiển Khanh: tức Trương Lập Đạo sang sứ nước ta hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1265 để "tuyên dụ" chiếu chỉ của vua Nguyên (Trần Thái Tông đã làm thơ tiễn trong dịp này). Lần thứ hai, vào năm 1291 (dưới triều Trần Nhân Tông) nhằm dụ nước ta quy phục và bắt Nhân Tông thân sang chầu. Nhưng do kết quả ba lần chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta, do thái độ mềm mỏng nhưng kiên quyết của vua tôi nhà Trần, Hiển Khanh đã phải có thái độ kính nể. Trong bài thơ họa đáp với vua Trần, Hiển Khanh đã viết: "An Nam tuy tiểu văn chương tại, Vị khả khinh đàm tỉnh để oa" (Nước An Nam tuy nhỏ nhưng có văn chương, Chưa thể nói một cách nông cạn họ là ếch ngồi đáy giếng).

Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

柘枝舞罷試春衫,
況值今朝三月三。
紅玉堆盤春菜餅,
從來風俗舊安南。

Giá chi vũ[1] bãi, Thí xuân sam[2],
Huống trị kim triêu tam nguyệt tam[3].
Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính[4],
Tòng lai phong tục cựu An Nam.

Múa giá chi xong, thử tấm áo ngày xuân,
Huống nữa hôm nay lại gặp tiết mồng ba tháng ba.
Bánh rau mùa xuân, như ngọc hồng bày đầy mâm,
Đó là phong tục của nước An Nam xưa nay.

   




Chú thích

  1. Giá chi vũ: múa giá chi. Việt âm thi tập chú: giá chi vũ vốn là thác bạt vũ, người ta chép lầm thành quen. Có thể giá chi vũ Nhân Tông nói ở đây là một điệu múa cổ của dân tộc Việt Nam
  2. Thí xuân sam: Thử tấm áo xuân, có lẽ cũng là tên một điệu múa
  3. Tam nguyệt tam: Mồng ba tháng ba là tiết Hàn thực (ăn đồ nguội), trong ngày đó nhân dân ta thường đi tảo mộ và ăn tết bằng các loại bánh, phổ biến nhất là bánh trôi, bánh chay...
  4. Bánh rau, ở đây có thể là bánh khúc