Sử ký Tư Mã Thiên/XXXVII-2
Lời bình của Lâm Tây Trọng
Phàm hai người chép chung vào một chuyện, đại-ước là nhân-cách có giống nhau. Riêng chuyện này đem một người trọng chết, một người không trọng chết, xét đoán cả vào một chỗ, chắc có ý sâu trong đó. Ông Long-Môn bị tội không chết, giống với cái ý tự-phụ tài mình của Quý-Bá, cho nên đem việc người giỏi coi trọng cái chết, biện-bạch cho đến nơi! Cuối lại nói Loan-Bá biết chỗ nên chết, nên mới coi thường cái chết. Ý nói: Quý-Bá nếu vì bị bán làm nô-lệ mà chết, thì có đâu được như Loan-Bá chết đáng chỗ chết, thoát không khỏi tiếng đời mai mỉa là trí đã kiệt, tội đã đầy! Đó là chỗ khác nhau của Núi Thái với lông hồng, chứ không phải là nhát chết! Thuần là đại-ý trong bức thư trả lời Nhâm-An[1] chẳng qua « giật chén rượu trên tay người, tưới khối lụy trong lòng mình » đó thôi.
- ▲ Xem ở dưới.