Thảo luận:Lĩnh Nam dật sử

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Văn thư lưu trữ mở Wikisource

So sánh bản ngụy tác của Việt Nam và bản gốc của Trung Quốc[sửa]

Hồi Bản dịch tiếng Việt (được dịch từ bản chữ Hán ký hiệu A.856/1-3. PARIS.EFEO.MF.I/2/216. mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm xác nhận là "ngụy tác, đánh tráo tiểu thuyết của Trung Quốc" [1]) Bản chữ Hán của Trung Quốc theo Wikisource tiếng Trung
Tác giả Ma Văn Cao (麻文高) hiệu Dịch Sơn Động Sĩ (嶧山峒士) người vùng sông Đà trước tác, Nhật Duật (日燏) tước Chiêu Văn Vương dịch và viết lời tựa năm Hưng Long Đinh Dậu (1297), Quốc Toản (國瓚) tước Hoài Văn Hầu, hiệu chính. Trương Hán Siêu (張漢超) hiệu Thăng Am (升庵) bình luận 花溪逸士編次,醉園狂客評點,琢齋張器也、竹園張錫光同參校 = Hoa Khê dật sĩ biên soạn, Túy Viên cuồng khách bình luận, Trác Trai Trương Khí Dã, Trúc Viên Trương Tích Quang cùng hiệu đính
Tựa Ngày tháng chạp niên-hiệu Hưng-long thứ năm, năm đinh-tị (1297) Quốc-thân Chiêu-văn-vương Nhật-Duật viết bài tự này ở mái tây-hiên nhà vương-để 時乾隆甲寅之蒲月五日,西園老人題於雙溪之草堂 = Ngày mồng năm tháng năm năm Giáp Dần niên hiệu Càn Long (1794), Tây Viên lão nhân [Dương Phượng Bào 楊鳳苞 (1754–1816)] đề ở Song Khê thảo đường
時乾隆癸丑中秋月醉園狂客謹志 = Rằm tháng tám năm Quý Sửu niên hiệu Càn Long (1793), Túy Viên cuồng khách cẩn chí
歲在甲寅蒲月中浣琢齋友人張器也撰 = Trung tuần tháng năm năm Giáp Dần, Trác Trai hữu nhân Trương Khí Dã soạn
I Nói về triều nhà Lý đời vua Nhân-tôn niên-hiệu Thái-Ninh thứ hai năm quí sửu (năm Hi-ninh thứ 6 đời vua Thần-tôn nhà Tống, lịch tây 1073) ở đất Lạc-thành châu Phong phủ lỵ Hạc-sơn quận Thanh-thụy có làng Trình-hương 話說神宗萬曆年間,廣東省潮州府程鄉縣 = Nói về vua (Minh) Thần Tông niên hiệu Vạn Lịch (1573–1620), ở huyện Trình Hương thuộc phủ Triều Châu tỉnh Quảng Đông
II Vãn sinh vốn người ở thôn Đào hoa. huyện Trình hương thuộc phủ Phong châu đất Lạc thành 晚生世居潮州府程鄉縣桃花村 = Vãn sinh ở thôn Đào Hoa, huyện Trình hương thuộc phủ Triều Châu
III Trước kia về đời nhà Đường các bậc tấn-thân tiên-sinh 明初縉紳先生 = Đầu thời Minh các bậc tấn thân tiên sinh
IV Đời nhà Đường về năm đầu niên-hiệu Trinh-quán, người Dao qui-phục về Tàu, vua Tàu lại phân về nước Việt quản-trị 明洪武初,瑤人來歸,設瑤蠻峒官 = Đầu niên hiệu Hồng Vũ thời Minh (1368–1398), người Dao quy phục, đặt ra quan Dao Man Động
IV Đến năm Nguyên-phong đời nhà Trần (1251) các ti-quan ăn tiền hối-lộ của người Dao 至隆慶間,諸司目受瑤人金幣 = Đến năm Long Khánh (1567–1572) các ti quan ăn tiền hối lộ của người Dao
IV Nay Đại-Tống Hoàng-đế nhất thống bốn bể 今大明皇帝,四海統一 = Nay Đại Minh Hoàng đế, nhất thống bốn bể
IV ta muốn theo như bà Tiển phu-nhân khi trước thần-phục về nhà Tùy, nhà Trần 奴今欲如洗夫人臣隋故事 = ta nay muốn theo như bà Tiển phu nhân thần phục nhà Tùy
IV hiện bây giờ triều Tống vua thời kiêu-căng, tôi thời xiểm-nịnh 今明朝君驕臣諂 = hiện bây giờ triều Minh vua thì kiêu căng, tôi thì siểm nịnh
IV Ngày:.. tháng... năm Hi-Ninh thứ bảy 萬曆年月日示 = Ngày tháng năm Vạn Lịch yết thị
IV Nay triều-đình dẫu vô-đạo 今明朝雖無道 = Nay triều Minh dẫu vô đạo
V Tiểu-sinh họ Hoàng, tự là Phùng Ngọc, người làng Trình-hương quận Thanh-sơn, phủ-lỵ Học sơn, nước Lạc viên 小生姓黃,小字逢玉,程鄉縣人氏 = Tiểu sinh họ Hoàng, tiểu tự là Phùng Ngọc, người huyện Trình Hương
VI cho ngươi đưa về trại Đào-hoa, làng Trình-hương 差爾送至程鄉縣桃花村 = cho ngươi đưa về thôn Đào Hoa, huyện Trình Hương
VI người Mán Mèo 瑤人 = người Dao
VI người châu Đà-bắc ở về ngọn sông Lô-giang nước Việt 越城人氏 = người ở Việt Thành
VI Phùng-Ngọc này là con nhà danh-giá, dân nước Tổ-Việt 逢玉名家子弟,天朝良民 = Phùng Ngọc này là con nhà danh giá, lương dân của thiên triều
X Tiểu sinh người làng Trình-hương quận Thanh-sơn, thuộc về châu Phong nước Việt 小生程鄉人氏 = Tiểu sinh người ở Trình Hương
XXVI Người ở thôn Đào-hoa làng Trình-hương 程鄉縣桃花村人氏 = Người ở thôn Đào Hoa huyện Trình Hương
XXVII Đại-Tống hiếu-tử Hoàng Khải-Ngu Khải-Lỗ chi mộ 大明孝子黃啟愚啟魯之墓 = Đại Minh hiếu tử Hoàng Khải Ngu Khải Lỗ chi mộ
  • Bản ngụy tác của Việt Nam cố tình gán ghép địa danh Trình Hương vào Phong Châu, Phú Thọ. Theo Baidu Baike thì huyện Trình Hương (程鄉縣) là địa danh ở Trung Quốc, ngày nay là Mai Huyện thuộc tỉnh Quảng Đông, không liên quan đến Việt Nam.
  • Bản ngụy tác của Việt Nam cố tình gán tên tác giả cho Ma Văn Cao và Trần Nhật Duật, trong khi tác phẩm toàn đề cập đến các nhân vật thời Minh, Trần Nhật Duật là người thời Trần, mất năm 1330, lúc đó nhà Minh còn chưa thành lập!
Hồi Đoạn Nhân vật
III Những bài văn này đều là những bậc có danh tiếng ở bản triều như là ông Trần Tế-Thái ông Hoàng-Đôn đều là tay lão tiên-sinh làm ra cả Trần Tế Thái (陳際泰) (1573–1640), tự là Đại Sĩ (大士), hiệu là Phương Thành (方城), người Bằng Điền, huyện Lâm Xuyên, Giang Tây, là nhà văn cuối thời Minh
Hoàng Thuần Diệu (黃淳耀) (1605–1645), tự là Uẩn Sinh (蘊生), hiệu là Đào Am (陶菴), lại hiệu là Thủy Kính Cư Sĩ (水鏡居士), người huyện Gia Định, Trực Lệ, là tiến sĩ cuối thời Minh, nghĩa sĩ chống Thanh
V Bên tả có một cái nhà ngăn làm hai phòng chính gian giữa treo một bức họa Dục-nhật bi-đình nét bút ông Trần Bạch-Sa: bên tả treo một bức chữ triện của ông Lê Dao-Thạch; bên hữu treo một bức họa-đồ Lâm-đường xuân-hiểu nét bút ông Lâm-Lang vẽ Trần Bạch Sa (陳白沙) tức là Trần Hiến Chương (陳獻章) (1428–1500), tự là Công Phủ (公甫), hiệu là Thạch Trai (石齋), có có hiệu là Thực Trai (實齋), người làng Đô Hội, Hội Thành, huyện Tân Hội, Quảng Đông, sau dời đến làng Bạch Sa nên được gọi là Bạch Sa tiên sinh (白沙先生), là nhà thư pháp, nhà thơ, nhà giáo dục, nhà tư tưởng thời Minh, sáng lập ra Lĩnh Nam học phái
Lê Dao Thạch tức là Lê Dân Biểu (黎民表) (1515–1581), tự là Duy Kính (惟敬), hiệu là Dao Thạch sơn nhân (瑤石山人), người huyện Tùng Hóa, Quảng Đông, là nhà thơ và nhà chính trị thời Minh
Lâm Lương (林良) (1436–1487), tự là Dĩ Thiện (以善), người Nam Hải, Quảng Đông, là họa sĩ cung đình thời Minh
V ngửng đầu lên trông thấy ở tiền-đường treo hoành-biển phỏng lối chữ lệ ông Lê Dao-Thạch viết ba chữ đại-tự: « Thuận-chính-đường» Xem Lê Dân Biểu ở trên
VI Ta nghe ông Lê Dao-thạch có đề ba chữ đại-tự: « Hoa-biểu-thạch 華 表 石 » ở đây, ai cũng lấy làm tốt Xem Lê Dân Biểu ở trên
VI Nguyên đất La-bàng này thiên-lý mênh-mông, vạn-sơn trùng-điệp xưa kia tướng quân Trần Lân thường bảo rằng: nếu đến chỗ này thời người không dám lìa giáp, ngựa không dám hạ yên Trần Lân (陳璘) (1543–1607), tự là Triều Tước (朝爵), hiệu là Long Nhai (龍崖), người huyện Ông Nguyên, phủ Thiều Châu, hành tỉnh Quảng Đông, là tướng lĩnh thời trung kỳ nhà Minh. Ông từng đem quân tiêu diệt cuộc nổi dậy của người Dao ở La Bàng, lấy đất của người Dao đặt ra La Định châu cùng hai huyện Đông An và Tây Ninh, được triều đình thăng làm Phó tổng binh, Thự Đông An tham tướng sự; có nét tương đồng với tình tiết trong tiểu thuyết này (hồi XXVIII: Thần-tôn chuẩn y lời tâu, đổi La-bàng làm La-định châu, lập ra Đông-an, Tây-ninh hai huyện)
VIII Đời sau ông Lê Mĩ-Chu có bài cổ-phong tán Bàn tướng-quân rằng Lê Mĩ Chu (黎美周) tức là Lê Toại Cầu (黎遂球) (1602–1646), tự là Mĩ Chu (美周), hiệu là Già Lăng (迦陵), người Phiên Ngung, Quảng Đông
XXVII Sau Khuất Đại-Quân đi qua trước mộ có đề vào đá rằng Khuất Đại Quân (屈大均) (1630–1696), tự là Giới Tử (介子), hiệu là Ông Sơn (翁山), Lai Phố (萊圃), người Phiên Ngung, Quảng Đông, là học giả và nhà thơ cuối Minh đầu Thanh, một trong Lĩnh Nam tam đại gia