Bước tới nội dung

Việt điểu

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Việt điểu
của Đỗ Huy Liêu

Đỗ Huy Liêu, tên tự: Ông Tích, hiệu: Đông La; là một viên quan nhà Nguyễn, và là một danh sĩ yêu nước ở Nam Định vào cuối thế kỉ 19 trong lịch sử Việt Nam. Tác phẩm của ông có Đông La thi tậpLa Ngạn Đỗ đại gia phú tập. Bài thơ này được trích trong Đông La thi tập.

Việt điểu
Việt Nam hữu điểu, chỉ tri Nam,
Tằng đắc viêm giao vũ lộ hàm,
Nhược vũ, sào chi vô quá nhất,
Khiếp hoài, nhiễu thụ bất vong tam.
Quân ân vị báo hoàn vị tạ,
Ngô hận phương thâm thạch diệc hàm.
Ký ngữ phủ khuy đa thiểu khách,
Nhân năng như điểu khởi hoài tâm?
(Đông La thi tập)
Tạm dịch nghĩa:
Chim Việt
Việt Nam có con chim chỉ biết phương Nam
Đã từng được ơn mưa móc của đất nước.
Cành yếu làm tổ chỉ mất một cành,
Lòng sợ sệt, bay quanh cây phải ba lần.
Ơn vua chưa báo được, sẽ ngậm lấy vòng để tạ
Lòng căm giận đang sâu, dù đá cũng ngậm để báo thù.
Nhắn bảo bao người luồn cúi biết rằng:
Người mà được như chim ấy, có gì mà phải thẹn? [1]

   




Chú thích

  1. Nguồn: Chép theo Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh (tập 1). Nxb KH-XH, Hà Nội, 1981.

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.