Bước tới nội dung

Việt Nam phong tục/III.35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

XXXV.— THANH ÂM NGÔN NGỮ

Nước ta địa thế phân làm ba xứ là: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Trong ba xứ vốn đã nói chung một thứ tiếng, lại học theo một lối chữ nho, từ khi các ông cố đạo đặt ra chữ quốc ngữ thì lại dùng chung một lối chữ, cho nên thanh âm ngôn ngữ vẫn thông dùng với nhau, trừ ra một ít thổ âm vì phong thổ mà khác nhau thôi.

Mà khác nhau thì chỉ có Bắc kỳ và Nam kỳ còn hơi khác nhiều, chớ ở Trung kỳ thì nửa dùng tiếng Nam, nửa dùng tiếng Bắc, chẳng qua có ít tiếng riêng hẳn như các tiếng gáy nhông (vợ chồng), ngân ngái (xa gần), mô tê (đâu đó), mần răng, mần rứa (làm gì, làm vậy), bên ni, bên nớ (bên nọ bên kia), v.v... Các tiếng ấy tuy khác, nhưng đâu đâu cũng đã hiểu. Duy còn Nam Bắc thì đôi khi có tiếng khác nhau, hơi khó hiểu một chút, nhưng xem đại ý thì cũng hiểu được nhau cả.

Nay thử đem những tiếng Nam, Bắc khác nhau mà phân biệt đại khái như sau này:

1.— Cùng nghĩa mà khác hẳn tiếng, như là:

BẮC NAM
Cha mẹ Má tía
Hoa quả Bông trái
Hào (bạc) Xu (đồng)
Thuyền Ghe
Hòm Rương
Muỗm (quả) Xoài
Lạc (củ) Đậu phụng
Gạo (bông) Gòn
Gạ gẫm O bế
Tảng lờ Giả đò
Cú (chim) Ó
Cáo (con) Chồn
Trái (phải) Quấy
Đuổi Rượt
Tiêu Xài

v.v..

2.— Cùng âm mà khác vận như là:

Gi Tr
Giời (ông) Trời
Giăng (mặt) Trăng
Giai (con) Trai
Giồng (cây) Trồng
Giầu (lá) Trầu
Gianh (cỏ) Tranh
Gio (than) Tro
Giải (chiếu) Trải
Nh L
Nhời Lời
Nhẽ Lẽ
Nhầm (lẫn) Lầm
Nhụt (dao) Lụt
Nhạt (mặn) Lạt
Nhợ (mùi) Lợ
Nhọ nhem Lọ lem
D Nh
Dện (con) Nhện
Dộng (con) Nhộng
Dựa (cầy) Nhựa
Dám (nắng) Nhám
Duộm (màu) Nhuộm
Dúm (lửa) Nhúm
Dọt (ung) Nhọt
v.v...

Lại còn những tiếng lặt vặt như là:

Ngắn Vắn
Trọn (việc) Lọn
Lòng (trứng) Tròng
Gắng (sức) Ráng
Ngắm (nhìn) Nhắm
Cành Nhành
v.v...

3.— Cùng vận mà khác âm như là:

B N
Bể Biển
Bụi (cỏ) Buội
Cưỡi (ngựa) Cỡi
Dù (ví) Dầu
Được Đặng
Đánh Đoánh
Gửi (thơ) Gởi
Hoạt Huợt
Mừng Mầng
Này Nầy
Nguyên Nguơn
Nhân Nhơn
Phúc Phước
Quí Quới
Sinh Sanh
Súy Soái
Tính Tánh
Thủa Thuở
Triều Trào
Vào
v.v...

4.— Cùng vận cùng âm cùng nghĩa mà thường đọc sai lẫn hoặc viết sai không phân biệt, làm cho lúc người xứ nọ nghe người xứ kia nói hoặc xem sách mà ngẩn ngơ không hiểu.

Bắc thường sai lẫn về những vần Tr với vần Ch, D với Gi với R, và S với X.

Ví dụ Tr lẫn với Ch
tra (khảo) lẫn với cha (mẹ)
tranh (giành) chanh (quả)
trâu (bò) châu (ngọc)
trán (cái) chán (chê)
trông (mong) chông (gai)
trinh (tiết) chinh (chiến)
tránh (trốn) chánh (sự)
v.v...
D lẫn với Gi R
dời (đổi) giời (ông) rời (rã)
danh (công) gianh (cỏ) ranh (tinh)
dòng (dõi) giòng (dây) ròng (rông)
dầu (mỡ) giầu (nghèo) rầu (buồn)
dao (con) giao (thiệp) rao (hàng)
dành (để) giành (tranh) rành (rành)
da (thịt) gia (cống) ra (vào)
v.v...


S lẫn với X
sa (xuống) xa (gần)
sá (đường) xá (tội)
sách (vở) xách (tay)
sanh (trưởng) xanh (đỏ)
sỉ (nhục) xỉ (xa)
sinh (sản) xinh (dòn)
suất (đinh) xuất (nhập)
sôi (nước) xôi (thịt)
sướng (sung) xướng (hát)
v.v...

Nam thường sai lẫn về những tiếng ac và at, ắc với ắt, ấc với ất, an với ang, ăn với ăng, uốc với uốt, uôn với uông.

Ac lẫn với At
các (đài) cát (đất)
bác (chú) bát (đĩa)
hạc (chim) hạt (nhân)
nhác (lười) nhát (nhút)
hác (hốc) hát (tiếng)
v.v...


Ắc lẫn với Ắt
bắc (nam) bắt (buộc)
cắc (tùng) cắt (dao)
nhắc (cân) nhắt (chuột)
giặc (trộm) giặt (tắm)
v.v...


Ấc lẫn với Ất
bấc (đèn) bất (chẳng)
mậc (thước) mật (đường)
tấc (thước) tất (châu)
vậc (sông) vật (loài)
phấc (phâng) phất (cờ)
v.v...


An lẫn với Ang
ban (thưởng) bang (gia)
can (ngăn) cang (cường)
than (tro) thang (trèo)
nhan (sắc) nhang (đồn)
gian (phi) giang (hà)
quan (chức) quang (gánh)
san (xẻ) sang (giàu)
tàn (phá) tàng (kho)
v.v...


Ăn lẫn với Ăng
băn (khoăn) băng (váng)
căn (bốn) căng (vải)
săn (bắn) săng (hòm)
văn (chương) văng (chài)
v.v...


Uôn lẫn với Uông
luôn (luôn) luông (tuồng)
tuôn (nước) tuông (dâm)
khuôn (phép) khuông (phù)
buôn (bán) buông (thả)
chuồn (chuồn) chuồng (cũi)
v.v...


Uốc lẫn với Uốt
chuộc (mua) chuột (con)
luộc (nấu) luột (trắng)
tuộc (bạch) tuột (thẳng)
buộc (dây) buột (mất)
v.v...

Nói tóm lại thì trong ba xứ chỉ khác nhau một ít thế mà thôi. Mà dẫu khác nhau, nhưng nghe cả câu thì cũng hiểu. Còn như giọng nói thì ở Nam-kỳ thường lẫn dấu hỏi với dấu ngã, không phân minh bằng Bắc-kỳ.

*

* *

Xét xem ngôn ngữ nước ta tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng đại yếu thì thực là đồng một thanh âm, đồng một văn tự, tiện cho bề thông đồng, vả lại nhờ có chữ quốc-ngữ mai sau ta mà nên một lối văn tự riêng của ta, thì ta không bao giờ quên được cái công của ông cố nào đặt ra chữ đó.

Song ước gì được nhiều bậc thông minh hợp lại mà làm cuốn tự điển đủ cả tiếng ba xứ, kê cứu thêm cho tinh tường và kèm thêm chữ Nho chữ Pháp, để làm tiếng nhất định cho suốt trong nước. Xứ nào sai đâu thì sửa đổi đi, như thế thì lại càng tiện hơn nữa.