Việt Nam yêu cầu ca
Bằng nay gặp hội Giao hoà.
Muôn giân hèn yếu gần xa vui tình.
Cậy rằng các nước Đồng minh
Đem gươm công lý giết hình giã man
Mấy phen công bố rõ ràng.
Dân nào rồi cũng được trang bình quyền
Việt Nam xưa cũng oai thiêng
Mà nay đứng giới thuộc quyền Lang Sa.
Lòng thành tỏ nỗi sút sa.
Dám xin đại quốc soi qua chút nào.
Một xin tha kẻ đồng bào.
Vì chưng chính trị mắc vào tù giam.
Hai xin phép luật sửa sang
Người Tây người Việt hai phương cùng đồng.
Những toà đặc biệt bất công
Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành
Ba xin rộng phép học hành
Mở mang kỹ nghệ, tập tành công thương
Bốn xin được phép hội hàng
Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do
Sáu xin được phép lịch du
Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình.
Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm đều phải có thần linh pháp quyền.
Tám xin được cử nghị viên.
Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ giân.
Tám đều cặn tỏ xa gần.
Chưng nhờ vạn quốc công dân xét tình
Riêng nhờ giân Pháp công bình
Đem lòng đoái lại của mình trong tay.
Pháp dân nức tiếng xưa nay.
Đồng bào, bác ái sánh tày không ai.
Nỡ nào ngảnh mặt ngơ tai.
Để cho mấy ức triệu người bơ vơ.
Dân Nam một dạ ước mơ
Lâu nay tiếng núp bóng cờ tự do.
Rộng xin dân Pháp xét cho
Trước phò tiếng nước, sau phò lẽ công.
Dịch mấy chữ quốc âm bày tỏ
Để đồng bào lớn nhỏ được hay.
Hoà bình may gặp hồi nầy
Tôn sùng công lý, đoạ đày dã man
Nay gặp hội khải hoàn hỉ hả
Tiếng vui mừng khắp cả đồng dân
Tây vui chắc đã mười phần
Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi
Hẵng mở mắt mà soi cho rõ
Nào Ai-lan, Ấn-độ, Cao-ly.
Xưa, hèn phải bước suy vi
Nay, gần độc lập cũng vì dân khôn
Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt
Thế cuộc nầy phải biết mà lo
Đồng bào, bình đẳng tự do
Xét mình rồi lại đem so mấy người
Ngổn ngang lời vắn ý dài
Anh em đã thấu lòng nầy cho chưa
Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1975. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)
Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 và tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)
Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ vì nó được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1930.
Tác giả mất năm 1969, do đó tác phẩm này cũng thuộc phạm vi công cộng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có thời hạn bảo hộ bản quyền là cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả mất hoặc ngắn hơn. Tác phẩm này có thể cũng thuộc phạm vi công cộng ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có thời hạn bảo hộ bản quyền dài hơn nhưng áp dụng luật thời hạn ngắn hơn đối với các tác phẩm nước ngoài.