Bước tới nội dung

Đường Kách mệnh/6

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Lịch sử K. M. Nga.

1) Nguyên zo K. M. Nga từ dâu ra?

Nga là một nước rất rộng, nửa nằm về châu Á, nửa nằm về châu Âu. Zân Nga hơn 90 fần là zân kày, khĝ dầy 10 fần là thợ thuyền. Khi trước theo chế dộ nông nô, ngĩa là bao nhiêu dất ruộng và zân kày dều ở zới quyền dịa chủ. Dịa chủ xem nông-nô như súc vật, nó cho sống dược sống, nó bắt chết fải chết, khi nó kần tiền, thì nó dem nông nô di bán như bán trâu bán bò. Nông zân khĝ dược bỏ xứ nầy qua xứ khác.

Chừng nửa thế kỷ thứ 19, tư bản mới hơi fát dạt, nó vừa mở lò máy, nó kần ng:̀ làm kông, nó mới vận dộng bỏ chế dộ nông nô, dể cho zân kày tới làm với nó, dến năm 1861, chế dộ nông nô mới bỏ.

Tư-bản mới và dịa-chủ từ dấy mới sinh hiềm khích to, mà fong triều K. M. kông nông kũng từ dấy mọc ra.

2) Nông nô dược zải fóng rồi thì làm zì?

Dược zải fóng rồi, ng:̀ thì ra thành fố làm kông, ng:̀ thì ở lại làm ruộng.

Di làm kông thì tiền kông ít, zờ làm nhiều, fải làm nô lệ cho tư bản, ở lại kày thì dất ruộng ít, trâu bò thiếu, fải chịu lòn tụi fú za. Zân tiếng tự zo tuy dược, kỳ thực kứ kiếp nô lệ: ng:̀ thợ thì kực khổ, zân kày kũng chẳng sướng hơn.

Nhửng người kó lòng K. M. thì lập ra dảng dể liên hiệp zân kày lại, nhưng mà khĝ chú ý dến thợ thuyền.

Năm 1875 mới kó dảng K. M. gọi là "kông nhân zải fóng”. Năm 1878 lại kó một dảng mới gọi là kông dảng.

Nhưng 2 dảng ấy ng:̀ ít sức hèn, lại bị chính fủ bắt bớ nhiều, sau hoá ra dảng kịch liệt, chỉ lo di ám sát vua và kác quan.

3) Kết quả 2 dảng ấy ra thế nào?

Ám sát là làm liều, và kết quả ít, vì zết thằng nầy kòn thằng khác, ziết sao cho hết? K. M. thì fải doàn kết zân chúng bị áp bức dể dánh dổ kả kái zai kấp áp bức mình, chứ không fải chỉ nhờ 5, 7 người ziết 2, 3 anh vua; 9, 10 anh quan mà dược. 2 dảng ấy tuy hy sinh hết nhiều ng:̀ , làm dược nhiều sự ám sát oanh liệt; nhưng vì di sai dường K. M., khĝ kó sức zân chúng làm nền, cho nên bị chính-fủ trị mãi dến nỗi tan.

Năm 1883, ông Clê-kha-nốp lập nên dảng « Lao-dộng tự zo ». Dảng nầy tổ chức theo kách ông Mã-khắc-Tư zạy, ngĩa là liên hiệp kả zân kày và thợ thuyền làm kả kinh tế và chính trị K. M.

4) Đảng nầy làm việc K. M. thế nào?

Đảng nầy lấy thợ thuyền làm kốt K. M., và zân kày fụ vào.

Làm việc rất bí mật.

Ở Nga, ma-tà, mật thám nhiều quá, nên kơ quan dảng fải lập ở ngoại quốc (Luân-dôn).

Năm 1894, ông Lénine vào Dảng.

Năm 1898, dảng khai hội 1 lần trong nước, chẳng may chính fủ zò ra, bắt hết nhiều dảng viên. Tuy dảng viên bị bắt, nhưng lời tuyên ngôn kủa dảng dã truyền khắp kả nước, cho nên fong triều K. M. kàng ngày kàng kao. Những ng:̀ chưa bị bắt thì hết sức bí mật tuyên truyền và tổ chức.

Ít lâu dổi tên là « Xã hội zân chủ dảng », sau lại dổi tên ra « Kộng-sản dảng ».

Năm 1904-5, Nga với Nhật dánh nhau, nhân lúc zân tình xục rục, dảng ra sức vận dộng K. M.

5) Sao mà biết zân tình xục rục mà vận dộng?

a– Trước khi dánh Nhật, vua fỉnh tư-bản xuất tiền, lừa họ rằng dánh dược thì kinh tế sẽ fát dạt, và tư bản sẽ dược lợi to. Sau dánh thua thì tư bản mất tiền nhiều mà chẳng dược zì, cho nên oán vua.

b– Thợ thuyền gét vua dã sẵn, nay vì dánh thua lại bị áp bức thêm, lại thêm gét vua.

c– Zân kày gét vua xưa nay, bây zờ di lính chết chốc nhiều, vả lại thuế má nặng thêm, lòng gét vua kũng kàng ngày kàng to.

3 hạng ấy mục dích tuy khác nhau, nhưng lòng ghét vua thì như nhau. Đảng biết vậy thì vận dộng K. M. duổi vua.

6) Lúc bấy zờ vua xử trí thế nào?

Vua biết thợ thuyền là hăng hái K. M. nhất, thì dặt kách làm cho tư bản, zân kày và thợ thuyền rời nhau. Nó xúi một ng:̀ kố dạo ra tổ chức kông hội, 1 là dể lung lạc thợ thuyền, 2 là dể zò ai hăng hái thì bắt.

Ngày 9 tháng 1 năm 1905, anh kố dạo ấy (tên là Gapông) dem thợ thuyền dến chỗ vua ở thỉnh nguyện. Vì anh ta quên báo trước, và vì vua thấy dông ng:̀ thì sợ bạo dộng, nên sai lính ra zẹp, bắn chết mất nhiều ng:̀. Ga-pông bỏ chạy ra ngoại quốc. Thợ thuyền kác tỉnh nge tin ấy thì bãi kông và bạo dộng, lập ra kông nhân hội ngị.

K. M. chống nhau với vua và chính-fủ từ tháng 1 dến tháng 10. Vua một dường thì zụng lính zẹp K. M., một dường thì zả tuyên bố lập ra ngị-viện cho dại biểu zân bàn việc nước.

7) Vì sao K. M. 1905 thua?

(1) Vì khi dầu tư bản muốn lợi zụng thợ thuyền dập dổ vua; sau nó thấy thợ thuyền hăng hái quá, nó sợ dập vua rồi lại dập kả nó, cho nên nó fản thợ thuyền mà zúp cho vua.

(2) Vì thợ thuyền với zân kày khĝ nhất trí. Khi thợ thuyền nổi lên thì zân kày khĝ theo ngay. Thợ thuyền thua rồi, zân kày mới nổi lên, dể cho vua nó trị thợ thuyền rồi nó trở qua trị zân kày.

(3) Thợ thuyền chưa kó kinh ngiệm nhiều, và tổ chức chưa hoàn toàn.

(4) Chưa vận dộng lính, và súng ống khí zái kủa zân ít quá.

8) K. M. 1905 thất bãi, thợ thuyền và dảng kó ngã lòng khĝ?

Khĝ. Trải qua lần thất bãi ấy, dảng ngiên kứu lại, fê bình lại, sai lầm ở dâu, vì sao mà thất bãi? Biết rõ ràng những chỗ khuyết diểm mà sửa sang lại. Kũng như rèn một kon zao, thử kắt mới biết chỗ nào sắc, chỗ nào kùn; sau kứ theo chỗ kùn mà mài, kon zao mới tốt.

Nhờ chuyến thất bãi 1905, thợ thuyền mới hiểu rằng 1 là fải tổ chức vững vàng, 2 là fải liên lạc với zân kày, 3 là fải vận dộng lính, 4 là khĝ tin dược tụi dề-huề, 5 là biết tư bản và vua kùng là một tụi, muốn duổi vua thì fải duổi kả tư bản.

K. M. 1905 thất bãi làm gương cho K. M. 1917 thành kông.

9) Lịch sử K. M. 1917 thế nào?

K. M. 1917 kó mấy kớ sau nầy:

(1) Khi Âu-chiến, dế-quốc chủ ngĩa Anh và Fáp lợi zụng vua Nga dánh lại Đức. Nhưng vua Nga lôi thôi, tiêu hết nhiều tiền, chết hết nhiều lính, tất bị Dức dánh thua mãi. Kác d. q. c. n. ấy zận và zúp cho tư bản dẩy vua di.

(2) Tư bản zận vua chỉ tín zụng bọn qúi tộc kầm binh quyền, bọn qúi tộc lại vô tài, dánh dâu thua dó. Vả tư bản bên Nga fần nhiều là chung với tư bản Anh và Fáp; nếu Nga thua Dức, thì chẳng những tư bản Nga, mà tư bản Anh và Fáp kũng nguy; và nếu kứ dể vua thì chắc thua. Vậy nên tư bản kũng muốn dẩy vua.

(3) Thợ thuyền và zân kày dối với vua như dối với thù dịch dã dành.

(4) Bọn hoạt dầu nhân kơ hội ấy, thì lợi zụng 2 bọn nầy duổi vua cho tư bản Nga và d. q. c. n. Anh và Fáp. Tư bản và d. q. c. n. lại lợi zụng bọn hoạt dầu.

10) Bọn hoạt dầu làm thế nào?

Nhân zịp lính chết nhiều, zân zan dói khổ, thợ thuyền thất ngiệp, chính fủ lôi thôi; bọn hoạt dầu xúi zân rằng bây zờ K. M. duổi vua di, thì ruộng dất sẽ về zân kày, kông xưởng sẽ về ng:̀ thợ, nhân zân sẽ dược quyền chính fủ, chiến tranh sẽ hóa ra hoà bình.

Chẳng ngờ lúc tháng 2 duổi vua di rồi, tụi hoạt-dầu và tụi tư bản lên kầm chính quyền, bao nhiêu lời nguyền ước chúng nó quên hết. Chúng nó kứ bắt lính di dánh; ruộng dất kứ ở tay dịa chủ, lò máy kứ ở tay nhà zàu; kông nông kũng khĝ dược zữ vào chính fủ.

11) Sao dảng Kọng sản khĝ ra tay làm?

Khi K. M. duổi vua, dảng Kọng sản vẩn dứng dầu zân chúng. Nhưng lúc ấy dảng viên hẳng kòn ít, và hoàn kảnh chưa dến, nên chưa zựt lấy chính quyền.

K. M. xong lúc tháng 2. Từ tháng 2 dến tháng 4, zân nhiều ng:̀ kòn tưởng rằng chính fủ mới chưa kịp thi hành những việc lợi zân, vì chưa kó thì zờ.

Dến tháng 4 thì ông Lê-nin và nhiều dồng chí ở ngoại quốc về. Từ tháng 4 dến tháng 11, chính-fủ mới thì mỗi ngày mỗi lộ mặt fản K. M. ra. Kòn dảng viên kọng-sản fần thì di tuyên truyền cho zân rằng: « Dấy, kác anh xem dấy, tụi hoạt dầu là thầy tớ kủa tư bản và d. q. c. n., chúng nó chẳng hơn zì vua...» Làm cho ai kũng oán chính-fủ mới. Fần thì lòn vào nông, kông, binh, tổ chức bí mật dể thực hành kọng sản K. M.

12) Kọng sản K. M. thành kông bao zờ?

Kuối tháng 10, dâu kũng kó tổ chức kả rồi, ai kũng muốn kử sự. Nhưng ông Lê-nin bảo: « Khoan dã! Chờ ít bữa nữa cho ai ai kũng fản dối chính fủ, lúc ấy sẽ kử sự ». Dến ngày 5 tháng 11, chính fủ khai hội dể ban bố fép luật mới, mà fép luật ấy thì lợi cho tư bản mà hại cho kông, nông. Ông Lê-nin nói với dảng viên rằng: Mồng 6 kử sự thì sớm quá, vì zân chưa biết hết luật lệ xấu ấy, mà chưa biết luật lệ ấy thì chưa gét chính fủ lắm. Mồng 8 kử sự thì muộn quá vì khi ấy thì chính-fủ dã biết rằng zân oán và dã fòng bị ngiêm nhặt rồi.

Quả nhiên ngày mồng 7 dảng kọng sản hạ lịnh K. M., thì thợ thuyền ào dến vây chính-fủ, zân kày ào dến duổi dịa chủ. Chính fủ fái lính ra zẹp, thì lính ùa theo thợ thuyền mà trở lại dánh chính-fủ.

Từ bữa ấy, chính-fủ hoạt dầu bỏ chạy, dảng kọng sản kầm quyền, tổ chức ra chính fủ kông, nông, binh. Fát dất ruộng cho zân kày, zao kông xưởng cho thợ thuyền, khĝ bắt zân di chết cho tư bản và d. q. c. n. nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, dể thực hành chủ ngĩa Thế-zái dại dồng.

13) K. M. Nga dối với K. M. Anam thế nào

Trong thế zái bấy zờ chỉ kó K. M. Nga là dã thành kông, và thành kông dến nơi, ngĩa là zân chúng dược hưởng kái hạnh fúc tự zo, bình dẳng thật, khĝ fải tự zo và bình dẳng zả zối như d. q. c. n. Fáp khoe khoang bên Anam. K. M. Nga dã duổi dược vua, tư bản, dịa chủ rồi, lại ra sức cho kông, nông kác nước và zân bị áp bức kác thuộc dịa làm K. M. dể dạp dổ tất kả d. q. c. n. và tư bản trong thế zái.

K. M. Nga zạy cho chúng ta rằng muốn K. M. thành kông thì fải zân chúng (kông nông) làm gốc, fải kó dảng vững bền, fải bền gan, fải hi sinh, fải thống nhất. Nói tóm lại là fải theo chủ ngĩa Mã-khắc-Tư và Lê-nin.