Bước tới nội dung

Đường Kách mệnh/7

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Quốc-tế


1) Quốc tế là zì?

Quốc tế ngĩa là ng:̀ trong thế zái, bất kỳ nước nào, zân tộc nào, kó một mục dích như nhau, hợp sức nhau dể làm cho dến mục dích ấy. Như kác dế quốc chủ ngĩa liên lạc nhau, dể dè nén kác zân hèn yếu (Fáp liên lạc Tây-ban-nha dể dánh lấy A-nam, liên lạc Nhật dể zữ A-nam vân v..) kác tư bản liên lạc nhau dể tước bác thợ thuyền (tư bản Anh Mỹ Fáp liên lạc tư bản Đức dể tước lục thợ thuyền Đức), thợ thuyền kác nước liên lạc nhau dể chống lại tư bản (như hội kông nhân quốc tế). Chúng ta kách-mệnh thì kũng fải liên lạc tất kả những dảng kách mệnh trong thế zái dể chống lại tư bản và d. q. c. n. (như dệ-tam quốc tế)

2) dệ tam quốc tế là zì?

Muốn biết dệ-3 quốc-tế là zì, thì trước fải biết dệ-1 và dệ-2 quốc tế dã.

Từ thế-kỷ thứ 18 trở xuống, tư bản fát dạt rất thịnh, áp bức thợ thuyền rất ngiệt. Thợ thuyền bị áp bức thì tính kách fản dối, như tổ chức kông hội, bãi kông bạo dộng. Nhưng dầu hết tỉnh nào biết tỉnh nấy, nước nào biết nước nấy mà thôi, cho nên sức không mạnh lắm.

Năm 1840, thợ thuyền Dức lập ra một hội tên là Nhân-quyền hội. Khẩu hiệu hội ấy là trong thế zái ai kũng là anh em" khẩu-hiệu ấy tuy rất hay, nhưng không dúng; vì bọn tư bản dế-quốc chủ ngĩa và fản kách-mệnh là thù dịch zân, gọi chúng là anh em sao dược?

Năm 1847, hội ấy sửa lại, gọi là: "Toàn thế zái vô sản zai kấp liên hợp hội. Ông Mã khắc tư và Ăng-gen vào hội ấy. Nhờ hai ông ấy sửa chương trình lại, và khẩu hiệu hội là: Dap dổ tư bản chủ ngĩa - thợ thuyền zành lấy chính quyền - làm cho thế zái dại-dồng.

3) 2 hội ấy kó fải dệ-1 và dệ-2 quốc tế không?

Không fải. Trong hai hội tuy là kó thợ thuyền Dức và Fáp vào, nhưng hội viên kó ít, sức lực kòn yếu chưa làm dược zì. Chẳng qua là biểu hiện rằng thợ thuyền kác nước fải zúp dỡ lẫn nhau và bắc kầu cho dệ-1 quốc tế di.

Năm 1862 ở kinh dô Anh (lôn dôn) mở hội dấu xảo; tư bản kác nước fái kông-nhân qua xem xét kác máy móc. Công nhân lại gặp những người kách-mệnh Nga Dức Fáp và kác nước khác trốn ở dấy. Hai bên bàn bạc lập một hội kách-mệnh thế zái.

Năm 1864, (ngày 28 tháng hai) mới lập thành dệ-1 quốc-tế.

4/ Dệ nhất quốc tế làm dược những việc zì?

Hội ấy tuy kó nhiều ng:̀ kầm dầu bọn thợ thuyền kác nước vào, nhưng vì: (1) ng:̀ kòn ít, (2) kác kông hội trong kác nước kòn yếu, (3) không thống nhất cho nên chỉ tuyên truyền chủ ngĩa kọng sản mà chưa làm dược việc zì lớn.

Không thống nhất là vì 3 chủ-ngĩa chống nhau. (1) chủ ngĩa Pru-dông (Fáp) (2) Chủ-ngĩa Ba-ku nin (Nga) (3) Chủ ngĩa Mã khắc tư (Dức) (xem doạn chủ-ngĩa K. M. thì biết)

Sau lúc Paris kông-xã thất bãi, nhiều hội viên bị chết, bị bắt, nên hội tiêu-diều zần, dến 1874 thì zải tán.

Dệ-1 quốc tế tuy chỉ dứng dược 10 năm, nhưng khẩu hiệu "toàn thế zái vô sản zai kấp liên hợp lại!" và tinh thần K. M. vẫn truyền dến bây zờ. Tuy không làm dược nhiều việc, nhưng kái kông zạy cho thợ thuyền trong thế zái K. M. thì rất to.

5/ Dệ nhị quốc tế lập ra bao zờ?

Dệ nhất quốc tế tan rồi, vừa lúc tư bản fát dạt lắm, kông nhân vận dộng kũng fát dạt. Trong khoảng 15 năm ấy (từ 1874 dến 1889) trong kác nước nhiều kông dảng mới lập lên, và dảng nào kũng hiểu rằng thợ thuyền kác nước không zùm zúp lẫn nhau không dược.

Năm 1889, dại biểu kác kông-dảng hội nhau tại Paris, lập lên dệ-2 quốc tế.

Từ khi lập ra, dến ngày Âu-chiến, khai hội chín lần, bàn bạc và ngị dịnh:

(1) nước nào kũng fải lập ra kông dảng, (2) Mỗi năm dến ngày 1 tháng 5, thợ thuyền kả thế zái dều bãi kông và thỉnh nguyện. (3) Tất kả kông nhân trong thế-zái ra sức dòi chỉ làm kông mỗi ngày 8 zờ mà thôi. (4) Fản dối dế quốc chủ ngĩa (5) Các kông dảng không dược dề huề với tư bản (6) Dảng viên không dược ra làm quan với tư-bản. (7) Nếu kác dế-quốc chủ ngĩa kó sự chiến tranh, thì thợ thuyền kác nước dều bãi kông và kiếm fương thế kách mệnh dể zành lấy chính-quyền. Vấn dề thứ 7, thì trong 9 lần dại hội dều kó bàn dến kả.

6/ Vì sao dệ nhị quốc tế lại hay bàn dến việc chiến tranh?

Vì dương lúc ấy, tư bản dã hoá ra dế-quốc chủ ngĩa, và dế-quốc chủ ngĩa, hoặc thường dánh nhau dể zành thuộc dịa, hoặc di kướp nước hèn yếu làm thuộc dịa. Như:

năm 1894, Nhật dánh với Tàu.
1895, Anh dánh với Egypte
1896, Fáp dánh với Madagascar
1898, Mỹ dánh với Tây-ban-nha dể zành Fi-líp-pin
1900, Anh dánh với Nam-fi-châu
1904, Nga dánh với Nhật.

1912, Các nước Ban-kăng dánh nhau, vân v...

Thợ thuyền thấy vậy, thì biết rằng kác dế quốc chủ ngĩa sẽ kó trận dánh nhau lớn. Vậy nên kiếm kách zè trước di. Ngờ dâu dến 1914 kác nước dánh nhau, thì fần nhiều hội viên dệ-2 quốc-tế dều zúp cho dế-quốc chủ ngĩa, kông dảng nước nào kũng khuyên zân di dánh.

7/ Dệ tam quốc tế lập ra từ bao zờ?

Vì bọn hoạt dầu trong dệ-2 quốc tế dã fản mục dích hội mà hoá ra chó săn cho tư bản và d. q. c. n., hoá ra fản kách-mệnh; những ng:̀ chân chính k. M. như ông Lê-nin, ông Kác Li-ep-néc, Rô-za Luy-xăm-bua vân v... cho quốc-tế ấy như chết rồi, fải lập ra quốc-tế khác. Năm 1915 và 1916, những ng:̀ k. m. hội nhau tại nước Suít (Thụy Sĩ) sắp sửa lập dệ-3 quốc-tế, dể nối theo chủ ngĩa dệ-1 quốc-tế mà làm kộng sản kách-mệnh.

Năm 1917, Nga k. m. kộng sản thành kông. Năm 1919, Dệ tam quốc tế thành lập tại Kinh dô Nga là Mos-ku (ngày 6 tháng 3). Khi khai hội lần dầu, kó dại biểu dảng kọng sản trong 24 nước zự-hội.

Trong lời tuyên ngôn dệ-3 quốc-tế xướng rõ ràng rằng (1) thế nào kũng dạp dổ tư bản chủ-ngĩa nhất thiết không dề-huề như dệ-2 quốc tế. (2) Thế nào kũng quyết làm cho chính quyền về tay kông nông

8/ Từ khi lập ra dến zờ (dầu năm 1927) Dệ-3 quốc-tế khai hội mấy lần?

Năm 1920 khai dại-hội lần thứ 2, kó 31 nước zự hội. Tụi hoạt dầu dệ-2 quốc tế thấy hội nầy mạnh, muốn xen vào dể "theo dóm ăn tàn", cho nên dại hội dặt ra kách tổ chức rất ngiêm; ai thừa nhận theo 21 diều quy tắc mới dược vào. (xem sau kùng doạn nầy)

Năm 1921, dại hội lần thứ-3. Từ lúc kó dệ tam quốc tế, thợ thuyền kác nước chia ra hai fái, fái theo kọng-sản (dệ-tam quốc tế) fái theo dề-huề (dệ nhị quốc tế) Vì vậy mà sức kém di; cho nên dại hội dịnh rằng khi fấn-dấu với tư bản thì hai fái fải hợp sức nhau lại không dược chia bai.

Năm 1922, dại hội lần thứ 4. Nhân k. m. fong triều trong kác nước rầm rột, tư bản chủ ngĩa toan kùng dường, chúng nó lập ra dảng Fa-sis-ty, fản dối k. m. tợn lắm. Dại hội dịnh kách dối dãi dảng ấy.

Năm 1924, dại hội lần thứ 5, kó dến 61 nước zự hội. Vì nhiều ng.` lầm tưởng rằng tư bản lại tới hồi thịnh vượng như trước khi Âu-chiến. Dại hội dem chứng rõ ràng rằng thịnh vượng ấy là thịnh vượng zả; kỳ thực tư-bản trong thế zái gần dến mạt lộ, và kông nông k. m. fải sắp sửa ra tay.

8/ Dệ tam quốc-tế tổ-chức thế nào?

a) Mỗi năm hay kách vài năm, dại hội một lần. Dại hội kó quyền doán dịnh tất kả kác việc kác dảng trong kác nước.

b) Dại hội kử một hội trung-ương 24 ng.`. Hội nầy thay mặt dại-hội. Kác dảng trong kác nước dều fải theo mệnh-lịnh Trung-ương.

c) Kó thanh-niên bộ, dể xem về việc vận-dộng thanh-niên; Fụ nữ-bộ, xem việc vận dộng fụ nữ. Á dông bộ xem về việc k. m. kác thuộc dịa bên Á-dông. Tuyên truyền, tổ chức, kứu tế vân v... dều kó một bộ riêng.

d) Dệ tam quốc tế là một dảng kộng sản thế zái. Kác dảng kác nước là như chi bộ, dều fải nge theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc zì chưa kó mệnh lịnh và kế-hoạch dệ-3 quốc tế thì kác dảng khĝ dược làm.

10/ Dệ-1 q. t. và dệ-3 q. t. zống nhau kái zì? khác nhau kái zì?

Dệ-1 quốc-tế với dệ-3 q. t. khác nhau: (a) Dệ-1 quốc-tế nhỏ, dệ-3 quốc-tế to. (b) dệ-1 quốc tế chỉ lý-luận, dệ-3 quốc tế dã thực hành. (c) Dệ-nhất quốc không thống nhất, dệ-3 quốc-tế chỉ huy tất kả kác dảng kộng sản trong kác nước fải theo. (d) Dệ 1 kuốc tế chỉ nói: "Thế zái vô-sản-zai kấp liên hợp". dệ-3 quốc-tế nối thêm "Vô-sản zai kấp và zân tộc bị áp bức trong thế zái liên hợp lại". Dệ-nhất quốc-tế không bắt hội viên zúp zân thuộc dịa chống lại d. q. c. n. như dệ-3 quốc-tế.

Ấy là vì hoàn kảnh hai quốc-tế ấy khác nhau. Như việc zân tộc bị áp-bức, dệ-1 quốc tế nói dến ít, vì lúc ấy dế-quốc chủ-ngĩa chưa fát dạt mấy. Vả lại dệ-3 q. t. sinh ra sau thì kó nhiều kinh ngiệm hơn dệ-1 quốc tế.

Dến như chủ ngĩa làm k. m. cho dến nơi, làm cho thế zái dại dồng, thì hai quốc-tế vẫn như nhau; chẳng qua dệ-1 quốc tế làm không dến nơi, mà dệ-3 quốc tế chắc là làm dược, nhờ nay Nga k. m. dã thành kông dể làm nền cho k. m. thế-zái.

10/ Dệ-2 quốc tế và dệ-3 quốc-tế khác nhau kái zì?

Dệ-nhị quốc-tế trước vẫn là k. m., nhưng vì kỷ-luật không ngiêm, tổ-chức không khéo, dể tụi hoạt dầu xen vào nhiều quá; sau hoá ra fản k. m. Hai quốc-tế ấy khác nhau những dều sau nầy:

dệ-3 quốc-tế chủ trương dạp dổ tư-bản làm thế zái kách mệnh, dệ-nhị quốc tế chủ trương dề-huề với tư-bản.

dệ-3 quốc tế zúp zân thuộc dịa chống lại d. q. c. n.

dệ-2 quốc tế zúp d. q. c. n. dè nén zân thuộc-dịa (Toàn quyền Varenne là hội viên dệ-2 quốc tế)

dệ-3 quốc tế zạy cho vô-sản zai kấp trong thế-zái — bất kỳ nòi zống nào, ngề-ngiệp zì, tôn záo zì — hợp sức làm k. m.

dệ-2 quốc-tế xui zân nước nầy chống zân nước kia; ngề ngiệp nầy chống ngề ngiệp khác.

Dệ tam quốc-tế, dối với Kách mệnh Anam thế nào?

Xem trong kách tổ-chức dệ-3 quốc-tế, kó dặt ra một bộ riêng, chuyên ngiên kứu và zúp dỡ cho k. m. bên Á-dông.

Xem khẩu hiệu dệ-3 quốc tế, chẳng những rằng "vô-sản zai kấp" mà lại thêm kâu "...và zân tộc bị áp-bức trong thế zái liên hợp lại."

Xem qui-tắc dệ-3 quốc tế trong 21 diều, dều thứ 8 nói rằng: "Kác dảng kộng sản, nhất là dảng Kộng sản Fáp... fải hết sức zúp zân thuộc dịa làm k. m.

Xem dương lúc Fáp dánh Maroc và Syrie vì zúp hai nước ấy mà dảng kộng sản Fáp hy-sinh mấy mươi dảng viên bị bắt, bị tù, dảng bị fạt hơn 100 vạn dồng-bạc.

Xem k. m. Nga zúp cho k. m. Tàu, Thổ-nhĩ-Kỳ, Péc-sia, Mông-kổ.

Lại xem kế-hoạch về vấn-dề thuộc dịa là tự tay ông Lê-nin làm ra.

Xem những việc ấy thì dủ biết rằng A-nam muốn k. m. thành kông, thì tất fải nhờ dệ-3 quốc-tế.