Bài diễn thuyết của cụ Phan Bội Châu ngày 17 Mars 1926/3
CỦA CỤ
PHAN-BỘI-CHÂU
TẠI TRƯỜNG ĐỒNG-KHÁNH (nữ học đường) Ở HUẾ
Nử đồng bào ta thiệt là một phẩm rất cao quí trong loài người, mà thứ nhứt là một phẩm rất cao quí trong dân nước ta. Nào ngờ từ bao giờ tới bây giờ, vì ai bày đặt vì ai xui khiến để cho nử đồng bào ta hoá ra một hạng rất ty tiện ở trong nuớc ta! Chẵng nhửng việc nhà nước không ai hỏi tới chị em, việc xã-hội củng không ai bàn với chị em, mà thậm chí nhửng việc rất thân thiết như gia-đình và cá-nhân củng không ai kể công tới các chị em!
Chao ôi! Trời ôi! Các chị em chẳng phải là tai to mắt sáng, có đầu óc, có chơn tay, đủ khí phách loài người, đủ tâm huyết loài người đó ru? Lấy sinh lý học mà suy ra, các cơ quan về đường cảm giác và đường tác dụng, con trai với con gái có khác gì nhau đâu? Mà cớ sao thói hủ gia đình thuở xưa, nết hủ xả-hội ngày xưa, chỉ nhửng trọng con trai mà khinh con gái? Tôi thường nghe có câu tục ngử có nói rằng: “ trăm gái không bằng một cái trai ”, lại thường nghe tục cổ có rằng: “ Nhứt nam viết hữu, thập nử viết vô ”, nghỉa là sanh một trai là đủ, dầu chỉ sanh mười con gái củng thừa; tôi tưởng rằng ở trong đạo làm người, có lẻ nào mà điên đảo đảo điên như thế? Trời kia là cha, đất kia là mẹ, người ta ở trong vòng trời đất, ai nấy chẳng một vị đồng bào! Huống trong một lòng mẹ nước Việt-Nam sinh ra, ai nấy chẳng là một người con quí báu, vẫn là đáng gọi chị, vẫn là đáng em, vẫn là đáng gọi cô, dì, thím, mụ. Nếu không có nhửng người ấy, lấy gì mà đủ hai mươi lăm triệu đồng bào ta; sau nầy ắc phải tuyệt duyệt. Ôi! Cái công đức các chị em biết bao nhiêu là sâu dày, cái thân như thế, vì cớ sao mà khinh mạc như bây giờ? Thôi! Thôi! Xã hội thiệt là đã tối tăm, mà gia-đình củng không có một tý gì là tia sáng; cái sự bất hạnh của các chị em ta, càng nghỉ càng đau, càng ngậm ngùi càng chua xót! Tôi hằng ngay vì chị em mà trộm nghỉ thầm lo, tấm lòng tôi có khi đứt đôi đoạn, giọt lệ tôi có khi để đôi hàng! Khi tôi còn ở đất nước nhà, tôi những nghỉ ngược nghỉ xuôi, mà suy ra cho ra cái cớ vì sao mà như thế? Nhưng tôi chưa xét được rõ ràng. Đến khi tôi đi ra ngoại quốc, tôi thấy như nước Nhựt-Bổn, nước Huê-kỳ, nước Đức, nước Anh, cho đến nước Trung-Hoa, nước nào cũng có trường học con gái. Trường học con gái có nhiều hơn trường học con trai, danh giá các nữ học-sinh sánh so với các nam học-sinh cũng không chút gì thua kém. Như nước Nhựt-Bổn có bà Hạ-điện ca-tư, nước Trung-Hoa có bà Trịnh-dục-Tú lại như nước bảo-hộ ta là nước Pháp thì có bà Liệt-Anh (Jeanne d’Arc) vẩn đều tiếng tâm rất rộn rực, mày mặt rất vẻ vang, bắt cân giá trị mà cân, e con trai cũng không có thế gì mà hơn được; vả lại quyền lợi người của các nước, con gái cũng như con trai, kìa nước Anh có con gái vào Nghị-Viện làm Nghị-Viên, kìa nước Nga-la-tư có con gái vào Chánh-Phủ làm các quan chức, kìa nước Tây-Ban-Nha có con gái làm Hoàng-Đế, kìa nước Trung-Huê có con gái làm tổng-thống. Tôi mới biết con gái nước người ta vẩn là cao quí dường ấy, con gái nước nhà mình vì sao mà ty tiện thế nầy: tôi tủi hổ thay cho nữ đồng bào ta; mà tôi lại càng tủi hổ cho mình tôi, bởi vì tôi cũng là một người con ở nước Nam, mẹ tôi đã không danh giá gì thì tôi còn mặt mủi nào mà sống được. Tôi ngẩm đi nghỉ lại, muốn rữa cho sạch cái xấu hổ nầy, chỉ có một phương làm sao cho chị em học hành được như người các nước. Người con gái nước người, vì nhiều học mà cao quí như kia, chắc là con gái nước mình vì không học nên ty tiện như thế! Ôi! Các chị em ôi! Các chị em ôi! thôi xả-hội chẳng trách làm gì, gia đình cũng chẳng oán làm gì. Trời đã sanh ra các chị em, chắc cũng có trí khôn hay tự lập, nước Việt-Nam đả sảng xuất các chị em, thì các chị em chắc cũng năng lực hay tự cường.
Chị em nếu một mai hăng hái nghỉ làm người, quyền lợi của loài người quyết ra tranh lấy, phẩm cách của loài người quyết ra sức giữ lấy. Xả-hội hủ kia, có ngày ta chỉnh-đốn, gia đình ác kia, có ngày ta cải-lương, rồi đây sẻ lấy thân đào liểu mà đở gánh non sông, xúm xức quần xoa mà xây vận hội; chắc một ngày kia bà Trưng-Nữ-Vương thứ hai xuất hiện ở thế kỷ nầy. Song chỉ lo có một sự: Nước Nam xưa nay không có nữ học, cho đến những phường hào kiệt không râu, anh hùng có yếm chỉ vì học vấn không có đường mở mang, nên trí thức cao không có thang mà bước tới, học-vấn mỗi ngày mỗi thua, trí thức mỗi ngày mỗi kém, nên nổi 12 triệu lẻ đồng bào ngày ngày đêm đêm chỉ quanh quẩn trong vòng mù mịt. Cái mồ lười nhác, cái ngục ngu hèn chôn nhốt hết vô số người anh thư nữ kiệt, thành ra cái hào kiệt của loài người, cái sự nghiệp của loài người, chỉ là của riêng cho những người cấp ba-tons, đeo bài ngà mà thôi.
Ấy là những đều cổ, kể lại thêm buồn, âu là ta đờn một khúc mới cho hay, để cho chị em đổi buồn làm vui, đổi tiếng khóc làm tiếng hát. Vậy tôi phơi gan trải ruột, kể mấy câu sau nầy:
Bây giờ nhờ ơn nước bảo-hộ đã thiết lập nữ học-đường chị em đả bỏ lốt bà lớn, cô hai, mà lên làm bà giáo, cô trợ, đả đổi gián ả-nho, mợ cả, mà ra các chị nữ học-sanh. Thế thì bóng đèn học-vấn đả có chút sáng mảy may, khoản cửa văn-minh đã có một mối đường mà chen tới. Nay mai Chánh-Phủ Bảo-hộ, nếu không dùng Chánh-Phủ áp chế dân nước ta, trọng dân trai ta bao nhiêu, thì cũng trọng dân gái ta bấy nhiêu, trình độ quốc dân trong cho mỗi ngày mỗi cao mải mải, chắc là trung đẳng nữ học-đường, một ngày một đặt thêm nữa.
Ngọn đèn học-vấn chắc ngày càng khêu cao, cánh cửa văn-minh chắc ngày càng mở trống, chị em ta nếu hảy hết lòng ra sức lo dò-dặng cho đến gốc duy tân, thẳng hỏi cho ra đường tự-trị; như thế nào là tư-cách độc lập mới được hoàn toàn, như thế nào là đường lý tự-do mới được chánh đáng, đối với gia đình nên thế nào, đối với xả-hội nên thế nào, đối với quốc dân nên thế nào? lại như với cá-nhân thì chức phận các chị em càng thêm thân thiết nữa.
Tôi xin bày mấy câu ngu lậu với các chị em, thì chỉ có bốn điều: Một là chị em phải biết chị em cũng là người. Hai là chị em cũng là dân trong nước. Ba là chị em phải biết chị em cũng nên có nghĩa vụ như con trai. Bốn là chị em phải biết chị em cũng có quyền lợi như con trai vậy. Ở trong bốn đều ấy, đều thứ nhứt, thứ nhì tôi đã nói lược lược như trên kia rồi, bây giờ tôi không phải dài lời gì nữa; tôi chỉ xin giải thích đều thứ ba, đều thứ tư cho chị em rỏ: Nghĩa vụ các chị em nên như thế nào? Trước nhứt là nghĩa vụ ở trong gia đình; khi đương làm con gái, thì có nghĩa vụ đối với cha mẹ, hiếu thuận làm đầu; nhưng phải biết phục tùng về đường lẽ phải. Đối với bà con thì hòa mục làm quí; nhưng phải khuyên răng mọi đều dở, giúp rập mọi đều hay; ta biết sự độc-lập có như thế mới thành công, tự-do có như thế mới hiệp lẻ; ta cũng muốn bà con ai nấy như mình. Đến khi đã có chồng rồi, thì phải lo làm sao cho khỏi phiền lụy đến chồng, có lợi ích cho người chồng. Đến khi đã có con rồi, thì lo làm sao cho con mình nên một người quốc dân tốt. Như thế thì nghĩa vụ đối với gia đình đã xong rồi. Thứ hai là nghĩa vụ ở trong xả hội: Phàm một xả hội, góp nhóm ngàn muôn người mới nên, con gái với con trai ai nấy cũng là một phần trong xả hội. Nếu mình tốt thì xả-hội thêm một phần tốt, nếu mình xấu thì xả hội thêm một phần xấu. Các chị em ta phải do thế nào cho phải tư cách độc-lập, chẳng cần nương cậy đến ai; đã không chịu làm sâu mọt trong xả-hội, mà cũng không để người ta gọi mình là ký sanh trùng (parasite). Thế thì các chị em đã có công với xả hội nhiều lắm.
Lại trong mong cho các chị em thêm phần hay nữa: Kìa là săn-sóc về sự hợp quần; kìa là siêng năng về đường công ích, có khi có những việc con trai không làm tới, mà chị em chuộc lấy mà làm. Luyện xong đá bà Oa-hoàng thì trời lo gì khuyết, ngậm đầy các cô Tinh-Vệ thì bể sợ gì sâu. Trong xả hội! Trong xả-hội! may mà có các chị em, thì chị em thiệt là công thân trong xả-hội. Nghĩa vụ các chị em đối với xả-hội là trọn vẹn rồi.
Sau nữa là nghĩa vụ đối với quốc gia: Mười hai triệu lẽ nữ đồng bào, ai nấy cũng là một phần quốc dân cả, tất có cả thảy quốc dân mới gọi rằng nên một nước; tất có cả thảy quốc dân tốt mới gọi rằng một nước văn-minh. Huống chi các chị em ta lại là người mẹ cho quốc dân, biết bao nhiêu là ông chủ nhân nước ta ngày sau, đều nhờ các chị em sinh nở ra cho, đùm bọc ra cho, dạy bảo vung trồng ra cho, nếu các chị em mà hết lòng cất nổi cái trách nhậm là mẹ quốc dân, thế thì cái khuôn văn minh nước ta chắc là nhờ trong tay các chị em mà vắt nắm cho đến ngày nay thành tựu.
Lại như nhà nước khi gặp cơn sóng gió mà anh em chị em ta đều ngồi chung trong một chiếc thuyền; người bẻ lái, kẽ cầm chèo, người kéo buồm, kẽ quay mũi, có lẽ nào một phần con trai mà gánh hết được, thì chị em tất phải gánh lấy một phần, họa may chiếc thuyền hoạn nạn qua khỏi bể trầm luân. Thế thì công chị em ở với quốc gia, biết bao nhiêu xiết kể. Ấy là cái nghỉa vụ các chị em đối với quốc gia lại như thế.
Còn như nghĩa vụ cá nhân thì các chị em đều biết cả: hoặc là việc canh cửi phải cho siêng, hoặc là việc ruộng vườn phải cho biết: hoặc là nghề may vá và thêu vẻ phải cho tinh; hoặc là sự cơm canh cổ bàn cho khéo. Ấy gọi rằng nử công, mà cần thứ nhứt là nữ hạnh: Lời ăn tiếng nói phải cho dịu dàng, nước bước đường đi phải cho nghiêm chỉnh, đạo đức phải lo làm sao cho trọng sạch; thân thể phải lo làm sao cho đúng đắng tốt tươi mà không giống gì màu son phấn, ấy cũng là nử dung. Như thế thì làm mẹ chắc là mẹ hiền, làm dâu chắc là dâu tốt, làm vợ chắc là vợ danh giá cho người chồng. Nghĩa vụ cá nhân như ngần ấy cũng đả không khuyết điểm, mà suy ra đến gia-đình, xả-hội, quốc gia củng tự do mà ra. Tôi xin chị em phải nên châm chĩ những lời tôi nói trên ấy.
Bây giờ tôi lại nói đến quyền lợi của các chị em. Phàm một người đã gánh nỗi cái nghỉa vụ của một người tất là được hưởng cái quyền lợi của một ngưòi, mới có thế hết được cái nghĩa vụ của một người. Chị em ta đả hay biết được cái nghĩa-vụ mình củng như con trai và hay làm được cái nghĩa vụ mình củng như con trai, thì bao nhiêu cái quyền lợi của con trai; chắc chị em cũng có phần được hưởng thọ. Nghĩa là như các việc kinh tế được bình đẳng với con-trai, các việc giáo dục được bình đẳng với con trai, mai sau đạo đức chị em ta, trí thức các chị em ta, tài cán các chị em ta, cũng được bình đẳng với con trai. Xin các chị em gắn sức hết lòng, trông lên đỉnh tháp nhân quyền, cứ tầng tầng ráng chân mà bước tới, toan khiến cho linh hồn bà La-Lang (Roland) nước Pháp ở dưới đất chắc lưởi mà than rằng: « Trời ôi, Chúa ôi! Con gái Việt-Nam đến như thế! ». Tôi đây, hai mươi năm lẻ, trần trọc chưn trời nổi chìm mặt bể, không ngờ có một ngày nay, được cùng các chị em gặp mặt. Tôi trông đến mặt các chị em, vừa vinh, vừa sợ vừa mừng, vừa lo như thấy một hột châu rớt, tươi sáng mà chìm ở dưới vũng cát đã lâu ngày! Như thấy một bông lang rất thơm tho mà lấp vào giữa đồng cỏ đã lâu ngày! Trao dồi cái phách hột châu nầy, phát hiện cái bông lang nầy, ngày ngày đêm đêm chĩ trông vào cái công phu học vấn ở các chị em ta.
Các chị em ôi! Các chị em ôi! Các chị em phải biết cái hột châu nầy, cái bông lang nầy không phải là một giống đồ chơi ở trên bàn tay, không phải là một thức mùi ngữi ở trước đầu mũi, mà thiệt là một phẩm rất cao quí, toan đem ra công hiến cho thần linh của nước Nam, để cho an ũi cái linh hồn Hồng-Lạc, các chị em nghĩ đến thế nên tự trọng biết bao nhiêu?
Tôi mừng các chị em được như thế, mà tôi lại sợ các chị em chưa chắc được như thế nên tôi có bấy nhiêu lời.
Huế, le 17 Mars 1926.
PHAN-BỘI-CHÂU.
CHUNG
In tại nhà in XƯA-NAY, Ng.-Háovĩnh,