Sóc phong xuy hải khí lăng lăng;
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch-đằng.
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc[2];
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng[2].
Quan hà bách nhị[3] do thiên thiết ;
Hào kiệt[4] công danh thử địa tằng.
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ ;
Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.
Gió bấc thổi trên biển, khí biển lạnh rùng.
Nhẹ kéo buồm thơ để qua cửa Bạch-đằng.
Như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi chia từng khúc một ;
Như mũi qua chìm, cây xích gãy, bên bờ lớp lớp chồng.
Quan hà hiểm hai người chống trăm người do trời xếp đặt ;
Hào kiệt lập công danh đất ấy từng là nơi.
Quay đầu xem việc cũ, ôi xong rồi !
Cúi xuống dòng mò bóng, ý khôn nói xiết.
Chú thích
▲Bạch Đằng: cửa Bạch Đằng bấy giờ là cửa sông Gianh, ở phía đông thị trấn Quảng Yên ngày nay, chứ không phải là cửa Nam Triệu
▲ aăTả cảnh mà tưởng tượng như đó là kết quả của chiến công oanh liệt đời xưa
▲Bách nhị: chữ ở sách Sử ký nói nước Tần có thế hiểm trở, 2 vạn quân Tần có thể địch nổi 2 trăm vạn quân của các nước chư hầu, tức 2 người địch được trăm người
▲Hào kiệt: chỉ các anh hùng xưa, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn đã từng lập công ở chốn này