Bước tới nội dung

Bả phồn hoa/9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bả phồn hoa của không rõ, do Nhượng Tống dịch
Hồi thứ chín

HỒI THỨ CHÍN

Tên phu xe đưa đường chỉ lối,
Mụ ăn mày dò chuyện thông tin.

Khi ấy La-Lăng tính đến kế thứ hai, đã mượn cớ từ chức phu xe ở nhà Trần-úy-Nùng, giả làm khách buôn ở nước ngoài về, để đi lại với Giác-chi. Nào ngờ mưu họ gần thành, thì vì vô ý một chút, công-sức lại đi đời nhà ma cả. Ngày dài rỗi việc, thẩn thơ đi chơi mát cho giải buồn, Bất-thình lình bỗng gặp Lý-Hoa cùng Tâm-vân cùng giắt tay nhau đi đến. Ba người giắt nhau ra công-viên, cùng ngồi nói chuyện. Chàng nhân thuật lại việc đêm trước, đến chỗ người con gái bước vội xuống cầu thang, lên xe đi mất thì ra ý tấm tức mà nói:

— Bấy lâu tốn bao nhiêu công trình mà chẳng được việc gì cả. Kế thứ nhất hỏng, kế thứ hai hỏng, bây giờ chỉ còn có một kế này nữa, hễ hỏng nốt thì tôi cũng đến chịu thôi, Hai người đều ra ý ái ngại và buồn bã mà hỏi:

— Thưa ông kế gì? La-Lăng móc túi lấy cuốn nhật-ký rở ra một tờ đưa cho Lý-Hoa xem. Lý nhìn vào, thấy có nét bút chì thảo 3 chữ « 119 » thì ngơ ngác không hiểu ra sao cả. La mỉm cười mà nói:

— Chúng tôi làm việc, thường khi chỗ người ta không lưu ý đến, chúng tôi lại hết sức nhiệm nhặt Hôm ấy người con gái lên xe đi, không phải là tôi không đuổi theo được, song đêm khuya mà theo rõi một người đàn bà, nó có thể vu cho mình là định ra tay bóc lột được. Bởi vậy khi nó lên xe rồi, thì tôi ra ngay cửa gác để nhận lấy số xe, « 119 » chính là số cái xe ấy. Lý nói:

— Giác-chi đã kể rõ lai lịch và nhan-sắc nó như vậy thì nếu không là chủ chứa, cũng là nhân tình, ý tôi muốn phát đơn kiện nó, may ra nó sợ tội đem phun ra tất cả, thì may cái án ấy có thể phá ngay được. La cười mà đáp:

— Tôi lại không biết thế hay sao? Thế nhưng nó chưa nói rõ họ tên, tôi chỉ sợ chưa chắc đã phải Mà dù phải nữa chưa chắc nó đã chịu nhận, chỉ tổ làm cho con kia biết tin để tìm đường lẩn tránh, bấy giờ thì lại thêm khó ra một từng mà thôi. Tuy nhiên, để tôi sẽ dụ nó may ra nó chịu nói rõ cũng chưa biết chừng. Nói xong, dặn hai người ngồi đợi để đi gọi giây nói Đến lúc trở lại nét mặt trông tái hẳn đi, lắc đầu mà nói rằng:

— Giác-chi đã biết cơ trốn đi nơi khác rồi. Tôi hỏi người trong cửa hàng nó, họ bảo nó đã xuống tầu từ đêm hôm qua, đi ra dáng vội-vàng lắm. Tâm-vân nói:

— Đi thì đi, tôi không chắc nó đã biết. La lại lắc đầu mà đáp:

— Cái án này bấy lâu vang động xa gần, cái hành-kính của tôi, chỉ có thể đánh lừa nó được một lúc thôi. Nếu nó nghĩ ra thì tất nhiên biết tôi là tay trinh thám. Tôi sợ nó vì thế sợ tội mà đem con ấy sang Tây, sang Nhật cũng chưa biết chừng. Tâm-vân nói:

— Ông nghĩ quá ra thế đó thôi, cứ như điều ông nói, nó phải thuê tiền mới gọi được con kia, thì đủ rõ nó không phải là tay thủ-phạm, gặp mặt còn khó, hồ dễ đã đem nhau đi ngay được sao? Ông đừng nản lòng, nên bỏ nó mà tìm cho ra tên thủ-phạm. La nói:

— Tôi cũng biết vậy, song tính việc thì phải tính rộn ra như thế. Nói xong, bắt tay hai người rồi đi.

Buổi chiều hôm ấy, La-Lăng mặc bộ áo trinh-thám đi xe đến sở rở xem quyển sổ biên số xe. Mở tờ thứ nhất, nhìn đến dòng thứ chín, thấy biên rằng: « Số 119, phu xe tên là Ngụy-Tam, nhà ở phố Tây-Doanh. » La mừng lắm rút sổ nốt ra biên vào rồi đi thẳng đến phố Tây-Doanh, Chờ một lúc người phu xe mới về. Hỏi thì hắn nói rằng: Người con gái ấy đến giữa đường mới thuê xe đi, lúc về cũng xuống giữa đường. Thế nhưng người phu kéo cô ta sau khi xuống xe tôi thì tôi biết, có thể tìm được. La móc túi đưa cho 5 hào, bảo cùng ngồi lên xe, đi tìm người phu xe thứ hai. Khi đã gặp, người phu xe thứ hai dẫn chàng đến phố Hy-lợi chỉ sang một tòa nhà khá ao mà bảo chàng rằng: « Cô ta vào cái nhà kia, hình như ở đâu từng gác thứ ba, thứ tư. » La lại rút sổ nốt biên lấy số nhà, rồi cho người phu xe đồng bạc.

Hôm sau La-Lăng đến phố Ty-Lợi, trông lên tòa nhà tên phu-xe chỉ hôm trước thì hình như chủ thuê toàn là người Tây cả. Trong lòng nghi hoặc, nhân sang một cửa hàng bán thuốc lá bên cạnh, mượn cớ mua bán, hỏi rò xem người chủ thuê mấy từng gác bên nhà ấy là ai? Người nhà hàng nói:

— Toà nhà ấy do một người chủ công-ty Tây thuê cả, ông hỏi làm chi vậy? La đáp:

— Năm trước tôi thuê ở đấy. Trong mấy năm về quê nhà, nay lại ra ngoài này, tưởng có còn gian nào không thì lại thuê ở cho tiện. Thế ông có thấy có người đàn-bà con gái nào năng đến hỏi thăm nhà ấy không? Người nhà hàng ngẫm nghĩ mà đáp:

— Đàn-bà thì không. Có đàn-ông thì có một người hôm nào cũng đến, hình như là bạn thân của ông chủ. La nghe nói thất-vọng, lững thững bước đi. Đi được mấy phố thì gặp một mụ già, trông thấy chàng, vội vàng chào hỏi. Nguyên mụ-già đó làm nghề ăn mày và may vá thuê, thường giúp việc cho chàng, chàng thường gọi là mụ Hai-Trương. Lúc ấy gặp chàng, chàng liền dặn đến rình hộ toà nhà ở phố Ty-Lợi, hễ thấy có người trẻ tuổi lạ mặt ra vào thì chạy ngay đến bảo; nhất là thấy có khách đàn-bà đi vào buổi tối hay buổi sớm thì lại càng nên chú-ý lắm. Hễ được việc sẽ có trọng thưởng. Dặn xong, móc túi đưa cho mấy hào.

Mụ Hai-Trương đi rồi, La-Lăng về thẳng nhà riêng, thì thấy Lý-Hoa đã đương ngồi chờ, ra dáng sốt ruột lắm. La nhân đem công việc trong hai ngày, thuật lại cho Lý rõ. Lý buồn rầu mà nói:

— Thôi, công việc lâu thì đành chịu lâu vậy, ông cứ cố sức giúp hộ. Tôi đến đây là cốt thuật cho ông nghe một truyện này: Chiều hôm qua, tôi có việc đi qua một cửa hàng bán bảo-thạch, ở gần nhà Đại-chung-lâu. Nhác trông vào, thấy một chàng tuổi trẻ đi với một thằng nhỏ đang đứng chọn hàng. Nét mặt chàng ta mỹ-miều quá, trông không ra dáng đàn ông, mình mặc áo mùi nguyệt bạch, đầu đội cái mũ dạ, mùi xanh-nhạt, vành mũ trập gần đến mắt. Tôi hơi lấy làm nghi hoặc, muốn vào hàng để nhìn cho rõ, thì bấy giờ cơn mưa đã đổ xuống như trút, chàng ta vội vàng trả tiền hàng rồi vẫy xe đi ngay. Lúc đi, chợt ngảnh lại nhìn tôi nét mặt tái hẳn đi, tôi lúc ấy mới sực nhớ ra thì nét mặt chàng ta thật giống nét mặt con kia như đúc. Hoảng hốt chạy theo thì vì xe nó đi nhanh, qua vài phố đã không biết rẽ đàng nào mất. Ông bảo thế có quái không? La-Lăng nói:

— Thế còn thằng-nhỏ đi với nó đâu? Hay là ông lại không chú ý đến? Lý-Hoa nghe nói ngơ-ngác, tự nhận cái lỗi sơ-suất, và nói rằng trông cũng quen mặt lắm, chỉ không nhớ là gặp ở đâu mà thôi. Nói đến đấy thì Lương-tâm-Vân bước vào. Vừa đặt đít ngồi, đã than thở mà rằng:

— Cậu chủ nhà tôi, từ khi ông chủ chết đi, chẳng còn thiết gì đến việc làm ăn cả. Công việc trong hàng, cái gì cũng đến tay tôi cả, thế mà lương chẳng thấy cho thêm. Gần đây lại hùn phần với mấy người bạn. mở một chi điếm ở Áo-môn, buôn bán hàng Tây. Thấy nói chiều hôm nay thì sang để thu xếp việc mở cửa hàng. Như thế là lại khổ tôi, ít ra là nửa tháng bận không mở được mắt. La-Lăng nói:

— Có phải cái cậu Tạ-thiếu-My ấy không? Đã không thiết làm ăn, lại còn mở thêm cửa hàng, tính-khí sao mà lạ thế? Chẳng hay cậu ta sang Áo-môn thì ở vào đâu? Nay mai tôi sang bên ấy, sẽ tìm đến chơi. Tâm-Vân nói:

— Nhà ở trọ thì ở số 6 đường 16, còn cửa hàng thì ở cửa phố miếu Khang-công. Cậu ta bảo tôi để có cần viết thư thì viết. La-Lăng vội biên vào sổ nốt Ngay lúc ấy thì nghe có tiếng chuông bấm, người coi cửa đã đưa mụ Hai-Trương vào. La-Lăng vội vàng đứng rậy, ra chỗ kín hỏi chuyện mụ già, hỏi xong lại đưa cho mấy hào. Mụ già mừng rỡ, chào ba người rồi lui ra. La-Lăng lại ngồi lại, thuật chuyện nhờ mụ ta rò chuyện cho hai người nghe, và nói:

— Cứ như lời mụ ta thì hôm nay có hai cỗ xe đậu ở trước tòa nhà phố Ty-Lợi. Người trên xe đều trạc độ ngoài hai mươi tuổi, song một người thì trắng trẻo đẹp đẽ lắm, mà cũng áo mùi nguyệt-bạch, mũ mùi xanh nhạt. Mụ ta nhân hỏi rò một đứa bồi nhà ấy, thì biết rằng hai người khách đó đến với chủ-nhà là để cùng bàn-bạc chi về chuyện buôn bán. Các ông nghĩ thế có lạ không? Hai người lẳng lặng không nói câu gì. Ngồi một lúc rồi cùng đứng dậy.

Imprimerie thực-nghiệp Mai-du-Lân Succ.
83, Rue du Chanvre, hanoi
1928



Nguyễn-Văn-Cư, 46, Hàng Tre, Hanoi
Xuất-bản