Bẩy bông lúa lép/Bảy bông lúa lép
BẢY BÔNG LÚA LÉP
Khi Thượng-đế đã lập xong trời, đất, mọi vật, mọi loài, mọi giống rồi, mới lập ra giống người, Dùng một ít đất, ngài tạo nên người đàn ông thứ nhất. Người ấy tên là A-đam. Trong khi A-đam ngủ, ngài lấy một cái xương sườn cụt của A-đam, để tạo nên người đàn-bà đầu tiên: Ê-va. Ngài trao cho đôi vợ chồng ấy coi giữ một khu vườn đẹp gọi là vườn Thiên-đường ở hạ-giới (Paradis terrestre). Trong vườn có đủ hoa thơm, quả ngọt. Ngài cho phép họ muốn dùng gì cũng được, trừ quả cây Thiện-Ác; ăn thứ quả cấm ấy, thì phải chết. Đôi uyên ương sống thanh-nhàn, vui-vẻ. Đất tự nhiên sinh hoa quả, và khí trời luôn luôn ôn-hòa. Phúc lành trang-trải bao-la Thân-thể tốt tươi, người không bệnh tật, tâm hồn không phiền-não. Họ yêu nhau, và yêu Chúa Trời... Ma quỷ sinh-ghen. Nó thấy người sung-sướng, thì nó tức. Nó tìm cách làm hại. Nó nhập vào con rắn, bảo Ê-va rằng:
— Cả vườn chỉ có cây Thiện-Ác là quí nhất, sao các người chẳng ăn?
Ê-va ngay miệng đáp;
— Cây ấy, Chúa chúng tôi đã cấm, ăn vào tất chết.
— Chết? Chúa dọa các người đó thôi. Tôi biết lắm, Chúa sợ các người biết Thiện-Ác thì khôn-ngoan ngang với Chúa.
Ê-va sinh nghĩ-ngợi. Nàng tò-mò nhìn quả cấm. Chao ôi! sao mà nó có vẻ ngon-lành thế! Nàng thèm rỏ rãi. Nàng ngắt liều một quả, và ngoạm luôn một miếng. Quả là ngon thật. Nàng chạy đi tìm chồng và ép chồng cùng ăn. Ăn xong, thì người họ tự nhiên đổi khác. Họ để ý đến thân thể họ. Thân-thể họ lõa-lồ. Họ lấy thế làm xấu hổ, nên đi lấy lá cây quấn chung quanh mình. Bỗng họ nghe tiếng Chúa. Họ sơ hãi tìm chỗ ẩn, Thượng-đế giận lắm phạt họ, và con cháu họ như thế này:
— Ê-va đã trái lời ta, thì sẽ phải đau-đớn khi sinh con, và phải chịu lụy chồng. Còn A-đam đã coi lời vợ hơn lời của Chúa, từ nay sẽ phải đổ mồ-hôi ra, để mà kiếm miếng ăn, cho tận đến khi xác trở về với đất.
Nói xong ngài đuổi họ ra khỏi vườn. Từ đấy đất mọc gai. Những giống thú dữ sinh-sôi. Người vất-vả và đau khổ. Tật bệnh làm hại xác, cũng như sầu-hận, lo-lắng vò sé những linh hồn đã chẳng còn trong sạch nữa. Tội lỗi mọc nhanh như cỏ xấu. Giòng giõi A-đam cứ càng ngày càng xa Chúa Trời. Họ kế tiếp nhau được mười đời, thì Thượng-đế đã bắt đầu hối-hận, vì đã sinh ra họ. Nhân loại đã xấu-xa quá lắm. Ngài định phá tiệt đi cho khỏi dơ mắt ngài. Nhưng giữa bọn người tội lỗi, còn một gia-đình đức-hạnh. Chủ gia-đình ấy là Nô-ê. Ngài bảo Nô-ê đóng một cái tầu thật to. Đóng rồi, ngài truyền cho Nô-ê và vợ con vào tầu. đem theo lương thực và các giống vật mỗi thứ bảy đôi, để hòng sau này gây giống lại, Thế rồi mưa tuôn xuống luôn 40 ngày đêm không ngớt, Nước dâng lên, nước cao quá đỉnh những ngọn núi cao nhất mười năm thước, Hồng thủy bắt đầu. Người và vật đều chết hết, trừ những trẻ ở trong tàu Nô-ê.
Một trận lụt ghê-gớm ấy tưởng đã rửa sạch được trần gian, Nào ngờ tội lỗi đã nhập vào đến xương tủy của người. Con cháu Nô-ê chẳng hơn gì tổ-tiên của chúng xưa. Họ sinh-sôi nẩy-nở, thì tội ác cũng sinh-sôi nẩy-nở. Một ngày kia, họ đã quá đông rồi! ở chung đụng với nhau vào một nơi chẳng còn được nữa: cần phải đi mỗi bọn một ngả. tìm đất mới. Nhưng trước khi lìa nhau, họ muốn xây một cái thành thật to. và một cái tháp thật cao, để lưu danh họ lại đời đời. Thượng-đế không muốn cho loài người được kiêu-căng, ngài quyết phá cái ý-định ngông-cuồng của họ. Ngài khiến họ nói mỗi người một thứ tiếng khác nhau, Người nọ không hiểu người kia. Không ai bảo được ai. Việc xây tháp đành bỏ dở. Và cái tháp không thành ấy, có tên gọi là Ba-Ben (Babel nghĩa là lộn-xộn)
Bởi tiếng nói khác nhau. loài người dễ xa nhau. Mỗi ngành đi về một phương lập nghiệp. Lâu dần người ta quên nguồn gốc. Chẳng còn ai nhớ rằng: người với người cùng một tổ-tiên. Người chẳng còn biết thương người. Và chẳng còn biết kính Chúa Trời, đấng đã tạo ra họ, và tạo ra mọi sự. Thượng-đế sợ cái đạo của ngài phải mất. Ngài bèn chọn một giống dân để trao đạo cho mà giữ, và lưu truyền lại. Ông dân ấy là A-bơ-ra-ham một người vẫn còn giữ được lòng yêu Chúa Trời....
Còn truyện các bạn sẽ đọc dưới đây, chính là truyện một người cháu ông.
⁂
Ngày xưa, tại đất Thê-dô-bô-ta-mi, có một người giầu có tên là Gia-cốp. Gia-cốp là con I-sa-ác và là cháu A-bơ-ra-ham
Hồi còn ít tuổi, gia-cốp có việc bất-hòa với anh nên bỏ nhà sang quê mẹ ở với cậu tên là La-ban. Ở được một tháng, cậu trả công, nhưng Gia-cốp không chịu lấy, Ông cậu bảo:
— Không có lẽ cháu ở không công cho cậu: vậy tiền công cháu đã không muốn lấy, thì cháu muốn gì cứ cho cậu biết để cậu liệu.
Gia-cốp thưa:
— Cháu xin hầu-hạ cậu bảy năm, xong bảy năm cháu chỉ ước được cậu gả Ra-sen cho cháu.
Ông cậu thuận. Nhưng khi Gia-cốp đã ở đủ bảy năm thì ông lại bảo:
— Ra-sen là con nhỏ cậu. Li-a mới là con lớn. Ơ đây có tục phải gả chồng cho chị, rồi mới được gả em. Vậy cháu có bằng lòng lấy Li-a thì cậu gả,
Gia-cốp đành phải bằng lòng vậy. Nhưng chàng vẫn còn yêu Ra-sen lắm. Chàng bảo cậu:
— Cháu lại xin hầu hạ cậu bảy năm nữa: rồi cậu gả Ra-sen cho cháu.
Ông cậu thuận. Sau bảy năm ấy, lấy được Ra-sen rồi, Gia-cốp còn ở quê mẹ bảy năm nữa rồi mới về
Tàu của ông Nô-Ê trước nạn hồng-thủy ghê-gớm
quê cha. Khi ấy, chàng đã có một đàn trâu, bò, dê, cừu đông-đúc, và mười hai đứa con,
Được ít lâu, ông I-sa-ác chết. Anh em Gia-cốp chôn cất cho cha, rồi mỗi người đi một phương làm ăn. Lúc ấy, Ra-sen cũng đã chết, sau khi sinh con út là Băng-gia-Minh.
Trong nhà Gia-cốp, thường ít khi hòa-thuận. Nguyên do chỉ tại người con thứ mười một là Giô-sê được cha chiều quá. Các anh ghen-ghét,
Một hôm, Giô-sê vừa ngủ dậy, gọi các anh khoe rằng:
— Các anh ạ, tôi chiêm-bao lạ quá, Tôi mơ thấy chúng ta đang bó lúa. Thế mà không biết sao bó lúa của tôi tự nhiên đứng thẳng lên, con bó lúa của các anh thì cúi xuống. Hình như tất cả những bó lúa của các anh phải lạy bó lúa của tôi. Thế có kỳ lạ không?
Các anh Giô-sê tức đầy ruột. Họ châu châu mắng:
— Mày hỗn vừa vừa chứ! Mày nói thế thì ra chúng tao phải lạy mày hay sao?
Thế mà Giô-sê cũng chẳng chừa. Một lần khác chàng lại khoe:
— Tôi chiêm bao thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao lạy tôi.
Ông bố lấy làm lạ lắm, nhưng ông cũng mắng Giô-sê để các anh chàng khỏi giận, Các anh được thể xúm vào trách bố:
— Đấy, thầy chả nuông nó lắm vào! Nó nói thế là có ý bảo cả bố mẹ lẫn anh em đều phải cúi đầu lạy nó. Nó làm vương, làm tướng gì mà to thế?
Và họ càng ghét em. Lòng ghét cứ mỗi ngày một tăng lên mãi. Sau cùng thì họ coi em như quân thù.
Một hôm Gia-cốp sai Giô-sê đi thăm các anh đang chăn cừu ở đất Si-sem, vừa trong thấy bóng Giô-sê tận đằng xa, họ đã thấy máu sôi lên. họ bảo nhau:
— Kìa cái thằng hay mơ đã đến kia: chẳng biết nó lại chiêm bao gì nữa đây?
Một người bàn:
— Hễ nó động mở mồm nói là chúng mình giết quách đi cho rồi.
— Phải đấy, chúng mình giết quách nó đi cho rồi.
— Giết quách đi cho rồi!...
Nhưng anh cả là Ru-ben không nỡ, biết rằng can các em chẳng ặn thua, chàng bảo chúng:
— Các em giết Giô-sê thì giết, nhưng nên tránh đừng để tay nhúng máu. Anh tưởng các em cứ quăng nó xuống cái giếng cạn kia nó không lên được, chỉ mấy hôm là chết đói. Cần gì phải giết?
Các em cho là có lý. Giô-sê bị họ quăng xuống giếng. Nhưng một lúc sau, thấy một bọn lái buôn qua, họ lại kéo em lên. Họ bán em cho bọn lái buôn lấy hai mươi đồng bạc. Rồi họ lấy áo em, thấm máu dê, gửi về cho cha, nói giối là áo nhặt được, họ gửi về để hỏi cha xem có phải là áo của Giô-sê không? Gia-cốp nhận đích là áo của Giô-sê thật. Ông tưởng con mình bị thú rừng ăn thịt. Ông xé áo ông ra, và khóc lóc hàng tháng giời không nguôi.
Bọn lái buôn, đến nước Ai-cập, thì bán lại Giô-sê cho một viên quan nội giám, tên là Pu-ti-pha. Pu-ti-pha thấy Giô-sê còn trẻ mà lanh-lợi, tinh-khôn, lại thật-thà, ngoan-ngoãn nên có lòng yêu chàng lắm. Ông trao tất cả công việc trong nhà cho Giô-sê coi sóc. Nhưng vợ Pu-ti-pha lại là một người đàn-bà rất lẳng-lơ, Thấy Giô-sê mặt mũi khôi-ngô, thị sinh lòng quyến-luyến. Lúc đầu, tình yêu còn giấu kín, Nhưng ngọn lửa ngấm-ngầm thế nào cũng phải có lúc bùng ra. Những lúc chỉ có mình thị với Giô-sê, câu nói, tiếng cười đã nhiều khi lơi lả. Nhưng Giô-sê vốn lòng trong-sạch. Chàng vẫn nghiêm-trang và lễ-phép. Thị tưởng chàng không hiểu ý nghĩa khoe mặt, nụ cười của thị. Thị thấy cần phải nói. Và thị nói để tỏ lòng thị ra Giô-sê chẳng những chẳng dám nghe còn khuyên thị chẳng nên phụ chồng như vậy. Thị đem lòng giận. Thị dọa Giô-sê đủ thứ. Nhưng Giô-sê vẫn chẳng chiều những ý muốn nhuốc-nhơ của thị. Chàng tin Thượng đế: Thượng đế bao giờ cũng che chở cho những kẻ giữ lòng thẳng-ngay.
Một hôm, con đàn bà gặp Giô-sê trong phòng có một mình. Nó xoắn lấy áo chàng mà nài ép. Chàng sợ hãi. Trong lúc bối-rối, chàng chẳng biết làm thế nào cho thoát; chàng đành trút áo ngoài, để có thể tránh khỏi tay con đàn-bà. Vợ Pu-ti-pha lấy sự ấy làm nhục lắm. Thị phải trả thù mới được. Thị kêu ầm-ỹ lên. Người ta chạy đến. Thị giơ áo Giô-sê ra, vu cho Giô-sê dám đến trêu ghẹo vợ của ân-nhân chàng. Pu-ti-pha tin lời vợ. Ông giận lắm. Kẻ giận hành động không suy-nghĩ Pu-ti-pha chẳng kể gì đến lời phân-trần của Giô-sê cả. Ông hạ lệnh giam Giô-sê vào ngục.
Người có đức thì đến chỗ nào cũng được người yêu. Chẳng bao lâu, viên quan coi ngục đã có lòng mến Giô-sê lắm. Ông giao cho Giô-sê coi các tù-nhân khác. Trong số những tù-nhân ấy, có hai người trước kia là cận-thần của nhà vua: một quan chuyên việc làm bánh ngự, một quan vẫn cầm chén dâng rượu ngự. Cùng một đêm, hai người chiêm-bao lạ. Quan chước-tửu thấy một cây nho có ba cành lúc lỉu những chùm nho chín mọng, ông lấy ép rượu dâng vua ngự. Quan làm bánh mơ thấy mình đội ba thúng bột, thúng trên cùng có bánh; bao nhiêu chim sà xuống cướp bánh trong thúng ăn rồi bay đi. Lúc tỉnh dậy, cả hai cùng lo-lắng. Họ đem truyện chiêm-bao hỏi Giô-sê. Giô-sê đoán cái mộng của viên quan làm bánh như thế này:
— Tôi cầu Trời cho tôi không đoán đúng. Nhưng nếu chẳng may mà lời tôi lại đúng, thì ngài phải chết. Ba hôm nữa, vua sẽ có chiếu xuống truyền giết ngài đem treo xác lên cây cho chim ăn thịt.
Viên quan làm bánh tái mặt đi. Quan chước-tửu cũng tỏ ra hoảng-sợ. Ông run-run hỏi:
Giô-Sê vẫn bị giam trong nhà tù
— Thế còn tôi nữa. Ông đoán cái mộng của tôi ra thế nào?
Giô-sê mỉm cười:
— Còn ngài, thì tôi lại cầu Trời cho những lời tôi đoán thành sự thật. Bởi cứ suy cái chiêm-bao ấy, thì chỉ ba ngày nữa ngài được tha để trở về chức cũ. Vậy lúc ấy ngài đừng quên tôi nhé; ngài nhớ thân oan cho tôi với, vì sự thật là tôi oan.
Ba hôm sau, những việc xẩy ra, tỏ rằng Giô-sê đoán chẳng sai một mảy. Một viên quan bị xử-tử. Một viên được trở về chức cũ. Nhưng viên này chẳng bận tâm gì đến lời Giô-sê giặn. Thành thử Giô-sê vẫn phải giam trong nhà tù,
Hai năm sau... Một đêm vua thấy một chiêm-bao lạ Vua đem hỏi quần thần, nhưng chẳng ai đoán được. Bấy giờ. viên quan chước-tửu mới chịu nhớ đến kẻ đã đoán cái chiêm-bao lành của mình năm xưa. Ông tâu lại truyện ông với đức vua. Tức thì Giô-sê được tha ra. Chàng thay áo, xén tóc sạch-sẽ rồi vào bệ kiến. Đức vua kể lại giấc mơ với chàng;
— Trẫm chiêm-bao thấy việc này đáng cho là gở lạ: trẫm đang đứng ở bờ sông, bỗng thấy bảy con bò cái béo tốt ở dưới sông lên bờ ăn cỏ chợt lại có bảy con bò khác thật gầy, cũng ở dưới sông lên.; chúng nuốt hết bảy con bò béo mà có vẻ còn đói lắm. Trẫm giật mình tỉnh dậy. Tẫm nằm nghĩ ngợi vẩn-vơ mãi mà không hiểu ý nghĩa ra thế nào. Một lúc lại ngủ đi, vừa ngủ trẫm đã lại thấy bẩy bông lúa lép nuốt bảy bông lúa mẩy. Thế là làm sao?
Giô-sê ngẫm-nghĩ một chút rồi tâu lên:
— Tâu bệ-hạ, cứ theo ngu ý của kẻ hèn này, thì bảy con bò béo là điềm bảy năm nước ta sẽ được mùa; bảy con bò gầy là điềm bảy năm nước mất mùa; bảy con bò gầy nuốt bảy con bò béo mà còn đói, thì thóc lúa bảy năm được mùa tích lại tất chẳng đủ để bù cho bảy năm mất mùa. Cái chiêm-bao lúa lép nuốt lúa mẩy chẳng qua cũng cùng ý ấy.
Vua cho đoán thế là thần tình lắm. Chắc vận mước sẽ y như vậy. Tốt hơn là tìm trước cách ngừa nạn đói. Ngài phong cho Giô-sê chức quan thứ nhì ở trong triều. Và ngài trao cho chàng lo việc tích chữ thóc lúa để có đủ thức ăn cho dân trong bảy năm mất mùa. Ngài lại cải tên cho Giô-sê, đặt tên cho chàng là Cứu-Thế, và cho chàng kết duyên với con gái một nhà giòng sang.
⁂
Bảy năm bò béo đã qua. Thì bảy năm mất mùa liền đến. Thiên-hạ đói, người ta lũ-lượt kéo nhau đến kinh-đô, xin đức vua mở kho ra phát chẩn. Vua phán:
— Hãy đến kêu với Giô-sê.
Khi ấy, ở đất Ca-na-an là nơi Gia-cốp ở, thiên-hạ cũng mất mùa. Gia-đình nhà Gia-cốp nheo nhóc đói. Nghe đồn bên Ai-cập có bán lúa, ông sai các con đem tiền sang đong.
Giô-sê thấy các anh thì nhận ra ngay. Nhưng chàng không nói cho họ biết. Chàng quát lính trói cả bọn lại:
— Chúng nó là những quân do-thám. Chúng giả vờ đong thóc để dòm ngó nước Ai-cập ta đây.
Các anh chàng hoảng-sợ. Họ hết sức chối cãi. Họ bảo: họ là những người lương-thiện, họ có mười hai anh em: em út ở lại đất Ca-na-an với cha già, còn một em thì chết mất. Giô-sê bảo;
— Chúng bay đã nói thế thì ta cũng biết thế. Nhưng ta cần phải xét xem những lời chúng bay khai thực hư thế nào. Vậy ta hãy giam một thằng lại đây, còn tha cho cả bọn về; nay mai dẫn em út đến đây để ta xem: nếu xét ra quả tình chúng bay oan, thì ta sẽ tha cho cả.
Chúng lại càng khó nghĩ. Chúng biết chắc chẳng khi nào họ chịu rời em út. Việc Giô-sê mất tích đã làm ông đau-khổ bao nhiêu lâu rồi, Ông thà chết đói chẳng chịu để Băng-gia-Minh sang Ai-cập. Bấy giờ chúng mới biết hối-hận vì đã bán Giô-sê ngày trước. Chúng dùng tiếng quê mà trách lẫn nhau. Người nọ đổ lỗi người kia. Giô-sê nghe hiểu cả. Chàng cảm-động sa nước mắt. Nhưng chàng quay đi để các anh không biết. Rồi chàng truyền cho bọn lính:
— Chúng mày giam thằng thứ hai lại cho tao; còn tha cho chúng về.
Chàng lại dặn nhỏ một tên lính hầu thân tín:
— Con bảo đong thóc để đầy bao cho chúng nó, còn bạc chúng trả tiền thóc thì lại giấu vào miệng bao.
Các anh Giô-sê vô tình cứ mang bao về. Đến nhà rở ra thấy bạc, họ rất ngạc-nhiên. Rồi họ sinh lo lắng. Cực thêm nữa là ông Gia-cốp nhất định không cho con út đi Ai-cập.
Nhưng đất Ca-na-an cứ mỗi ngày một đói thêm, Gạo lĩnh về thì ăn vào hết cả Người con thứ tư là Giư-đa đành phải thưa với bố:
— Nếu cha nhất-định không cho Băng-gia-Minh đi với chúng con, thì cả họ nhà ta chết đói. mà anh hai chúng con bị giam bên Ai-Cập, bị giết chết không biết chừng. Xin cha nghĩ lại cho.
Ông Gia-cốp ôm mặt khóc:
— Nhưng nếu Băng-Gia-Minh nhỡ ra mệnh hệ nào thì cha chết mất..
— Không, xin cha cứ yên lòng; con cam-đoan sẽ đem được Băng-Gia-Minh về trả cha Cha cứ nghe lời chúng con.
Ông Gia-cốp, chẳng biết liệu làm sao được, đành phải nghe. Các con ông mừng lắm. Họ sắm sanh ít lễ-vật, rồi cùng nhau đi...
Giô sê sai lính dẫn họ vào nhà riêng. Cả bọn lại sợ xanh cả mắt. Họ nghĩ bụng: chắc hẳn vì việc bạc giấu trong miệng bao lần trước; thôi, phen này thì khó khỏi tù giắt nút... Họ lạy van tên lính:
— Chú làm phúc bẩm với quan lớn giùm chúng tôi...
Kinh-đô Ai cập, nơi Giô Sê ở.
Quả thật chúng tôi là những người lương thiện. Lần trước chẳng hiểu vì sao lại có bạc trong bao lúa; chúng tôi vô tình nên cứ đem về; nhưng lần này chúng tôi đã phải đem trả lại rồi; chúng tôi lại đem theo bạc khác, để xin đong lúa. Tình chúng tôi oan uổng.
Nhưng tên lính trả lời:
— Tôi không biết quan lớn truyền phải dẫn các người vào nhà trong, các người vào mà kêu. — Vào đến nhà trong, họ ngạc-nhiên. Họ thấy bầy sẵn một bàn tiệc rất linh-đình. Cả người anh thứ hai bị giam trong ngục, cũng dẫn ra để nhập với họ làm một bọn. Họ còn phân vân lo-lắng thì Giô-sê vào. Cả bọn sụp xuống lạy, và dâng lễ vật. Giô-sê bằng lòng nhận. Bấy giờ chúng mới hơi yên lòng. Giô-sê vui-vẻ chuyện trò với chúng. Chàng hỏi thăm cha già chúng, hỏi thăm đất Ca-na-an. Chàng cho phép chúng ngồi vào bàn tiệc cùng ăn với chàng. Ăn uống xong chàng bảo chúng ra lĩnh thóc rồi đưa nhau về.
Nhưng chàng đi chưa được bao xa, thì đã có lính chạy theo. Chàng giật mình đứng lại. Tên lính mắng:
— Các anh thật là những đồ vong-ân bội-nghĩa. Quan lớn chúng tôi đãi các anh như thế, mà các anh nỡ lòng nào dám ăn cắp chén bạc của quan lớn chúng tôi mà về?
Chúng chối sống, chối chết rằng không lấy. Tên lính không tin thì cứ khám. Nếu một người nào trong bọn chúng có mang chén bạc thì tên lính cứ xiệc giải về cho quan giết chết; mà cả bọn sẽ chịu ở lại làm nô-lệ... Tên lính chạy thẳng đến bao lúa của Băng-Gia-Minh vạch ra xem. Một cái chén bạc sáng lóa nằm trơ trơ ra đó. Cả bọn há hốc mồm, chẳng còn biết kêu giời làm sao.
Tên lính dẫn họ về, điệu cả vào trình Giô-sê. Cả bọn sụp xuống đất lạy, chẳng còn dám ngửa mặt lên nhìn Giô-sê nữa. Giô-sê cười gằn, mắng:
— Chúng bay quả là táo-tợn. Chúng bay chẳng biết rằng ta bói tài lắm sao?
Giư-đa đánh liều thưa:
— Bẩm quan lớn, thật chúng tôi cũng không hiểu sao lại có thể xẩy ra như thế này. Xưa nay em chúng tôi có thế bao giờ? Lần này tôi chắc cũng không phải nó ăn cắp chén.
— Mày nói lạ! Nó không ăn cắp thì cái chén tự nhiên chui vào hay sao?
— Bẩm quan lớn, quan lớn thương, thì chúng tôi được-đội ơn quan lớn, mà quan lớn bắt tội, thì chúng tôi phải chịu. Chúng tôi biết kêu thế nào được nữa? Cái chén rành rành ra đó. Chúng tôi tình ngay mà lý gian. Thôi thì đành ở lại tất cả để đem thân làm trâu ngựa nhà quan lớn mà chuộc tội.
Giô-sê bảo:
— Ta chẳng nỡ xử ức chúng mày như vậy. Đứa nào ăn cắp chén thì ở lại. Còn những đứa kia, cho về.
Nhưng Giu-đa thưa rằng:
— Quan lớn đã thương, thì quan lớn thương cho trót. Quan lớn xử thế, thật là nhân-đức lắm. Nhưng riêng đối với anh em chúng con, thì lại cũng không hơn gì ông lớn bắt giam cả bọn. Nguyên lần trước ông lớn dạy phải đem em chúng con sang trình ông lớn, chúng con về thưa lại với cha già, thì cha già khóc bảo: « Vợ tao được có hai con; con lớn đi thăm chúng mày, thì chúng mày để thú dữ ăn thịt mất; còn con nhỏ, chúng mày lại toan đem đi nữa; nó nhỡ ngại ra thế nào, thì tao chết mất... » Chúng con đã phải thề sẽ đem được em về trả cha, bây giờ xẩy ra việc thế này, nếu ông lớn nhất định giam em chúng con lại, thì chúng con đành xin ông lớn cho ở lại cả, còn hơn về mà thấy cha già buồn-rầu quá mà héo-hắt đi.
Nói xong, Giư-đa khóc òa lên. Giô-sê không cầm lòng được nữa. Chàng đuổi bọn người nhà ra hết. Rồi chàng cũng khóc hu-hu. mà bảo;
— Các anh ơi; các anh chẳng nhận ra ư? Chính tôi là Giô-sê...
Các anh chàng mất viá, người nọ nhìn người kia. Ai cũng sợ Giô-sê trả thù. Nhưng Giô-sê yên-ủi họ:
— Anh em cứ lại đây. Tôi là Giô-sê mà các anh đã bán cho bọn lái buôn đây mà. Nhưng tôi chẳng giận đâu. Anh em đừng sợ. Chẳng qua Trời bày ra thế, để ngày nay tôi có thể cứu anh em khỏi chết đói, bởi trận đói này còn lâu. Vậy anh em cứ yên tâm về. Anh em về thưa lại cho cha già biết: hiện Giô-sê còn sống; Giô-sê đang làm quan to bên Ai Cập; Giô-sê xin cha đem cả nhà sang bên này để được gần Giô-sê..,
Rồi Giô-sê chạy lại Băng-gia-Minh, ôm chặt lấy, nước mắt chảy ra dòngtdòng...
⁂
Vua Ai-Cập hồi ấy là một đấng minh-quân. Ngài biết trọng những kẻ có công với nước. Vì vậy, khi nghe tin Giô-sê còn có cha già và anh em ở đất Ca-na-an, ngài liền sai đem rất nhiều xe đi đón.
Gia-Cốp tưởng như mình chiêm-bao vậy. Ôngt hế sức cảm-tạ Trời đã thương ông. Ông lại cầu Trời cho ông được sống mà sang Ai-cập để gặp mặt con ông, rồi có chết cũng không ân-hận.
Chúng mày giam thằng thứ hai lại cho ta.
Ông đã được như ý-nguyện. Khi xe ông đến đất Giất-Sen, ông đã thấy Giô sê đứng đón. Hai cha con ôm chặt lấy nhau. Bởi cảm-động quá, họ không nói ra tiếng được. Nhưng nước mắt chảy ra ướt má.
Giô-sê đưa cha vào bệ-kiến. Chàng xin đức vua ban cho cha và anh em chàng được riêng một khu biệt-lập. Và chẳng sợ những lời cười chê của người Ai-cập là những người vốn ghét nghề chăn-nuôi súc-vật, chàng giục cha, và anh em, nhận rằng họ làm nghề chăn chiên. Vua Ai-cập ban cho gia-đình Gia-Cốp đất Giất-sen. Cái gia-đình ấy, lúc bấy giờ được bảy mươi người, là cả một dân I-sa-ra-en khi khởi đầu. Họ sống trong đất Ai-cập, nhưng chẳng chung lộn với người Ai-cập. Giô-sê lo liệu cho họ không phải đói.
Giô-sê sống đúng một trăm tuổi rồi mới mất. Trước khi nhắm mắt, Giô-sê nói tiên-tri cho dân mình biết:
— Ta chết rồi thì đức chúa Trời sẽ đưa dân ta về đất người đã hứa cho A-bơ-ra-ham, I-sa-ac và Gia-cốp.
Đất ấy tức là đất Ca-Na-An. Mà kẻ sau này được. Chúa trao cho dẫn dân người về đất tổ, chính là Môi-sê.