Biên dịch:Kiến lại

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Kiến lại - 見吏
của Nguyễn Khuyến, do Wikisource dịch từ Văn ngôn
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa Bản dịch của Wikisource

一官歸去六年餘
病臥猶然畏簡書
叩戶卻聞來有吏
迷途常恐出無車
百年屈指今逾半
十事人心九不如
役役胡勞名利夢
何妨長與醉鄉居

Nhất quan quy khứ lục niên dư
Bệnh lại do nhiên úy giản thư
Khấu hộ khước văn lai hữu lại
Mê đồ thường khủng xuất vô cư (xa)
Bách niên khuất chỉ kim du bán
Thập sự nhân tâm cửu bất như
Dịch dịch hồ lao danh lợi mộng
Hà phương trường dữ túy hương cư

Gặp người lại
Đã hơn sáu năm thôi không làm quan,
Ngại việc đọc sách vì vẫn nằm bệnh.
Bỗng có viên lại đến gõ cửa, lùi lại chờ được gọi vào.
Ra không có xe lại sợ lạc trong mê đồ.
Bạn già, bấm đốt ngón tay, nay một nửa đã ra đi.
Mười việc thì chín việc lòng người không như cũ.
Nhọc nhằn mệt mỏi vì giấc mộng danh lợi.
Ở lại làng quê, thường say với xóm giềng lại hơn.

Gặp người lại
Đã sáu năm dư thôi chức quan.
Nằm bệnh liên miên, sợ sách đèn.
Có lại[1] bỗng nhiên đến gõ cửa.
Không xe ra sợ lạc đường quen.
Bạn già lớp trước nay còn mấy?
Chuyện cũ mười phần chín chẳng nên!
Đua chen danh lợi đà vỡ mộng.
Ở lại thường vui với xóm giềng.

   




Chú thích

  1. Lại: Chức quan nhỏ giúp việc cho quan trên.


 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.

 

Tác phẩm này được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.


Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu văn bản được cấp phép theo GFDL được nhập sau tháng 11 năm 2008 cũng phải cấp phép kép với một giấy phép tương thích khác. "Nội dung chỉ khả dụng trong GFDL không được phép" (§7.4). Điều này không áp dụng cho phương tiện phi văn bản.