Biên dịch:Nam Ông mộng lục/Thiên 1
安南陳家第八代王諱叔明,明王第三子,次妃黎氏所生也。為王子時,號曰恭定,性淳厚孝友,恭儉明斷,博學經史,不喜浮華。陳家舊例,有子既長,即使承正位,而父退居北宮,以王父尊稱,而同聽政,其實但傳名器以定後事,備倉卒爾,事皆取決於父,嗣王無異於世子也。 |
An Nam Trần gia đệ bát đại vương húy Thúc Minh, Minh Vương đệ tam tử, thứ phi Lê thị sở sinh dã. Vi Vương tử thời, hiệu viết Cung Định, tính thuần hậu hiếu hữu, cung kiệm minh đoán, bác học kinh sử, bất hỉ thù hoa. Trần gia cựu lệ, hữu tử ký trưởng, tức sử thừa chính vị, nhi phụ thoái cư Bắc cung, dĩ Vương phụ tôn xưng, nhi đồng thinh chính, kỳ thực đãn truyền danh khí dĩ định hậu sự, bị thảng tốt nhĩ, sự giai thủ quyết ư phụ, tự vương vô dị ư Thế tử dã. |
初,明王庶長子既立,是為憲王,而嫡子始生,長曰恭肅,痴昧不任人事。次曰祿星,年未出幼而憲王歿。且無嗣,祿星承父命繼立,是為裕王。庶兄恭靖拜太尉,恭定拜左相。恭定忠信誠確,事君與親,謹慎毫髪,人無間言。接物不親不疎,臨政無咎無譽。明王棄世,居喪三年,淚不干睫,服除,衣無彩色,食不重味,庵蘿果海,豚魚是南方珍味,自此絕不到口。事裕王十有餘年,裕王夭,而無嗣。大臣議曰:左相甚賢,然兄無嗣弟之義。乃以國母令,召立恭肅子忘名為王。是時,恭肅亦巳早世,子既立,以眾議進拜大尉為太宰,左相為太師,左相弟恭宣為右相。恭肅子少不學,好遊俠,人言妾母私通外人楊氏所生,故為宗族素所輕賤。既嗣位,居喪無戚容,舉動多失禮,擢用親暱小人,蔑視祖父,卿士不滿。期年,宗族無狀者,相與作亂。既捕獲,誅戮連累,枉殺甚眾。又潛謀盡去陳氏之有名目者,乃殺太宰於家。 |
Sơ, Minh Vương thứ trưởng tử ký lập, thị vị Hiến Vương, nhi đích tử thủy sinh, trưởng viết Cung Túc, si muội bất nhiệm nhân sự. Thứ viết Lộc Tinh, niên vị xuất ấu nhi Hiến Vương một, thả vô tự, Lộc Tinh thừa phụ mệnh kế lập, thị vi Dụ Vương. Thứ huynh Cung Tĩnh bái Thái úy, Cung Định bái Tả tướng. Cung Định trung tín thành xác, sự quân dữ thân, cẩn thận hào phát, nhân vô gián ngôn. Tiếp vật bất thân bất sơ, lâm chính vô cữu vô dự. Minh Vương khí thế, cư tang tam niên, lệ bất can tiệp, phục trừ, y vô thái sắc, thực bất trọng vị, am la quả hải đồn ngư thị Nam phương trân vị, tự thử tuyệt bất đáo khẩu. Sự Dụ Vương thập hữu dư niên, Dụ Vương yểu nhi vô tự. Đại thần nghị viết "Tả tướng thậm hiền, nhiên khuynh vô tự đệ chi nghĩa", nãi dĩ Quốc mẫu lệnh triệu lập Cung Túc tử Vong Danh vi vương. Thị thời, Cung Túc diệc dĩ tảo thế. Tử ký lập, dĩ chúng nghị, tiến bái Thái úy vi Thái tể, Tả tướng vi Thái sư, Tả tướng đệ Cung Tuyên vi Hữu tướng. Cung Túc tử thiếu bất học, hiếu du hiệp. Nhân ngôn thiếp mẫu tư thông ngoại nhân Dương thị sở sinh, cố vi tông tộc tố sở khinh tiện. Ký tự vị, cư tang vô thích dung, cử động thất đa lễ, trạc đụng thân nặc tiểu nhân, miệt thị tổ phụ, khanh sĩ bất mãn. Cơ niên tông tộc vô trạng giả tương dữ tác loạn, ký bổ hoạch tru lục, liên lụy uổng sát thậm chúng. Hựu tiềm mưu tận khử Trần thị chi hữu danh mục giả, nãi sát Thái tể vu gia. |
太師夜遁,迄旦,宗族官寮盡挈家奔,都城為之蕭索。太師間道得至竆邊蠻峒,意欲自盡,左右持之,峒人留寓,旬月,人頗知之。宗族官寮相繼尋至,恭肅子遣軍追捕者,亦盡歸投。右相唱率群寮,勸請還都,以清君側。太師鳴咽謝曰:諸君早返城邑,善護明君,易亂致治,尊安社稷。某死,亦受賜。某得罪於主,脫身逃竄,待斃山林幸矣,豈敢有他。諸君幸勿相迫。眾皆喧嘩不巳,再三懇切上書,誓死無易,逼請就途,肩轝出山,遠近雲集,歡聲震天。將至都三百裡,老將阮吾郎教恭肅子,出手書罪巳辭位,巳而擁出迎謝。恭肅子伏地請罪,太師亦僕地,相抱慟哭,盡哀曰:主上何至如此?臣之不幸,豈意有今日也。右相拔劒,厲聲曰:天命討罪,罪人安得多言。相王豈可以煦煦之仁,失於大義。乃叱將軍掖去,促有司備禮,奉太師即王位,廢恭肅子為昏德公。王入城,謁廟涕泣,告曰:今日之事,非臣意所及,以社稷故,不得辭免。有乖忠孝,慙懼在懷。願自黜尊榮,以少酬素志。乃下令:勿用王車轝,衣服器物黑漆,無以金寶丹朱,其餘飲食服用,依前節儉,終身之喪,歿世無改。乃革亂政,率舊章,明賞罰,用賢良,以巳子不才,難堪大事,期年,使弟右相嗣位,而同聽政,是為睿王。 |
Thái sư dạ độn, hất đán, tông tộc quan liêu tận khiết gia bôn, đô thành vị chi tiêu sách. Thái sư gián đạo đắc chí cùng biên Man động, ý dục tự tận, tả hữu tri chi, động nhân lưu ngụ tuần nguyệt, nhân phả tri chi. Tông tộc quan liêu tương kế tầm chí. Cung Túc tử khiển quân truy bổ giả diệc tận quy đầu. Hữu tướng xướng suất quần liêu khuyến thỉnh hoàn đô, dĩ thanh quân trắc. Thái sư ố yến tạ viết "Chư quân tảo phản thành ấp, thiện hộ minh quân, dịch loạn trí trị, tôn an xã tắc, mỗ tử diệc thụ tứ. Mỗ đắc tội vu chúa, thoát thân đào thoán, đãi tễ sơn lâm hạnh hĩ, khởi cảm hữu tha. Chư quân hạnh vật tương bức". Chúng giai huyên hoa bất dĩ, tái tam khẩn thiết thướng thư thệ tử vô dịch, bức thỉnh tựu đồ, kiên dư xuất sơn. Viễn cận vân tập, hoan thanh chấn thiên. Tương chí đô tam bách lý, lão tướng Nguyễn Ngô Lang giáo Cung Túc tử xuất thủ thư tội kỷ từ vị, dĩ nhi ủng xuất nghênh tạ. Cung Túc tử phục địa thỉnh tội. Thái sư diệc phó địa, tương bão đỗng khốc tận ai, viết "Chúa thượng hà chí như thử ? Thần chi bất hạnh, khởi ý hữu kim nhật dã". Hữu tướng bạt kiếm lệ thanh viết "Thiên mệnh thảo tội, tội nhân an đắc đa ngôn ? Tướng vương khởi khả dĩ hú hú chi nhân thất ư đại nghĩa ?" Nãi sất tướng quân dịch khứ, xúc hữu tư bị lễ phụng Thái sư tức vương vị, phế Cung Túc tử vi Hôn Đức Công. Vương nhập thành yết miếu, thế khấp cáo viết "Kim nhật chi sự phi thần ý sở cập. Dĩ xã tắc cố, bất đắc từ miễn. Hữu quai trung hiếu, tàm cụ tại hoài. Nguyện tự truất tôn vinh dĩ thiểu thù tố chí". Nãi hạ lệnh vật dụng vương xa dư, y phục khí vật hắc tất, vô dĩ kim bảo đan chu. Kỳ dư ẩm thực phục dụng y tiền tiết kiệm, chung thân chi tang một thế vô cải. Nãi cách loạn chính, suất cựu chương, minh thưởng phạt, dụng hiền lương. Dĩ kỷ tử bất tài nan kham đại sự, cơ niên sử đệ Hữu tướng tự vị, nhi đồng thính chính, thị vi Duệ Vương. |
先是,占城乘國釁,數來寇,睿王即位三年,乃親伐占城,敗績,不返。王以睿王之子晛嗣位。久之,覘聽奸臣,行不道,王憂社稷傾覆,涕泣而廢之,號曰靈德公。以王小子顒入嗣位,是為順王。歷七載,父王薨,時洪武二十七年甲戌,塟於安生山,諡曰藝。 |
Tiên thị, Chiêm Thành thừa quốc hán sác lai khấu. Duệ Vương tức vị tam niên, nãi thân phạt Chiêm Thành, bại tích bất phản, Vương dĩ Duệ Vương chi tử Hiện tự vị. Cửu chi, chiêm thính gian thần, hành bất đạo, Vương ưu xã tắc khuynh phúc, thế khấp nhi phế chi, hiệu viết Linh Đức Công. Dĩ vương tiểu tử Ngung nhập tự vị, thị vi Thuận Vương. Lịch thất tải, phụ vương hoăng. Thời Hồng Vũ nhị thập thất niên, Giáp Tuất, táng vu An Sinh Sơn, thụy viết Nghệ. |
初,藝王為兒時,八九歲,侍明王。適床上有竹奴,試命詠之。乃佔口應曰 |
Sơ Nghệ Vương vi nhi thời, bát cửu tuế thị Minh Vương, thích sàng thượng hữu trúc nô, thí mệnh vịnh chi, nãi chiêm khẩu ứng viết |
Dịch nghĩa
[sửa]
Vua thứ tám nhà Trần ở nước An Nam húy Thúc Minh[2], con thứ ba của Minh Vương, do thứ phi họ Lê sinh ra. Lúc còn làm Vương tử, hiệu Cung Định Vương, tính thuần hậu hiếu hữu, cung kiệm sáng suốt, học khắp kinh sử, không thích phù hoa. Lệ cũ nhà Trần, khi con đã lớn, bèn cho kế vị, còn vua cha thì lui về ở Bắc cung, xưng làm Vương phụ[3], cùng coi chính sự, kì thực là truyền ngôi danh nghĩa để ổn định chuyện sau, phòng khi vội vã, chứ mọi việc đều do vua cha quyết định, tự vương không khác gì Thế tử vậy.
Vốn là, lúc thứ trưởng tử của Minh Vương là Hiến Vương lên ngôi, thì đích tử[4] mới sinh, trưởng là Cung Túc Vương[5], ngu dốt chuyện đời ; thứ là Lộc Tinh[6], tuổi còn thơ ấu thì Hiến Vương mất, lại vô tự, nên Lộc Tinh đã vâng mệnh lên ngôi, ấy là Dụ Vương. Thứ huynh Cung Tĩnh Vương[7]làm Thái úy, Cung Định Vương làm Tả Tướng quốc. Cung Định Vương trung tín thành thực, thờ vua thờ cha, chu đáo đến từng chân tơ sợi tóc, không ai chê trách. Giao tiếp không thân không sơ ; chính sự không chê không khen. Minh Vương qua đời, để tang ba năm, mắt không ráo lệ, trừ phục, quần áo không màu mè, ăn uống không cầu ngon ; quả muỗm cá heo[8] là trân vị phương Nam, từ đấy tuyệt nhiên không tới miệng. Thờ Dụ Vương hơn mười năm. Khi Dụ Vương mất sớm, vô tự, đại thần bàn rằng "Tả tướng rất hiền, nhưng không lẽ anh lại kế ngôi em", bèn theo lệnh Quốc mẫu đón con của Cung Túc Vương là Vong Danh[9] làm vua. Bấy giờ, Cung Túc cũng đã sớm mất. Sau khi con Cung Túc làm vua, theo triều nghị, phong Thái úy lên làm Thái tể, Tả tướng làm Thái sư, và em của Tả tướng là Cung Tuyên Vương[10] làm Hữu tướng. Con Cung Túc nhỏ không chịu học, chỉ thích lêu lổng[11]. Người ta đồn bà mẹ tư thông với kẻ ngoại nhân họ Dương rồi đẻ con, nên Vong Danh thường bị người tôn thất khinh rẻ. Kế vị rồi, lúc cư tang không tỏ vẻ đau buồn, cử chỉ phần nhiều thất lễ, cất nhắc bọn tiểu nhân thân cận, miệt thị tổ phụ, khanh sĩ bất mãn. Năm sau, những người tôn thất bướng bỉnh cùng nhau làm loạn, bị bắt đem chém phanh thây, người liên lụy bị giết oan rất đông. Lại ngầm mưu khử sạch người họ Trần có danh vọng, bèn giết Thái tể ngay tại nhà[12].
Thái sư đang đêm lẻn trốn, sáng sớm, tông tộc quan liêu mang gia quyến chạy hết, đô thành vì vậy vắng tanh. Thái sư đi đường tắt đến tận vùng Man động, ý muốn tự tận, tả hữu ngăn lại. Người động giữ ở lại hàng tháng, ai cũng biết tiếng. Tông tộc quan liêu nối nhau tìm đến. Con Cung Túc sai quân đi bắt cũng lại quay đầu theo về. Hữu tướng đốc thúc các quan khuyên mời về kinh để dẹp yên cung cấm. Thái sư sụt sùi từ tạ "Chư quân sớm về thành ấp, khéo giúp minh quân, chuyển loạn thành trị, tôn an xã tắc, mỗ chết vẫn chịu ơn. Mỗ có tội với Chúa thượng, thoát thân chạy trốn, chờ chết ở chốn núi rừng này đã là may, dám có lòng dạ khác. Chư quân chớ gò ép". Mọi người xôn xao, ba lần khẩn thiết dâng thư thề chết không đổi, cố ép lên đường, dùng vai làm kiệu đưa xuống núi. Gần xa mây tụ, hò reo vang trời. Về cách đô thành ba trăm dặm, lão tướng Nguyễn Ngô Lang bảo con Cung Túc tự tay viết thư nhận tội thoái vị, mang ra nghênh tạ. Con Cung Túc phục xuống chịu tội. Thái sư cũng quì xuống đất, ôm lấy, khóc lóc ai oán, nói "Chúa thượng phải đến thế này sao ? Thần bất hạnh, không ngờ có ngày hôm nay". Hữu tướng tuốt kiếm thét lớn, nói "Trời sai trị tội, tội nhân sao được lắm lời? Tướng vương[13] lẽ nào vì chút nhân cỏn con mà bỏ đại nghĩa ?". Bèn quát quân tướng lôi con Cung Túc đi, giục Hữu tư chuẩn bị lễ rước Thái sư lên ngôi vua, phế con Cung Túc làm Hôn Đức Công. Vua vào thành yết miếu, khóc mà cáo rằng "Ngày này thật ngoài ý muốn của thần. Vì xã tắc bền vững, không thể nào từ chối. Lỗi đạo hiếu trung, thẹn sợ trong lòng. Nguyện tự bỏ tôn vinh để thỏa phần nào chí cũ". Bèn hạ lệnh không dùng vương xa, quần áo đồ vật sơn đen, không dùng châu báu vàng son. Các thức ăn mặc tiêu dùng tiết kiệm như trước, suốt đời mang tang trở không thay đổi. Bèn dứt loạn chính, noi theo nếp cũ, thưởng phạt công minh, dùng kẻ hiền lương. Thấy con mình bất tài khó đương đại sự, được một năm cho em là Hữu tướng kế vị, cùng coi triều chính, đó là Duệ Vương.
Trước đó, Chiêm Thành thừa lúc trong nước có việc, đến cướp. Duệ Vương lên ngôi được ba năm, thân chinh phạt tội Chiêm Thành, thua to không về. Vương cho con Duệ Vương là Hiện kế vị. Ít lâu sau, nghe lời gian thần, làm việc vô đạo, Vương lo xã tắc nghiêng đổ, than khóc mà phế đi, gọi là Linh Đức Công[14]. Lấy con út là Ngung kế vị, đó là Thuận Vương. Được bảy năm, vua cha mất. Bấy giờ là năm Giáp Tuất, niên hiệu Hồng Vũ thứ hai mươi bảy[15]. Táng ở núi Yên Sinh, thụy là Nghệ.
Xưa kia, Nghệ Vương còn nhỏ, tám chín tuổi theo hầu Minh Vương, trên giường có chiếc chiếu trúc, bảo vịnh thử, ứng khẩu đọc rằng
- Có người quân tử cao lớn
- Trong thì rỗng mà ngoài thì cứng
- Bắt nó dùng làm đày tớ
- Sợ gây tổn thương nhân tính[16]
Minh Vương ấy làm lạ, vờ mắng rằng "Chẳng ra lời lẽ, đừng ghi chép lại"[17]. Bèn dặn Sư phó không dạy làm thơ nữa. Người quân tử nói "Mệnh trời đã hiện, không ai cản nổi", sau quả nhiên thế. Sau khi lên ngôi, [Nghệ Vương] nhặt hết con cái cháu chắt côi cút trong anh chị em đưa vào cung nuôi nấng, coi như con đẻ. Tông tộc xa gần đều yêu thương đùm bọc. Sau cơn loạn lạc, kẻ nào nghèo khổ không thể cưới xin được, thì lấy vợ gả chồng cho họ ; người nào chưa được chôn cất, thì chôn cất cho họ ; cả điều vặt vãnh chi tiết, không có gì là không thu nhặt chép lại. Xóm giềng hòa hợp, đầm ấm như tiết xuân. Người trong nước được cảm hóa, phong tục dần dần trở nên thuần hậu. Vua ở đất này cũng có người tốt đến thế ư ?
Chú thích
- ▲ Vì Hồ Nguyên Trừng trước tác tác phẩm này lúc làm quan ở Trung Quốc, nên chỉ gọi miếu hiệu các vua Việt Nam bằng vương tước, là tước của Trung Quốc phong cho.
- ▲ Sử sách Việt Nam ghi rằng ông húy là Phủ 暊
- ▲ Thực ra xưng là Thái Thượng hoàng
- ▲ Đích tử là con của vợ đích (vợ cả, thường là Hoàng hậu), còn thứ trưởng tử là con vợ thứ (như các phi tần).
- ▲ Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục (? - 1364), con trai của Trần Minh Tông và Hiển Từ Hoàng hậu
- ▲ Sử sách Việt Nam ghi rằng ông húy là Hạo 暭
- ▲ Trần Nguyên Trác (1319 - 1370), con trai của Trần Minh Tông, làm Thái tể, sau bị Dương Nhật Lễ giết vì âm mưu đảo chính
- ▲ Nguyên văn :hải đồn ngư với chữ đồn là con heo (lợn), nên đây có thể dịch là cá heo. Không nên lầm sang hải điều ngư tức cá hồng
- ▲ Sử sách Việt Nam chép tên là Nhật Lễ 日禮
- ▲ Tức Trần Duệ Tông
- ▲ Dịch chữ du hiệp, chỉ những người hiệp khách đi lại đó đây thời xưa. Nhà nho thường bài bác họ
- ▲ Sự kiện xảy ra vào ngày 20 tháng 9 âm lịch năm 1370, Thái tể Nguyên Trác cùng con là Nguyên Tiết, hai người con của công chúa Thiên Ninh cùng người tôn thất, tất cả 18 người, ngầm mưu ám sát Nhật Lễ. Chuyện bị bại lộ, cả đám đều chết
- ▲ Chỉ Nghệ Tông
- ▲ Năm Xương Phù thứ mười hai đời Trần Phế Đế (1388), vua cùng Thái úy Trần Ngạc ngầm mưu giết Hồ Quý Ly và phe cánh, việc bại lộ, Quý Ly xui Nghệ Tông phế vua rồi giết đi, cùng giết phe cánh của vua.
- ▲ 1394
- ▲ Chiếu chúc trong Hán tự là trúc nô 竹奴. Ý nói trúc là giống cây quân tử, trong lòng rỗng mà ngoài thì cứng cáp, lấy nó làm chiếu trúc thì sợ rằng sẽ gây tổn thương tự trọng. Bài thơ khuyên vua phải biết dùng người, không nên làm nhục kẻ sĩ
- ▲ Theo phép chép sử ngày xưa, triều đình đặt sử quan, dùng để ghi lại việc làm và hành động của vua cũng như triều đình, quốc gia, biên chép thành thực lục để làm căn cứ soạn quốc sử. Ở đây Minh Tông ra lệnh cho sử quan đừng ghi lại bài thơ này vậy