Biên dịch:Nam Ông mộng lục

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Nam Ông mộng lục
của Hồ Nguyên Trừng, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc
Nam Ông mộng lục là tập hồi kí chữ Hán do Hồ Nguyên Trừng biên soạn trong thời gian làm quan ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ XV. Tác phẩm gồm 31 thiên và ba bài tựa của Hồ Huỳnh, quan Thượng thư bộ Lễ đồng triều với Hồ Nguyên Trừng, viết năm Chính Thống thứ năm (1440). Tiếp đến là bài tựa của chính Hồ Nguyên Trừng, viết năm Chính Thống thứ ba (1438). Cuối sách có bài hậu tự của Tống Chương, người Việt Nam, làm quan cho triều Minh, viết năm Chính Thống thứ bảy (1442). Một số dị bản chỉ ghi có 28 thiên, thiếu mất ba thiên "Mệnh thông thi triệu", "Thi chí công danh" và "Tiểu lệ thi cú", trong đó, thiên "Tiểu lệ thi cú" bị chuyển vào phần sau của "Thi ngôn tự phụ", bản thân thiên "Thi ngôn tự phụ" cũng bị cắt xén bớt một đoạn.

Theo lời đề tựa của tác giả, thì Nam Ông mộng lục được biên soạn, một là để "biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa", hai là để "cung cấp điều mới lạ cho bậc quân tử". Bên cạnh đó, đây còn được coi là tác phẩm mở đường cho khuynh hướng viết về "người thực, việc thực" trong văn xuôi tự sự Việt Nam.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:

Tác phẩm này được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.


Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu văn bản được cấp phép theo GFDL được nhập sau tháng 11 năm 2008 cũng phải cấp phép kép với một giấy phép tương thích khác. "Nội dung chỉ khả dụng trong GFDL không được phép" (§7.4). Điều này không áp dụng cho phương tiện phi văn bản.

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.