Bước tới nội dung

Chiếu về việc giao Việt Minh lập nội các mới

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Chiếu về việc giao Việt Minh lập nội các mới  (1945) 
của Bảo Đại

Chiếu số 1855 G.T. được ban vào ngày 22 tháng 8 năm 1945 và đăng toàn văn trên báo Sài Gòn, số ra ngày 24 tháng 8 năm 1945.

Sau khi nước ta được giải phóng ngày 9 tháng 3 năm 1945, Trẫm đã thấu rõ nỗi thống khổ của dân nên ngày mồng 7 tháng 4 năm 1945, Trẫm đã tuyên chiếu rằng chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu "dân vi quý". Tới ngày 17 tháng 8 vừa đây Trẫm nhắc lại rằng Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Nay xét ra nước ta đã đi đến một giai đoạn cần phải thực hành những nguyên tắc ấy một cách rõ rệt hơn. Vậy Trẫm đã chuẩn cho Nội các lâm thời giải chức và đã giao cho các thủ lĩnh đảng Việt Minh là đảng đã phấn đấu cho quyền lợi dân chúng trách nhiệm liên lạc ngay với các đảng khác để lập ngay Nội các mới. Nội các ấy sẽ có nhiệm vụ chiêu tập một quốc hội gồm đại biểu của toàn quốc để ấn định chính thể nước ta. Trẫm sẽ vui lòng nhận chính thể mà quốc hội sẽ ấn định. Trong giờ nghiêm trọng này đoàn kết là sống mà chia rẽ là chết. Vậy Trẫm thiết tha khuyên toàn thể quốc dân hãy bình tĩnh giữ trật tự theo kỷ luật đã huy động lực lượng toàn quốc để đối phó với thời cuộc.

Khâm thử
Phụng ngự ký: BẢO ĐẠI

Ban chiếu tại Thuận Hóa ngày 15 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 20 (22 8 45).

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ vì nó là một sắc lệnh của chính phủ, địa phương hoặc nước ngoài. Xem § 313.6(C)(2) của Bản trích yếu III: Thực hành Văn phòng Bản quyền. Các tài liệu này bao gồm "đạo luật lập pháp, phán quyết của tòa án, quyết định hành chính, pháp lệnh công cộng, và các văn bản pháp lý chính thức tương tự" cũng như "bất kỳ bản dịch nào do nhân viên chính phủ thực hiện khi đang làm nhiệm vụ chính thức".

Các tài liệu này không bao gồm các tác phẩm của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, Liên Hiệp Quốc, hoặc bất kỳ cơ quan chuyên môn nào của Liên Hiệp Quốc. Xem Bản trích yếu III § 313.6(C)(2) và 17 U.S.C. 104(b)(5).


Một sắc lệnh của chính phủ không phải Hoa Kỳ có thể vẫn có bản quyền ở bên ngoài Hoa Kỳ. Tương tự như {{PVCC-trong-CP Hoa Kỳ}}, Thực hành Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ ở trên không ngăn cản việc các tiểu bang Hoa Kỳ hoặc các địa phương giữ bản quyền ở nước ngoài, tùy theo luật bản quyền nước ngoài và quy định tư pháp.