Con trâu

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Con trâu
của Học Lạc

Học Lạc ghét bọn người ra làm tay sai cho Pháp, lập những “hội tề” áp bức bốc lột nhân dân nên ông đã làm nhiều bài thơ châm biếm rất sâu hiểm. Đây là một bài trong số đó (GS. Nguyễn Quảng Tuân, Từ điển văn học [bộ mới]. Nxb. Thế giới, 2004, tr. 628.).

Mài sừng cho lắm cũng là trâu,
Ngẫm lại mà coi thật lớn đầu.
Trong bụng lam nham ba lá sách.
Ngoài cằm lém đém một chòm râu.
Mắc mưu đốt đít[1] tơi bời chạy,
Làm lễ bôi chuông[2] nhớn nhác sầu,
Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ,
Năm giây đàn gẩy biết chi đâu.

   




Chú thích

  1. Tích Hỏa ngưu trận: Điền Đan, tướng nước Tề thời Chiến Quốc cho tập trung cả ngàn con trâu lấy vải nhuộm màu sắc lòe loẹt, may thành áo mặc cho chúng, rồi dùng gươm đao buộc vào sừng, lấy cỏ lau khô tẩm dầu bó vào đuôi. Đến đêm khuya cho quân châm lửa đốt đuôi trâu. Đàn trâu rống lên đâm đầu xông thẳng vào trại quân Yên. Đang ngái ngủ, quân Yên thất kinh hồn vía chạy tán loạn nên thua trận.
  2. Theo lễ xưa, mỗi khi làm chuông xong, người ta giết trâu lấy máu bôi vào chuông, nhất là chỗ bị rạn.