Bước tới nội dung

Gái trả thù cha/Cuốn thứ nhứt/Lớp thứ hai

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

LỚP THỨ HAI

Khi máy chớp ra thì thấy một người trai tơ, diện-mạo khôi ngô, hình-dung tuấn nhã, ấy là một vị Hóa-học-Sư trong xưởng Vi-nhĩ-Đình, tên là Cát-lôi-Huấn, (Carkloyhuan) tánh tình hào hiệp, vỏ dỏng chẳng ai bì; ngày vào giúp việc tại xưởng, Vân-đặt-La thấy người cần-cáng, lấy làm yêu chuộng chẳng cùng, bèn dùng làm ký-thấc; trong xưởng bất câu việc chi lớn nhỏ, cũng đều thương nghị với Cát-lôi-Huấn mà thôi, xem như tay chơn ruột thịt trong nhà, hai đàng lấy làm tương đắc, còn con gái của Vân-đặt-La là nàng Bữu-Liêng, hình-dung yểu điệu, cốt-cách phương phi, má phấn môi son, mày tằm mắt phụng; dung nhan đã tuyệt thế, mà lại có khí đởm hào hùn. Nhơn thấy Cát-lôi-Huấn tài mạo song toàn, nên đã đam lòng ái mộ, cho nên mổi khi dạo chơi thì cứ đi chung với Cát-lôi-Huấn mà thôi, hai đàng cư xữ với nhau lâu ngày chừng nào thì cái tình-hảo càng thêm khắn-khích chừng nấy.

Ngày ấy Cát-lôi-Huấn đang ngồi một mình nơi nhà Hóa-học mà thí nghiệm thuốc súng, thấy Bữu-Liêng bước vào, liền đứng giậy bắt tay nhau mừng rở, rồi đứng kề nơi cữa sổ ngó ra vườn hoa mà chuyện vảng với nhau.

Trong giây phút vùng thấy cữa mở hoát ra, Vân-đặt-La bước vào, mặt mày khác sắc, dường như giận và sợ chi lắm vậy. Bữu-Liêng và Cát-lôi-Huấn đều lấy làm lạ, chưa hiễu ý chi. Vân-đặt-La liền ngó Bữu-Liêng mà nói rằng: « Cha có một việc rất cần-yếu, muốn tính với thầy Cát, con hảy bước tránh ra ngoài cho cha nói chuyện riêng với thẩy. » Bữu-Liêng tuy lấy làm lạ, song chẳng dám trái ý cha, nên phải cáo từ mà lui ra liền. Vân-đặt-La thấy Bữu-Liêng đi ra ngoài rồi, vùng vổ bàn mà nói với Cát-lôi-Huấn rằng: « Tiên-sanh, nay có người ý quyết giết tôi, thầy có biết hay không? » Cát-lôi-Huấn nghe nói thất kinh, liền hỏi lại rằng: « Ai muốn giết ông, xin ông hảy nói cho tôi biết được không? » Vân-đặt-La nói: « Thiệt tôi cũng chưa biết được người ấy là ai, duy được có một cái thơ nó hăm dọa tôi mà thôi. Thơ ấy lời nói rất nên xẳn xớm; tuy tôi không sợ, song cũng chẳng nên chẳng phòng; vậy thì chiều nay phải chọn trong xưởng chừng 12 người cho được mạnh mẻ, thay phiên nhau mà phòng vệ nơi nhà tôi, lại phải đánh giây-thép-nói cho sở Cảnh-sát hay, xin cho một người Trinh-Thám cho giỏi, tới đây mà nghiện cứu việc ấy, thầy phải nhớ mà làm, xin chớ bỏ qua. » Cát-lôi-Huấn gặt đầu vâng lời. Vân-đặt-La từ giã trở về nhà tư.

Lúc ấy trong gia-tộc cũa dòng Vi-nhĩ-Đình trừ hai cha con Vân-đặt-La, ra thì còn có 3 người: 1 là chú của Bữu-Liêng, tên là Y-tài-Nhĩ; 2 là cháu của Vân-đặt-La, tên là Hãi-lợi-Tư (ấy là con trai cũa người anh ông Vân-đặt-La, cha mất sớm, nên phải ở với Vân-đặt-La, kêu Vân-đặt-La bằng chú), 3 là cháu gái của Vân-đặt-La, tên nàng là Na-Mật (ấy là con gái cũa người anh ông Vân-đặt-La, cha cũng mất sớm, em chú bác cũa Hãi-lợi-Tư).

Trong ba người nầy mổi người đều có lòng gấm ghé cái xưởng của Vân-đặt-La, ai cũng muốn dành lấy cho mình; cho nên ngoài mặt tuy là bà-con anh-em, chớ trong lòng hằng xem nhau như cừu địch, cã ba đều là bọn tiểu-nhân, kiến lợi vong nghĩa.

Ngày ấy lối ba giờ chiều, đều tụ nhau tại nơi nhà khách cũa Vân-đặt-La. Vân-đặt-La ngồi dữa, bên tã thì Bửu-Liêng, bên hữu thì Na-Mật; kế đó thì Hãi-lợi-Tư và Y-tài-Nhĩ.

Khi ai nấy ngồi yên Vân-đặt-La vùng đứng dậy thò tay vào túi lấy cái thơ quăn ra dữa bàn mà nói lớn rằng: « Cái thơ hâm dọa ta đây, ta tưởng chắc là một đứa trong bọn bây làm chớ chẳng có ai vô đây, và nói và lỏ con mắt ra, lườm lườm ngó bọn Y-tài-Nhĩ, hơi giận câm câm. Ai nấy đều sững sốt, song cũng chẳng dám mở miệng mà tranh biện đều chi. Vân-đặt-La liền nói tiếp rằng: « Ta nói cho bọn ngươi biết hôm nay ta mời nhóm hết tại đây, là ta có ý nghị quyết có một cái vấn-đề chọn người quãn-lý cái quân giới-xưởng[1] đó mà thôi, nhưng ta nghĩ lại hễ sãng-nghiệp cũa ta thì con của ta được quyền kế nghiệp cho ta mà thống-quãn, chớ không ai được vô đó mà dành; nên hễ khi ta nhắm mắt rồi thì cái xưởng ấy ắt về tay Bữu-Liêng chấp chưởng. Ngặt vì cái gia-pháp của nhà ta, hễ con gái thì không được quãn-lý quân-giới-xưởng, Tổ-tông lập ra đã thành lệ, mấy đời cũng tuân thủ, nay không lẻ mà ta lại phế đi cho được. Vì vậy cho nên ta đã tính được một kế rất lưởng toàn, cháu ta là Hãi-lợi-Tư chưa có vợ, nên ta muốn gã con gái cũa ta là Bửu-Liêng cho nó (người phương Âu-mỷ bà con cô cậu hoặc chú bác, hoặc bạn dì, được phép cưới hỏi nhau) hể đến lúc ta trăm tuỗi rồi thì cái Quân-giới-Xưởng cũa giòng Vi-nhĩ-Đình nầy sẻ về phần Bữu- Liêng và Hãi-lợi-Tư hiệp nhau mà quãn-lý, ý ta đã quyết định như vậy các ngươi nghĩ ra thễ nào? » Vân-đặt-La vừa nói dứt lới. Bửu-Liêng thất kinh vùng đứng dậy nói lớn lên rằng: « Không đâu, tôi không ưng Hãi-lợi-Tư đâu, nếu cha ép tôi thì tôi quyết chết mà thôi. » Và nói và khóc rống lên, té xiểu xuống đất.

Hãi-lợi-Tư khi mới nghe Vân-đặt-La nói thì lấy làm đắt chí, chừng thấy Bửu-Liêng phãn đối như vậy, liền đứng dậy bước lại nắm tay Bữu-Liêng đở dậy và dùng lời nhỏ nhẹ mà giỗ rằng: « Thuở nay em vẩn hiếu thuận, hôm nay sao lại nghịch mạng như vậy; lời cũa chú nói đó thiệt rất vạn toàn, nếu em chẳng nghe, thì ngày sau ăn năng sao kịp. » Bửu-Liêng chẳng thèm trã lời, vùng giựt tay đứng giậy, háy nguýt Hãi-lợi-Tư, rồi xô ghế ngoe-ngoãy đi ra một nước. Cả hội cũng làm thinh đứng dậy, ai về nhà nấy.

Ngày ấy Cát-lôi-Huấn dùng cơm trưa rồi liền đánh giây-thép-nói kêu sở cãnh-sát, xin cho một người trinh-thám đến dọ việc ấy, lại chọn trong xưởng được 12 người sức lực mạnh mẻ, phát cho mỗi người một cây Súng-tay nạp sẳng, dắc đến nhà tư của Vân-đặt-La, phân ra 4 phía đêm ngày phòng vệ rất nghiêm.

Khi sắp đặt xong rồi, Cát-lôi-Huấn muốn vào thưa cho Vân-đặt-La hay, vừa bước tới trước sân, bổng thấy Bữu-Liêng trong nhà chạy ra, nước mắt nước mủi chàm ngoàm, và khóc và nói rằng: « Thầy hảy giúp tôi phen nầy, cha tôi ép tôi, muốn bắt tôi mà.......... » Nói tới đó vùng khóc rống lên. Cát-lôi-Huấn sửng sờ, không hiễu ý chi, bèn nắm tay an ũi[đính chính 1] và nói rằng: « Quí-nương khóc lóc làm chi, chẳng hay tôn-ông muốn ép quí-nương việc chi, quí-nương có được cho tôi biết cùng chăng? » Bữu-Liêng chĩ cứ chắc lưởi lắt đầu, chẳng nói chẳng rằng chi hết. Cát-lôi-Huấn lại hỏi: « Vậy chớ tôn-ông ở đâu bây giờ, quí-nương dắc tôi vào nói chuyện với người được chăng? » Bữu-Liêng nói: « Cha tôi còn đương ngồi tại nhà khách, thầy muốn nói chuyện chi thì vào đó một mình lấy, chớ tôi không muốn thấy mặt bọn ấy nữa. » Nói rồi quày quả đi ra. Cát-lôi-Huấn lấy làm lạ, liền đi ngay vào nhà khách, vói nắm cánh cửa mở ra nhẹ nhẹ, thấy Vân-đặt-La và Hải-lợi-Tư, đứng day lưng ra ngoài cữa, hai người còn đang tranh cải với nhau; nghe Hãi-lợi-Tư nói lớn rằng: « Tuy nói như vậy, mà chú chết liền hôm nay thì Bữu-Liêng mới chịu ưng tôi, chẳng dám nghịch mạng; nếu chú chưa chết mà Bữu-Liêng đã có ái-tình với ai, lén kết hôn trước rồi thì chú mới tính sao? » Hơi nói xẳng xớm, dường như giận dữ lắm vậy. Vân-đặt-La nạt rằng: « Thiệt mi dại quá! Bữu-Liêng lại dám nghịch mạng ta sao, mi chớ nói bậy mà chọc ta thêm giận...... » Nói tới đó vùng nghe động cửa, hai người liền làm thinh, day mặt ngó ra thấy Cát-lôi-Huấn bước vào. Vân-đặt-La hỏi rằng: « Thầy muốn nói việc chi? » Cát-lôi-Huấn bèn đam hết các việc của mình đã sấp đặt mà nói cho Vân-đặt-La nghe. Vân-đặt-La gặt đầu khen hay, rồi lại nói rằng: « Hôm nay xin thầy cũng ở lại đây giúp sức với tôi mà bày biễu cho những người phòng-vệ ấy, chớ có về xưởng làm chi. » Cát-lôi-Huấn vâng lời từ giã lui ra.

Khi Cát-lôi-Huấn vừa ra khỏi cửa, gặp Na-Mật dựa bên thang lầu, làm bộ không thấy, ý muốn ngó lơ mà đi tuốc. Song Na-Mật cũng kêu lại rồi cười chúm chím mà nói rằng: « Hèn lâu tôi không gặp thầy, chẳng hay mạnh giỏi thể nào? » Cực chẳng đã, Cát-lôi-Huấn phải dừng chơn lại và nói lơ là rằng: « Tôi mạnh giỏi, cô cũng mạnh giỏi há! » Na-Mật gặt đầu rồi bước tới vổ vai Cát-lôi-Huấn, miệng cười mĩn chi mà nói rằng: « Thiệt tài học như thầy vậy, làm chi lại không được. Sao lại cam tâm lòn cúi ở đây mà làm một chức ký-thấc như vầy cho đến trọn đời sao? » Cát-lôi-Huấn nghe nói vùng trả lời xẳn xớm rằng: « Lời cô nói đó, thiệt tôi không hiểu, tôi mang ơn tri-ngộ của ông Vân-đặt-La, thì tôi phải ra sức mà đền bồi; chớ cô nói cái chi lạ vậy? » Nói chưa dứt lời, kế thấy Hải-lợi-Tư bước tới; Cát-lôi-Huấn liền từ giả bỏ đi. Hải-lợi-Tư bèn cật hỏi Na-Mật rằng: « Mi nói nhỏ to chuyện chi với Cát-lôi-Huấn đó? » Na-Mật giận nói: « Tôi nói chuyện với Cát-lôi-Huấn mà cang cớ chi anh, anh muốn cang dự tới cái quyền tự-do của tôi nửa sao? » Và nói và háy Hải-lợi-Tư rồi đi thẳng lên lầu. Hải-lợi-Tư đứng đó bơ vơ rồi cũng đi mất.

Đến chiều tối Vân-đặt-La đang ngồi trong nhà một mình mà xem nhựt-báo, Thang-Mậu dắc người Trinh-thám đến ra mắt, người ấy tuỗi chừng ba mươi, tên là Hắp-Lý. Vân-đặt-La mời ngồi. Hắp-Lý liền nói rằng: « Ông sếp tôi có dạy tôi rằng tại nhà ông có một việc rất quan hệ, nên người khiến tôi đến đây dọ cho ra mối; chẳng hay việc ấy thễ nào, xin ông nói cho tôi nghe thữ. » Vân-đặt-La liền thuật những việc mình đã thấy và thò tay trong túi móc cái thơ hâm dọa mà trao cho Hắp-Lý coi. Hắp-Lý coi rồi bèn nói với Vân-đặt-La rằng: « Việc nầy rất có quan-hệ với những bà con thân-thuộc của ông; vậy chớ trong thân-tộc của ông thuở nay có ai cừu oán với ông chăng? » Vân-đặt-La nói: « Không » Hắp-Lý lại hỏi: « Vậy chớ trong nhà ông từ xưa đến nay có việc chi quan hệ với bức thơ nầy chăng? » Vân-đặt-La nói: « Cũng không ngơ. » Hắp-Lý nhăn mặt mà nói rằng: « Ông hảy nhớ lại thử coi, chớ theo ý tôi nghĩ thì bức thơ nầy không phải là không có duyên cớ chi; nếu ông dấu tôi, thì dầu cho tôi có tài thủ-đoạn cũng khó mà dọ cho ra mối được. » Vân-đặt-La bèn làm thinh cúi đầu chống tay trên tráng suy nghĩ hồi lâu; vùng đứng dậy gặt đầu lia lịa, dường như đã nhớ được việc chi; dợm nói đôi ba phen mà còn dụ dự, rồi lại nói với Hắp-Lý rằng: « Thiệt việc nầy rất có quan hệ với người trong thân-tộc tôi, nhưng ma đó cũng là một việc rất bí-mật; vậy xin đễ mai tôi sẻ nói hết cho anh nghe, ước được cùng chăng? » Hắp-Lý gặt đầu rồi từ giã lui ra.

Đêm ấy Hắp-Lý cũng ở lại nơi nhà Vân-đặt-La, hiệp với bọn kia mà tuần do 4 phía.

Khi dùng cơm tối rồi, Vân-đặt-La vào nhà biện-sự mà nghiện cứu một cái máy điễn kia, vì mắt để trí mà trù nghĩ mải có một cái máy ấy, nên quên hết việc lo sợ của mình. Đồng-hồ gỏ 12 giờ, vùng nghe trên thang lầu có tiếng kêu sạt sạt, dường như chơn người đi xuống. Vân-đặt-La giựt mình, liền đứng dậy vặn máy đèn tắc hết, (ấy là đèn khí) núp trong xó tối, lấy súng sáu ra, cầm sẳn nơi tay. Chẳng dè trong giây phút nghe tiếng chơn đi đã gần tới; Vân-đặt-La coi kỷ lại vùng hóa tức cười. Té ra nghe tiếng đi đó là con chó Đặt-mụ ở trên lầu đi xuống bèn vặn đèn lên tỏ rỏ, rồi ngồi lại mà trù nghĩ như cũ.

Qua đến một giờ khuya. Hắc-y-đạo ở sau lưng lén lén bước tới tay cầm một con dao giắt sáng lòa, đã nhọn lại bén thấy mà phát ghê! Bước tới gần sau lưng, nhắm ngay cổ-cúc Vân-đặt-La đâm xuống một dao rất mạnh. Vân-đặt-La bị đâm một dao nặng quá, muốn la lên mà la không ra tiếng, liền ráng vói tay nhận cái chuông máy; tiếng chuông reo lên. Hắc-y-đạo nỗi giận, đâm bồi hai ba dao, Vân-đặt-La té ngửa hồn lìa khỏi xát.

Lúc ấy Trinh-thám Hắp-Lý đang đi tuần ngoài cửa, nghe trong nhà biện-sự có tiếng chuông reo lên, nghiên tai lóng nghe, thì không nghe chi nữa, trong lòng sanh nghi, liền lén lén bước tới rình coi, thấy trong nhà đèn khí tắc hết, tối đen như mựt, bèn rờ đường bước lần vào, vặn đèn lên tỏ rỏ, ngó 4 phía lặn êm, chẳng có đều chi lạ; bước trờ tới bàn viết, vùng thấy Vân-đặt-La đã bị đâm, nằm ngay dưới gạch, máu ra linh láng. Hắp-Lý oản kinh, cúi xuống rờ coi, thấy hơi đã tuyệt mà thây còn nóng thì biết rằng mới đâm chưa được bao lâu; liền bước ra cữa sổ lấy súng sáu bắn bổng trên không hơn năm sáu tiếng.

Bao nhiêu lính phòng-vệ, tuần do 4 phía, nghe được tiếng súng, liền thổi tu-hích kêu nhau áp đến. Hắp-Lý liền hô lên rằng: « Ông Vân-đặc-La đả bị đứa gian đâm chết rồi, mấy người tuần do 4 phía, nảy giờ có thấy người nào ở trong nhà nầy đi ra hay không? » Bọn tuần-vệ đều lắt đầu nói không. Hắp-Lý nói: « Vậy thì đứa hun-thũ chưa thoát ra được, chắc là nó còn núp ẩn trong mấy chổ hóc hiễm chi đây; các người phãi lục soát cho kỹ, nếu ai bắt được ắt sẻ trọng thưỡng. » Bọn lính tuần vệ vâng lời, nạp súng rồi dắc nhau ra đi.

Đêm ấy Bửu-Liêng đã vào phòng nằm rồi, song còn thao thức chưa ngũ, bổng nghe nơi phòng Biện-sự có tiếng chuông reo, kế nghe súng nỗ liên thinh, giựt mình ngồi dậy, chạy tuốc xuống lầu, xô cữa phòng biện-sự bước vào, thấy cha già nằm ngay dưới đất. Còn Hắp-Lý thấy Bửu-Liêng thì nói rằng: « Lịnh-tôn đã bị thích rồi. » Bửu-Liêng nghe nói thất kinh, liền bước đến gần, xem kỷ lại thì thấy cha nằm trơ trơ, chẳng còn hơi thỡ, phía sau lưng bị đâm một dao, tại chỗ yết-hầu cũng bị một dao, máu còn chảy ra ròng ròng; Bửu-Liêng vùng nhào xuống ôm thây cha khóc rống một hồi.

Lúc ấy Cát-lôi-Huấn và Thang-Mậu cùng những kẻ gia-dịch trong nhà thảy đều hay tin chạy đến.

Trong giây phút bọn Y-tài-Nhĩ, Hải-lợi-Tư và Na-Mật tựu tới đũ mặt. Ai nấy thấy việc kỳ biến cũng đều thất kinh, song không biết duyên cớ làm sao mà nghĩ cho ra. Hải-lợi-Tư thấy Bửu-Liêng than khóc thì bước tới gần, kiếm lời mà an ủi nàng. Còn Cát-lôi-Huấn và Hắp-Lý thì cứ gia tâm kiễm soát khí vật trong nhà, thử coi có mối manh chi chăng.

Khi Bửu-Liêng bớt khóc, vừa ngước mặt lên, liền lấy tay chĩ tấm khuôn hình của mình treo trên vách tường mà la hoải!

Ai nấy ngó theo, tấm khuôn hình ấy là hình Bữu-Liêng, phía trên tấm khuôn hình, lại có một con dao-giắt sáng ngời gâm ngay vào vách, cả nhà đều thất kinh. Hắp-Lý bước tới gần, coi kỷ lại thì thấy dấu máu hảy còn ràng ràng, bèn nói rằng: « Ấy là đồ hung-khí đó, phải để y vậy, chừng nào có quan đến khán nghiệm sẻ hay. Kế đó những lính phòng-vệ trỡ vào nói rằng tìm kiếm hết sức mà chẳng thấy hình dạng đứa gian đâu hết. Hắp-Lý sanh nghi, suy nghĩ một hồi rồi nói lớn rằng: « Ông Vân-đặt-La chết đây, thì chăc là người ở trong nhà giết ổng mà thôi, chớ chẳng có ai ở ngoài mà lọt vào đây. » Ai nấy đều thất kinh, Y-tài-Nhĩ và Hãi-lợi-Tư đứng ngó sững nhau, mặt mày thất sắc. Hắp-Lý lại nói tiếp thêm rằng: « Ấy vậy các người đều có cang-cập vụ nầy; vậy thì ai về phòng nấy, không được ra vào tự do, chờ cho quan trên khán-nghiệm rồi sẻ hay. » Ai nấy nghe nói riếu riếu lui ra. Còn Bữu-Liêng thì có hai đứa tớ gái, nưng đỡ lên lầu đam về nhà riêng.

Bửu-Liêng về nhà than khóc lu bù, mấy đứa tớ gái xúm lại khuyên giải một hồi mới bớt khóc.

Đồng-hồ đã gỏ bốn giờ khuya, Bửu-Liêng mệt mỏi, ý muốn vào phòng mà nghĩ, bèn đứng dậy bước vào phòng ngủ, vừa bước ngan cữa phòng, thình lình Hắc-y-đạo ở trong cánh cữa nhãy ra, kéo tấm màn chụp trùm trên đầu Bửu-Liêng. Bửu-Liêng nổi giận ráng sức chống cự, ngặt vì thằng ấy mạnh quá, hai cánh tay cứng như sắt. Bửu-Liêng vùng vẫy không nỗi, bị Hắc-y-đạo xô té dưới đất, giựt tấm màn xuống vấn trùm đầu mặt Bửu-Liêng, rồi ôm Bửu-Liêng chạy tuốc xuống lầu. Nhằm lúc vắn vẻ không ai, Hắc-y-đạo lỏn vào phòng biện-sự, nhận nút máy mở cửa địa-đạo ra, bồng Bửu-Liêng chung vào, cữa đóng lại như củ.

Hắc-y-Đạo bồng Bửu-Liêng đi dưới địa-đạo, lần tới dưới chơn hình-đồng mỡ cửa chung lên, chạy thẳng tới dựa vách tường, xem bốn phía không ai, bèn đễ Bửu-Liêng nằm dưới đất, rồi lấy hai ngón tay đút vào miệng làm như tu-hích thỗi hoét lên một tiếng, tức thì có một đứa đồng-lỏa, đội mũ trùm hết mặt mày, trèo tường mà vào. Hắc-y-đạo chĩ Bửu-Liêng cho tên đồng-lỏa thấy rồi bỏ đi mất. Tên đồng-lỏa vừa muốn bồng Bửu-Liêng mà chạy, bổng nghe phía sau lưng có tiếng giày đi tới. Nhìn rõ lại thì là Hóa-học-sư Cát-lôi-Huấn.

(Nguyên vì Hắp-Lý, khi sai Tuần-vệ-quân đi hết rồi, thì đánh giây-thép-nói cho sở Cảnh-sát, thĩnh quan đến nghiệm thây và xin cho thêm lính đến hiệp lực với mình mà tra xét, rồi bổn thân đi với Cát-lôi-Huấn đều cầm súng tay phân đường ra đi khắp trong vườn mà tìm kiếm.

Trời vừa rạng đông, Cát-lôi-Huấn tình cờ đi đến chổ ấy, thấy có một người trèo tường mà vào, bộ đi thấy phát nghi, liền lui lại chỗ khuất leo tường dòm ra phía ngoài thấy có một cái xe hơi đậu gần chổ ấy mà chẳng có một người, thì biết là xe của bọn ăn trộm. Liền sụt xuống nom dấu lỏn theo đến đó.)

Khi tên đồng-lỏa thấy Cát-lôi-Huấn đến, bèn bỏ Bửu-Liêng, đứng ngó lườm-lườm mà thủ thế, chờ Các-lôi-Huấn tới mà đánh. Các-lôi-Huấn thấy người ấy đội mủ trùm mặt thì biết là bọn chẳng lành, liền nổ lực nhảy tới đánh nhầu. (Các-lôi-Huấn trong mình có súng mà không bắn, là có ý để bắt sống đặng tra thử coi có can cập chi với vụ giết Vân-đặt-La chăng?)

Hai đàng đánh nhau một hồi, người ấy coi bộ đuối sức, bị Các-lôi-Huấn một thoi té ngữa xuống đất. Các-lôi-Huấn liền ngó theo, vùng thấy Bửu-Liêng cũng nằm tại đó, trong lòng thất kinh, vừa muốn cúi xuống đỡ dậy? Chẳng dè Hắc-y-đạo ở đâu phía sau lưng nhảy tới xuất kỳ bất ý đánh một cái rất mạnh, Cát-lôi-Huấn té xiểu xuống đất.

Cát-lôi-Huấn té xuống rồi thì tên đồng-lỏa đã đứng dậy được. Hắc-y-đạo liền khiến tên đồng-lỏa bồng Bửu-Liêng trèo tường mà trốn cho mau, còn mình thì trở lại mở cữa địa-đạo mà chung mất.

Tên đồng-lỏa ấy đem Bửu-Liêng ra ngoài được rồi liền bỏ lên xe hơi, muốn quây máy đặng chạy, bổng có một tên lính tuần-cảnh cởi một cái xe hơi nhỏ chạy đến, thấy bộ tịch người ấy đáng nghi, liền nhảy xuống xe, áp đến tra xét. Tên đồng-lỏa nổi giận cự với tên lính, hai đàng ấu đã với nhau một hồi, tên lính liệu đánh không lại, liền rút súng sáu ra mà bắn, chẳng dè tên đồng-lỏa ấy tay chơn lanh lẹ, khi thấy tên lính thò tay vào túi lấy súng liền nhảy lại chụp tay tên lính đưa vẹt ra ngoài, cho nên tên lính bóp cò nỗ luôn mấy phát mà không trúng ai hết. Hai đàng vùng vẫy hồi lâu, bỗng có một viên đạn xẹt nhằm thùng máy xe hơi lũng lổ, dầu chảy ra ròng ròng, tên ấy nổi giận, ráng sức đánh nhầu, hung hãng dị thường, tên lính đuối sức, bị tên đồng-lỏa đánh nhằm chỗ nhược, té xiễu xuống đất.

Tên lính té rồi, tên đồng-lỏa thấy xe mình đã hư máy, liền bồng Bữu-Liêng bỏ lên xe của tên lính, vặn máy chạy giông.

Lúc ấy Hắp-Lý đang ở trong vườn tra soát các chỗ, vùng nghe có tiếng súng nỗ liền liền nơi ngoài tường, liền hô bọn lính tuần-vệ mở cửa ra coi, thấy một tên lính cảnh-sát nằm ngữa dưới đất, liền xúm nhau đở dậy, trong giây phút đã tỉnh lại; Cát-lôi-Huấn cũng đã tĩnh dậy chạy tới. Tên cãnh-sát liền thuật lại đầu đuôi. Cát-lôi-Huấn nói: « Người con gái mà bị ăn trộm bắt chở đi đó là nàng Bữu-Liêng, chúng ta phải theo nó cho mau mà cứu nãng, nếu đễ trễ nãi ắt nãng bị hại. » Còn đang bàn tính với nhau, bỗng thấy một bọn lính của sở Cãnh-sát sai đến, cũng đi bằng xe hơi, ai nấy đều mừng rở, liền hối nhau lên xe, đặng tên sốp-phơ (Chauffeur) coi theo lằng bánh xe kia mà rược riết theo.

Còn tên đồng-lỏa của bọn ăn trộm chở Bửu-Liêng tuy đã thoát chạy, song còn sợ chúng theo, cho nên và chạy và ngó chừng phía sau. Vì vậy mà xe chạy không được mau cho lắm. Chạy đến một chỗ kia, có đường xe lửa nằm ngan phía trước, lại rũi nhằm lúc xe lửa chạy qua, nên tên giữ cỗng xe lửa đã giăng giây sắt ngang qua đường mà cãng lại. Tên đồng-lỏa ấy chạy qua không được, phải ngừng xe lại mà chờ.

Khi xe lữa qua khõi rồi, tên đồng-lỏa mới mở máy mà chạy được. Chẳng dè lúc bị xe lữa cãng đường thì xe lính cãnh-sát ở sau theo đà gần kịp. Tên đồng-lỏa day lại ngó thấy hết hồn, liền xổ hết máy cho chạy như giông; chạy tói một chỗ kia, thấy có một giãy vách tường cao vọi, có một cái cữa khép sơ chớ không khóa. Coi kỹ lại thì là chỗ cửa sau cái xưỡng đút súng của dòng Vi-nhỉ-Đình. Tên đồng-lỏa ấy rất mừng, liền bồng Bữu-Liêng xuống, lỏn vào trong cửa ấy không ai thấy được. Rồi đi thẳng tới chỗ lò nấu sắt, chỗ ấy máy móc chẳng biết bao nhiêu, có một cái lò hơi đễ nấu sắt rất to đựng đầy những than bằng xương thú, treo bằng giây sắt ở trên cao, máy chạy bánh xe lăng, cái lò ấy ở trên thỉnh thoãn hạ lần xuống. Tên đồng-lỏa ấy ngó thấy, bèn sanh lòng ác, đam Bữu-Liêng đễ ngay nơi dưới chỗ cái lò ấy, có ý để cho lò ấy hạ xuống đè nhẹp Bữu-Liêng cho tan xát, rồi thoát ra chạy mất.

Lúc ấy trong xưởng chẳng ai ngó thấy, còn máy xe cứ việc lăng hoài, cái lò ấy xuống lần đã gần tới Bữu-Liêng. Xem tới đây ai cũng hết hồn, chắc là Bữu-Liêng ắt phải bị nhẹp. (Vãng lớp thứ ba).


  1. Quân-giới-xưởng: là cái xưởng đễ làm súng ống khí giới.
  1. Gốc: được sửa thành ũi: chi tiết