Bước tới nội dung

Góp cười truyện thế/15

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

XV.Nhũn-nhặn

Nhũn-nhặn thì không khoe-khoang, không phô-phang, không ố-mạn, không kiêu-hãnh. ở nhà mà nhũn-nhặn thì ai cũng yêu-quí, ra ngoài mà nhũn-nhặn thì không sảy tai-nạn, ở trong tôn-tộc anh nào áo cộc cũng là mắu loãng; ra đồng đất quê người thằng bé lên mười cũng gọi bằng anh. Ấy nết nhũn-nhặn hay như thế mà trong đời xem ra được mấy kẻ. Chỉ thấy những kẻ có một trăm làm ra bộ hàng vạn, lên một bước đã tưởn đến giời, chưa hay đã nhận là hoàn-toàn, chưa đỗ ôn nghè đã đe ngay hàng sóm, khinh người này, ghét người kia, xem gần ngay những việc nhỏ, thấy hằng ngày thí đủ biết: chả biết học ban nào mà ra đường cắp quyển sách rất dầy, bao giờ đằng mặt cũng quay ra ngoài, đóng bộ quần áo tây, dong-nhan trong phố; — Chả biết làm sở nào mà đem việc về nhà làm, cắp những quyển sổ tướng, chữ to kếch, quay mặt ra ngoài, ngồi trên xe điện, đi trên xe tay, dở ra củ-soát, hoa tay nói chuyện với người này người kia, nói như ông nhất sở; — Chả biết làm chức gì mà đi đâu là đe người này, dọa người kia; — Chả biết làm ông gì mà ngồi đâu mặt cứ vênh lên như ông tướng canh cửa; — Chả biết làm nhà báo nào mà tới đâu cũng nói khó-nhọc, nghĩ bài ấy, viết bài nọ, văn thơ Tú-Thịt, Yên-Vỡ đọc vanh-vách. Tiếc thay những ngưòi đó, coi ra cũng hơi có học-thức mà sao hành-động lố-lăng ngố-nghỉnh như thế, ấy cũng chỉ vì thiếu nết nhũn-nhặn. Đạo Trang-Tử có dậy ba nết nhũn ở đời là: Khiêm, Kiệm, Nhượng. khiêm là với ai cũng từ-tốn, kiệm là dè-dặt kiệm-ước, nhượng là nhường-nhịn không tranh-cạnh, vậy thì ba nết này cũng nên đem bổ-cứu cho những người thiếu nết nhũn-nhặn.