Góp cười truyện thế/24
XXIV. — Cái chết có ý-vị không?
Rất có ý-vị, hình như con Tạo đã gẩy sẵn bàn tính trước cho người đời rồi. Vậy thì những kẻ chết đi là số giời đã định, không nên thương, chỉ là nên tiếc, thương là thương kẻ sống lại, tiếc là tiếc người chết đi. Xem câu truyện sau đây, đủ biết cái chết của con Tạo bầy ra là rất hay. Có một người lái buôn, đi suốt trong Nam ngoài Bắc, rừng xanh núi đỏ, đi đâu cũng hai vợ chồng với nhau, dù khi tấm cám, lúc lên thác xuống ghềnh, lúc nào cũng có nhau, nhưng mà số không khá, làm ăn mãi cũng không khá, cựa lắm chỉ sây vẩy, sau đành bảo vợ hãi tạm về quê chờ ít lâu, để vào đường trong buôn bán một phen nữa xem sao; đành là bốn bể không nhà, theo càng thêm bận biết là đi đâu. Từ đó anh ta đi đã 18 năm mà biệt vô âm tín, người vợ ở nhà quẫn-bách, may thuê vá mướn cũng không đủ, lại thêm một đứa con mọn, không sao đủ nuôi thân, đành phải nhắm mắt, bước đi một bước nữa, để gửi xương thịt sau này, chắc rằng chồng trước hoặc đã khá mà mê tình quên nghĩa, hoặc khổ quá má lưu-lạc tới đâu rồi, còn mong gì tái-hợp. Thực ra thi người chồng, vào trong Nam khá lớn, đã lấy vợ khác có con rồi, một ngày kia, người chồng sực nhớ tới vợ cả mình, liền định tâm ra Bắc tìm vợ con, nhưng mà khi ra, về đến quê vợ, thì đường xá, cây cối, nhà cửa, đều đổi thay khác cả, hỏi thăm dò mãi mới ra manh-mối, vào phủ, huyện, chạy tổng, lý, kể đã mất lắm tiền, đủ chứng cớ, mới thấy mặt đứa con, đang chăn châu ngoài đồng, gặp cả bố dượng nó, biết mặt biết người đã rõ, bên bố dượng cũng bằng lòng cho dắ con mang đi, nhưng chỉ ân-hận một điều, chua-xót trong lòng, là người vợ cũ mới chết được một năm. Lấy lý mà sét, dá sử lúc ấy mà người vợ hãi còn sống, mà vào dữa cái quang-cảnh ấy, bên chồng trước, bên chồng sau, con đấy, người là đấy, của là đấy, thì nghĩ sao? chắc cũng đến tự tử mà chết, chứ biết theo ai. Âu là con Tạo biết trước năm sau anh này ra tìm vợ cũ, mà cảnh vợ cũ nhữ thế, ông Tạo phải vội sắn tay, hạ ngay một con tính xuống, cho chết trước đi một năm, để khi anh này về chỉ còn trông thấy nấm đất, mới gây ra lòng chua-sót thương tiếc, đau-đớn, âu-sầu; nếu còn sống thì chắc anh này lại thêm tức, thêm ghen, thêm ghét kẻ kia thất tiết, còn gì là tình-nghĩa trước nữa; mà đứa con, biết đi với bố, hay ở với mẹ, nó biết đâu chắc là bố nó, vì lọt lòng ra, bố đã đi, chỉ biết có mẹ nếu nay gập cảnh hai bố mẹ còn sống cả, lại thêm bố dượng nữa ngồi bên, thì chắc đứa con cũng héo lòng mà khóc. Vậy nên con Tạo, điểm ngay cho cái chết, chết một người mà gỡ cho bao nhiêu cảnh bi-kịch về sau. Vậy cái chết như thế hay biết bao! Câu truyện này là câu truyện thực, mắt được nom, tai được nghe thấy. Cho nên ở đời này, hữu sinh tất hữu tử, ai là người chả chết, nhưng có lắm cái chết cũng ý-vị. Nay nói chung lại, chết là yên phận người chết, thương nhất những kẻ sống mà chịu dìm mình nơi khổ-hải, sống không nên sống, muốn chết cũng không chết, sống là sống lửng, xanh ngoài héo trong, cái sống đó thực đáng phúng trăm nghìn đôi câu đối viết lơ!