Bước tới nội dung

Góp cười truyện thế/25

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Góp cười truyện thế của Trần Trung Viên
XXV — Thang tuần hoàn

XXV — Thang tuần-hoàn

Ở đời như leo thang, kẻ leo trước lên cao trước, người dưới đẩy người trên, người đã trèo lên có muốn xuống cũng không được, muốn đứng lại cũng không được, gan mà đứng lại thì dưới đẩy cũng phải lên lên mãi hết bực thang, hết bực thang thì cao ngất, cao quá sợ dun chân, mà dưới vẫn đẩy, thế tất phải dơi xuống, dơi xuống là chết; người đẩy cho ngã xuống đó lại bị người dưới đẩy lên, lên hết bực lại dơi xuống. Vậy thì ông già bà cả mà mất đi, ấy là người đã lên cao trước mình, mà chính mình đã là người đẩy ông già bà cả lên cao, đến nỗi ông bà ấy hết chỗ đứng phải ngã, chẳng qua là tuổi mình cao, sác mình nhớn, càng cao nhớn bao nhiêu ấy là mình đẩy ông già bà cả ngã đó, chớ trách giời nào, chính tuổi mình, thân mình, tuổi cao, thân nhớn, đuổi tuổi g à thân yếu; rồi phép tuần-hoàn lại để con cháu mình nó lớn lên, tuổi bồi sức khỏe, nó lại đẩy dà mình; rồi sau cứ mãi mãi như thế, ấy là lẽ tuần-hoàn. Vì vậy mà nhà chùa hay dùng chữ 卍, ấy là kiếp luân-hồi và thang tuần-hoàn vậy. Hoặc có kẻ đang leo nửa chừng thang mà ngã, là vì chượt chân, vì tình, vì lợi, vì danh, vì cạnh-tranh, vì hung-bạo, vì yếu-ớt, vì chậm-chạp, vì sốc-nổi, vì muốn leo ra ngoài bực thang, mà bị ngã xuống, thì đành mang tiếng là kẻ sấu số, chết non, chết yểu. Những chỗ khuyết trên thang tuần-hoàn đó, chỉ nhắy mắt lại đen kín ngay, không bao giờ có thừa bực.