Góp cười truyện thế/26
Chữ An-nam mới có, và vần cuốc-ngữ mới
Biêt bao lâu năy, mượn mãi chữ người; chữ nho là chữ tầu, chữ cuôc-ngữ tuy là tiếng mẹ đẻ, sonh vẫn là chữ tây, chữ nôm lối ta thì chăp-chảnh khônh có mẹo-loật. Năy ví muốn làm một bưch hoành đặt bằng nôm, thì định viêt lối nào cho nhã, khônh nhẽ lại viêt bằng cuôc-ngữ chòn chòn, vuông vuông, đều khônh coi được cả, hăy là viết bằng chữ nho, thế thì lại thường mât dồi, mà vẫn là chữ mượn cả. Năy tôi khônh nề thô-thiển có ngĩ được ra một lối chữ, lấy nhữnh bộ-fận chữ nho, và vần cuôc-ngữ sửa-đổi lại ít nhiều, mà ken-chắp lại nên một lối chữ An-nam mới, dễ viêt dễ thuộc, chónh biêt, hăy hăy mà cũnh dễ coi. Ai đã biêt vần cuôc-ngữ dồi, chỉ ngồi nhận độ 10 fút là viêt được ngăy, khônh nhầm-lẫn, mà viêt bằng but tây cũnh đẹp, viêt bằng bút ta thì lại cành đẹp, mà viêt lên biển hoành cũnh dễ coi. Xem như người Nhật-Bản chước cũnh viêt toàn chữ Tầu mà său cũnh hoạt-dụnh da một lối chữ diêng, cũnh dùnh nét chữ Tầu ken với chữ Âu, mà nên. Gọi là lối chữ Hòa. Nhữnh chữ a b c mới său đây, chữ nào cũnh dùnh dất ít nét, nhiều lắm là ba nét, còn thì hai và một cả. Ấy cũnh là một chuyện mua cười, ai cho là lố-bịch, sin vui lònh mà cười góp ngăy, hăy khen hèn chê mặc miệng thế. Chỉ sin khoe một câu dằng: khi viêt sonh một tiếng dì thành chữ, đưa cho người Tầu sem, thựch dốnh chữ Tầu, mà khônh đọch được da chữ dì. Chước khi hiến các độch-dả lối chữ mới đó, hãi sin fép chữa lại vần cuốc-ngữ thường dùnh cho đúnh đã, cho có choẩn-đích, và sin fép dảng ngĩa từnh chỗ sai-lầm, chonh nhữnh vần thường dùnh, fần nhiều người vẫn biêt là sai, sonh coen mất cả dồi nên vẫn cứ fải theo dùnh. Nhữnh vần sửa lại său đây, vừa dản-tiện mà viêt khônh hăy mất fốt nữa:
VẦN BẰNG:
Ba bă bâ... Ca că câ ke kê ki (bỏ vần Ky) Cha chă châ... Da da dâ... Đa đă đâ.... Ga gă gâ ghe... (Bỏ vần Gia giă giâ... vì đã có vần Da dă dâ... thăy vào, dùnh một vần cũnh đủ, sau là chẻ con viêt khỏi mất fốt) Kha khă khâ.... La lǎ lâ... Ma mă mâ... Na nă nâ.... Nga ngă ngâ nge ngê ngi ngo... (để nghe nghê nghi thêm dờm mà nhiều chữ) Nha nhă nhâ... Fa fă fâ fe fê fi fo fô fơ fu fư (dùnh chữ F thăy Ph khônh hại dì mà dễ đọch lại bớt được chữ). Coa coă coâ coe coê cuô cuơ cuy (Để vần qu dất sai mà líu-lăng khó đọch. Sai là vì bên vần chắc có vần o a oa, vần o e oe và vần u a ua, thế thì sao lại đánh vần q u a qua và q u e que được? o a oa thì fải c o a thăy q u a qua mới đúnh). (Đến đây bỏ vần Ra ră râ... dùnh vào vần Da dă dâ... ở chên) Sa să sâ... Ta tă tâ... Tha tha thâ... (Bỏ vần Tra tră trâ vì đã có Cha chă châ ở chên dồi). Va vă vâ... (Bỏ vần Xa xă xâ vì đã có Sa să sâ ở chên thay vào).
Vậy thì vần bằng bỏ được nhiều, và đỡ được nhiều chỗ dắc-dối, sở-dĩ bỏ vần Gia, bỏ Pha, bỏ Qua, bỏ Ra, bỏ Tra, bỏ Xa, chước là cho khỏi viết nhầm-lỗi luôn, său là cho nhất-định, khi viết chữ An-nam mới său đây, chỉ nhất-định cho một mặt chữ mà thôi, khônh có một tiếng mà hai, ba chữ được, khi đọc, ngượng, khônh nhanh.
VẦN CHẮC
A Ă Â. — ac ăc âc ach ai am ăm âm an ăn ân ang ăng âng anh ao ap ăp âp at ăt ât au âu ay ây.
E Ê I. — ec êc êch em êm en ên eng êng ing ênh eo êô ep êp et êt ia ic ich iêc iêm iên iêng iêp iêt iêu im in inh ip it iu.
O Ô Ơ. — oa oac oăc oâc oach oêch oam oăm oâm oan oăn oân oang oăng oâng oanh oênh oao oap oăp oâp oat oăt oât oai oay oây oc ôc ơc och ôch oe oê oen oên oeng oêng oec oêc oet oêt oi ôi ơi om ôm ơm on ôn ơn ong ông ơng onh ônh op ôp ơp ot ôt ơt.
U Ư. — ua ưa uc ưc uch ưch ui ưi um ưm un ưn ung ưng unh ưnh uơ uôc ươc uôi ươi uôm ươm uôn ươn uông ương uôp ươp uôt ươt ươu ut ưt ưu uy uya uyc uy ch uyên uyêt uynh uyt.
Nhữnh vần biên chữ to đều là vần mới thêm vào, vậy sin lần-lượt dảng ngĩa. — Vần ec êc ing là thêm vào cho đủ. — Vần êô nguyên chước là êu, chữa như vậy là vì theo vần chên mà đặt, eo đến êô thì dõ hơn. — Vần ic thêm vào cho đủ. — Vần oâc thêm vào, mà thay vần uâc ở dưới bỏ đi, mà lại liền vần dễ họch hơn. — Vần oêch thêm vào cho đủ. — Vần oâm, oân, oâng, oâp, oât, oây thăy vào vần uâm, uân, uâng, uâp uât uây ở dưới bỏ đi, nên đổi như thế mà cho vào đoạn chên thì dễ họch hơn và thuận miệng biết bao, việc gì để chữ u cho suống dưới chơ-vơ thêm khó họch. — Vần oênh là thêm vào cho đủ, và thăy vần uyênh bỏ đi. — Vần oc ôc nguyên chước đọch sai, năy fải đọch là o c ooc ô c ôôc, muốn biết đọch như vậy đúnh hăy khônh, thì cứ tự hỏi mình a c gì? và ơ c gì? mà lại đến o c óc được. Vậy muốn đọch cho đúnh vần oc ôc thì fải och ôch mới được. Nay lại muốn biết thêm chữ h vào, thế có fải khônh, thì lại sem vần ach êch ich, fải hăy khônh sẽ biết. — Vần oê thăy vào vần uê bỏ đi, thăy như vậy cho dễ họch, vì oe mà đến ngăy oê thì dất dễ nhớ, còn hơn cho suống dưới chơ-vơ đứnh một mình khó họch. — Vần oen oên oeng oêng vừa là đổi đi, thăy vần uen uên, vừa là thêm vào. Bởi vì bên vần bằng bỏ vần qu đi, nên fải đổi cả bên vần chắc, để tiện đánh vần, như chữ quen năy đổi đi là coen. — Vần oec oêc oêt là thêm vào cho đủ. — Đến vần ong ông này, có cái lầm dất to về sự đọch, mấy năm năy cuốc-ngữ mới suất-hiện da, cứ bảo thiếu, đem thêm vần oong ôông vào, khônh da ngĩa dì, mà lại thêm chữ, khó đọch. Nguyên chính vần nó là o n g oong, ô n g ôông, tại đọch nhầm, nên mới cho là thiếu vần mà thêm hai oo và hai ôô vào. Muốn biêt đọch thế đúnh hăy khônh thì cứ tự hỏi a n g dì, và ơ n g dì? mà đến vần o n g ong được? Vậy muốn đọch cho đúnh thì fải onh ônh mới được, mà o n g ô n g đọch là oong ôông, từ năy bỏ hai oo và hai ôô đi cho dễ coi. Muốn biêt đặt onh ônh đúnh hay khônh, sin cứ sem vần anh ênh inh đọch da sao, viêt da sao, đúnh hay khônh sẽ biêt. — Vần uc ưc uch ưch ung ưng unh ưnh nằy cũnh thế, cũnh tại đọc sai như vần ong ông ở chên vừa nói, nên năy fải đặt thêm bốn vần uch ưch unh ưnh đi kèm vào bốn vần uc ưc ung ưng, để từ năy đọch cho đúnh, muốn biêt nhữnh vần nằy đọch cho đúnh sin cứ sem vần ac ec ơc ang eng ơng đọch là dì, thì nhữnh vần uc ưc ung ưng cũnh đọch như thế, và lại muốn biêt thêm chữ h vào bốn vần nằy có đúnh khônh, thì lại sem vần ach êch ich anh ênh inh đọch là dì, bốn vần uch ưch unh ưnh mới nằy, đọch cũnh thế, đúnh hăy không sẽ biết. — Vần uyc thêm vào cũnh một ngĩa thế, vì có vần uych ở dưới.
Còn như năm dấu viêt cuôc-ngữ thường, mấy năm năy bàn đi đặt lại định lấy nhữnh chữ z, j, f, x, y ma thay vào, đặt theo sau vần, nhưnh sét da đều khônh coi được, vì là bao dờ chữ vẫn là chữ, mà dấu vẫn đi đằng dấu, khi nào lấy hươu làm ngựa được. Nay muốn tiện việc in, sin thay năm dấu sau đây:
+×`=¨
Dấu nặng +, săc ×, hỏi = thì đều viêt sát theo vần, còn dấu huyền ` cứ để yên như cũ, vì chữ tây có đủ: à è ì ò ù ỳ và dấu ngã thì thay là tréma ¨ vì chữ tây có: ä ë ï ö ü ÿ, như vậy là dất tiện cả in lẫn viết, thí dụ: Đạo đức ngày bỏ nhãng
Nay viết: Đao+ đưc× ngày bo= nhäng
Dấu săc × chính là dấu nhân, hai net đều nhau, khônh dống chữ X, bên net to, net nhỏ, vả lại vần xa nay đã bỏ đi, chỉ dùnh vần sa thôi, khônh thể lầm được. Bên vần tây có mấy chữ it khi dùnh cóa là: ì ò ỳ, nhưnh mà thực cỏa là có, và nhữnh dấu ` ¨ nhà in có dấu dời. Sau nữa nhữnh vần nào sẵn thành tiếng dồi thì thôi, khônh nên đánh dấu cho dườm, thí dụ như: băc, mât, vac, cuôc, cứ để thế là thành tiếng dồi, hà tât lại thêm dấu săc làm chi.
Nay đã dảng sonh vần bằng cùnh vần chăc, nhữnh chỗ tại sao mà sửa-đổi, vậy sin hiến độch-dả 27 chữ mới để làm chữ An-nam, cach viêt chữ và sêp-đặt chữ, sẽ nói său:
Ây dất dản-tiện như thế mà chữ nào cũnh ít net, chữ nào nhiều net lắm là ba net, còn hai và một net cả, khi viêt thì chồnh lên nhău, cũnh như viêt chữ nho, có hai bên fải bên chái, net chước net său, chữ nào ít nét thì biên dộng da, chữ nào nhiều net thì biên ken, thu lại cho vuông-vắn, bình-chính, nói dut lại cũnh như viêt chữ nho vậy. Cuôc-ngữ vần nào nhiều nhât là 6 chữ dở suống, khi định viêt chữ dì, fải sem vần mấy chữ, liệu ghep lại mới đẹp được. Sự đẹp sấu đành là său fải tập, chữ nươc nào cũng vậy, nhưnh năy hãi côt lấy tiện, thăy vào chữ nôm, cho có luật-fép kỉ-cương hơn, và tiện việc làm câu–đối nôm cheo chơi cho lạ mắt, và khoe mẽ với người, là ta cũnh có chữ đây, mượn chữ người, là che chiều dó mà thôi. Năy có bài thơ, để làm mẫu lối biên chữ An-nam mới.
Nguyên đã bao lâu mượn chữ người,
Năy ta thử đặt chữ nhà chơi;
Chữ nho cuôc-ngữ ta ken lại,
Chónh biêt mà hay cũnh dễ coi.
Vần cuốc-ngữ có từ một chữ đến sắu chữ là cùnh, vần một chữ thì biên dộnh da. Hai chữ thì chồnh lên nhău như chữ ta câu thứ 2, nhưnh hai chữ mà có dấu thì fải biên làm hai bên, dấu bao dờ cũnh đánh chên đầu bên fải, như chữ mà câu thứ 4. Ba chữ thì bên chái một, bên fải hai, dấu cũng bên fải, bao giờ cũnh ở chên đầu, duy có dấu nặng thì làm lối chấm vai, chệch da bên fải, khoảng chên, như chữ ngữ, ken, lại, câu thứ 3. Bốn chữ thì bên chái một, bên fải ba, dấu cũng chên đầu bên fải, như chữ mượn câu thứ 1. Năm chữ thì bên chái hai, bên fải ba, dấu chên đầu bên fải, như chữ người câu thứ 1. Sắu chữ thì mỗi bên ba, dấu chên đầu bên fải, như chữ nguyên câu thứ 1. Còn nhữnh vần nào thành tiếng dồi thì thôi, khônh fải đánh dấu, như chữ Cuôc câu thứ 3 và chữ Biêt câu thứ 4. Họch một lúch là biêt được, tập một luch là viêt được, khônh khó chi, năy không nề hăy dở, đem da góp cười với hế, sin ai cứ cười góp cho vui.