Bước tới nội dung

Giọt máu chung tình/Hồi thứ hai mươi

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ HAI MƯƠI

Gái hửu ý, khéo khôn lời biện bạch,

Khách chung tình, ngơ ngẫn ruột sầu riêng,

Khi ra gần tới Thạch-đình, bỗng thấy một người trong hang đá nhảy ra, tay cầm một cây đoãn đao xốc tới. Đông-Sơ liền rúc gươm nhảy lại muốn đâm tên kia, kế Nhứt-Lang la lên một tiếng, biễu tránh, thì tên ấy liền tránh ra một bên, rồi Nhứt-Lang day lại cười và nói với Đông-Sơ rằng: đó là tên bộ-hạ của tôi ở đây canh giữ cái thạch-đình nầy. Trong lúc đêm khuya, thấy Quan-nhơn cùng tôi ngở là bọn tế tác gian nhơn, nên nhảy ra mà ngăn cãng.

Đông-Sơ nghe rồi đúc gươm vào vỏ và lấy tay vỗ vai Nhứt-Lang và nói: thật tôi khá khen cho Túc-Hạ là người trí dỏng song toàn, tôi xem trong sơn-động nầy chổ nào cũng đều có trí người quan phòng nghiêm nhặc cả thảy. Đó rồi đi với Nhứt-Lang thẳng tới Thạch-đình, thấy cửa đóng then gài, còn ba bề thì sóng bũa ào ào, xem lại thì Thạch-đình ở trên hòn núi rất cao, như một cù lao thọt ra ngoài biễn vậy.

Nhứt-Lang bèn bước lại gỏ cửa và kêu, nhưng trong Thạch-đình lẳng lặng yêm liềm, chẳng thấy một ai mở cữa. Nhứt-Lang lấy làm lạ, liền xô cữa bước vô. với Đông-Sơ, thì thấy một người gái hơ hải chạy ra Đông-Sơ ngó lại thì rỏ ràng là Thế-nữ Xuân-đào, còn Bạch-thu-Hà ở đâu chẳng thấy.

Xuân-đào thấy Đông-Sơ mừng quýnh, lật đật chạy vô đặng kêu Thu-Hà. Vừa bước vô phía trong, thì vùng la lên một tiếng bài hải.

Đông-Sơ và Nhứt-Lang lật đật chạy vô, thì thấy nét mặt Xuân-đào đã tái xanh thất sắc, đứng dớn giác ngó quanh, tuồng như một đứa đã mất vía điên hồn, nói chi chẳng đặng.

Đông-Sơ kêu Xuân-đào và hỏi: cô mi là Thu-Hà ở đâu chẳng thấy, mi hảy tỉnh lại nói nghe. »

Xuân-đào ngó lơ láo xung quanh rồi nói: cô tôi hồi nãy ở đây, mà bây giờ chẳng biết cớ sao đâu mất.

Đông-Sơ và Nhứt-Lang nghe nói thất kinh, liền bước ra kêu tên quân canh và hỏi: mi đêm nay có thấy Tiễu-thơ Bạch-thu-Hà đi đâu không? »

Tên kia nói: Hôm giờ tôi canh giữ ở đây, chẳng thấy cô nương ra vào chi hết.

Nhứt-Lang và Đông-Sơ nghe rồi liền trở vô Thạch-đình lại cữa sổ dòm coi xung quanh, chĩ thấy phía dưới Thạch-đình đá dựng đứng sững như vách tường, và sóng biễn nhào lộn lăng xăng, bỏ vòi trắng giã, ngó lại cữa sổ thì thấy trên ngạch còn để một đôi nữ hài của Thu-Hà đó thôi, chớ chẳng thấy chi nữa.

Hai người đương đứng sững ngó nhau, bổng nghe Xuân-Đào la lên rằng: cái gì đây, cái gì đây.

Đông-Sơ và Nhứt-Lang lật đật lại coi, thì một cái thơ đễ nằm trên ghế, có đề ngoài bao « Hoàng-nhị-Cô khai khán ». Nhứt-Lang liền lấy thơ dở xem, thì trong thơ nói như vầy:

« Kính cùng Quới cô đặng rỏ, từ khi tôi nhờ ơn quới cô cứu mạng. đem về đễ ở Thạch-đình, và quới cô lấy sự tình nghĩa chị em, mà đãi tôi như đồng bào cốt nhục, và nhiều phen khuyên bảo, muốn cho tôi gá nghĩa cùng Nhứt-Lang, nên kiếm lời thân thiết mà buộc ràng, nếu nghịch ý thì e sanh đều chích mích. Tôi nghĩ cho phận tôi là kẻ cô thân phiêu bạc, lại mang ơn tri ngộ nặng nề. Vì vậy tôi chẳng biết tính sao, nên phải chìu lòng mà chịu đở. Chẳng dè ngày nay hôn kỳ rấp tới, nên tôi xin tỏ thiệt cùng Cô-nương, tôi đã đem việc trăm năm duyên phận mà hứa trước cùng Đông-Sơ là người tôi đã có thệ ước nặng lời. Dẩu cho thế nào, cũng chẳng dám dời lòng đổi dạ. Vậy nay tôi chĩ còn một thế là tôi nhứt nguyện mượn chốn biễn sâu vực thẩm nầy, mà gởi thân lưu lạc cho rồi, thà cam một thác với tình, đặng chờ kíp khác luân hồi tôi sẻ đền ơn cô-nương tri ngộ. »

BẠCH-THU-HÀ. tự ký.

Hai người xem thơ rồi sững sốt ngó nhau, thì thấy một vẻ u sầu dào dào tràng ra nét mặt, kẻ thì thương người tình xưa nghĩa củ, xiết bao ruột héo gan xào, kẻ thì trộm trách thầm than, bởi em mình ép buộc nhơn duyên, làm cho người phải trầm thân tự tử.

Đó rồi Nhứt Lang day lại nói với Đông-Sơ rằng: « Việc nầy bởi em tôi muốn ràng buộc một giây túc đế, đặng cho chị em khắn khít thân tình, ấy là muốn tính khéo tính khôn, chẳng dè đổ dồn lại vụng, nay rủi thay việc ra nông nổi, làm cho Quan-nhơn mất một người nghĩa trọng tình thâm, và làm cho tôi phải mang một tiếng đoạt lý cường hôn rất nhục nhơ cho danh giá. Nói tới đây kế thấy Hoàng-nhị-Cô ngoài cữa xơn xao bước vô, bộ coi hơ hải.

Nhứt-Lang thấy thì nỗi giận, trợn mắt lườm lườm, rồi kêu Nhị-Cô và nói: Nhị-Cô, ai biễu mi thày lay đem lời mai mối, mà ép cuộc nhơn duyên, làm cho Thu-Hà ngày nay phải liều mình mà tự tữ như vậy? thì mi liệu làm sao? Nói rồi lấy thơ quăng ngay trước mặt Nhị-Cô, và mặt đỏ phừng phừng sắc giận.

Nhị-Cô lấy thơ xem rồi, day lại trả lời cách tỉnh tề sách hoạch rằng:

Thưa quan-nhơn và anh, việc nầy bởi tôi thấy người hiền lương dung hạnh, và ngở là chưa nơi gá nghĩa tình duyên, nên bấy lâu đem lòng trộm dấu thầm yêu, ý muốn buộc một dây tình thân nghĩa thiết. Vì vậy tôi mới đem lời ràng buộc và khuyên người gá nghĩa Tấn-Tần, trước là tình chị em sớm tối đặng gần, sau là anh tôi cũng được thành cuộc lương duyên giai ngẩu. Nếu lấy theo lẻ tình ngay lý vạy, mà cho rằng tôi ép duyên, thì tội ấy tôi cũng đành. Nhưng lấy theo công lý mà suy, thì tôi đã thi ân cứu mạng trong cơn gập gở giữa rừng; đến lúc về ở Thạch-đình, tình em chị tôi cũng dải đường ruột thịt, vậy chẳng những tôi là người thành tâm thiệt ý, lấy đều phương tiện giúp người, mà rỏ ràng tôi thiệt là người ơn, muốn đây đó một nhà sum hiệp: nếu nói rằng tại tôi ràng buộc, là bởi Thu-Hà chẳng chịu tỏ thiệt tình duyên, nên tôi chẳng rỏ căng nguyên, mới mượn thế nài hoa ép liểu. Chí như việc Thu-Hà liều thân tự tữ, là tại nơi người muốn cho trọn nghỉa với tình, nên chẳng chịu tâm sự tỏ bày, mà vội vả tự tầm đoản kiến, chớ chi nàng bày ngay việc trước, thì lẻ đâu tôi còn dám ép buộc tình sau, tôi nghỉ cho cũng phận thơ đào; ép thì ép mở nở nào ép duyên, nay chẳng may mà xảy ra cơ hội, người đã mất rồi, dẫu hẹp suy mà đổ lổi cho tôi, thì cũng chẳng ích gì đến việc.

Nhị-Cô nói rồi, đứng liếc mắc ngó Đông-Sơ, dường như có ý chờ coi Đông-Sơ liệu định lẻ nào cho biết.

Còn Đông-Sơ thì thấy một gái hồng nhan yễu điệu, nết na ăn nói diệu dàng, đứng một bên mình mà thỏ thẻ những tiếng khéo lời khôn, giọng nói như đờn khảy to nhỏ bên tai, nghe rất thanh bai tao nhả, làm cho một đứng trượng phu khẳn khái, đương gặp một cảnh ngộ rất nên thê thãm như vầy, thế thì cũng là: đau lòng tữ biệt sanh ly, nữa thương tình củ nữa vì giọng khôn.

Đông-Sơ khi nghe bấy nhiêu lời rồi, thì chẳng biết tính sao, đứng đó mà ngơ ngẫn tâm thần, rồi cũng phải lần lần hồn tiêu khí đảm, kế đó day lại nói với Nhị-Cô rằng: việc nầy cũng bởi tại tôi vô duyên bạc phước, nên khiến cho chẳng đặng gặp gở vợ hiền, ấy cũng vì nơi mạng vận đảo điên, chớ cô nương có cang chi phòng ngại, nói rồi thì thấy trời vừa rựng sáng. Đông-Sơ liền từ giả Nhứt-Lang và Nhị-Cô, rồi dắc tên bộ hạ và Xuân-đào trở về Lử-quán.

Hoàng-nhị-Cô thấy Đông-Sơ thật một người phong tư tuấn dật, tướng mạo đường hoàn, thì đứng sững và ghé mắt ngó theo, rồi cũng ao ước mà thầm thương trộm mến.