Giọt máu chung tình/Hồi thứ hai mươi mốt

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT

Nơi vực thẫm Thục-nử quyết liều thân,

Giữa Thạch-đình anh hùng ra cứu mạng.

Đây xin nhắc lại việc Bạch-thu-Hà ở tại thạch-đình cũng tưởng hứa đở nhơn duyên với Nhị-Cô đặng trì huởn ít ngày mà kiếm thế thoát thân qua xứ khác. Chẳng dè Nhị-Cô tính việc hôn nhơn cho anh rất gấp, Thu-Hà túng thế phải quyết ý liều mình, nên đêm ấy đễ thễ-nữ Xuân-Đào ngũ rồi lén lại nơi bàn, viết một phong thơ, tỏ hết tâm sự căng duyên, rồi lại đứng dựa cữa sổ thạch-đình, ngó xuống chổ biễn thẫm vực sâu, thì rưng rưng hai hàng giọt lụy mà than rằng:

Cha mẹ ôi! Cha mẹ banh da xé thịt, mang nặng đẻ đau, mà cho con một vóc hình hài nầy, cũng ngở là con khôn lớn trưởng thành, đặng kiếm chổ giai ngẫu lương duyên. mà đền đáp công ơn sanh dục, chẳng dè cuộc nhơn duyên điên đảo như vầy, vậy con cam lổi cùng mẹ cha, liều như con thác thuở trong nôi, thà con mượn sông biển mà liều với hình hài, hơn là nuôi một khối khổ tình trong gan ruột.

Vỏ-đông-Sơ ôi! Chàng có biết cho tôi vì ai mà phải ăn sầu uống thãm, gối tuyết nằm sương, ra thân lưu-lạc giang hồ, đặng giữ một lòng son-sắc với tình cho trọn lời thệ ước, vì ai mà trong lúc canh tràng đêm tịnh, đứng đây thở vắng than dài, chỉ biết cái vực thẫm biển sâu nầy lam một khuê trường thứ hai, để mà vùi thân gởi xát, tình lang ôi! Nay đã ra nông nổi thế nầy, cũng bởi: Vì ai vấn chặc tình duyên, tơ sầu đức ruột lữa phiền cháy gan!

Vỏ-đông-Sơ ôi! Chàng có biết cho tôi, vì ai mà phải mai gầy liễu ốm, phấn lợt hương tàng, những mảng ngày lụn tháng qua. chỉ thấy đeo đuổi theo trước mắt một cảnh ngộ thê thãm bi sầu như vầy, nó làm cho tôi phải dầm dề hột lụy.

Tình lang ôi! Cái cảnh ngộ ấy làm cho tôi ngày nay không còn biết sống là vui, là cũng vì duyên nợ ba sinh; xa xuôi ai có thấu tình chăng ai? Chàng có biết cho tôi vì ai mà phải hai phen từ hôn tỵ thú, cách xa xứ sở khuê hương, đến đổi đất khách lạc lài, hôm sớm một mình hiu quạnh, vậy đêm nay là đêm tôi xin cùng chàng vỉnh biệt, đặng gởi cái thân lưu lạc nầy cho một ngọn sóng hãi triều, nó đương rấp ranh chầu chực mà rước tôi nơi dưới đây, cho rồi cái kiếp bạc phận hồng nhan, để sống làm chi mà mua sầu chác thãm.

Ớ cái vực thẫm kia ôi! Mi phải là một chổ cùng đồ tuyệt mạng, để chờ ta đến đây đặng mà lấp thịt vùi xương đó chăng?

Ớ cái biễn thẩm kia ôi! Mi phải là một chổ nghiệt hải ba đào, đễ cho ta đêm nay mà làm cho ngọc nát vàng tang hoa chiềm trăm gảy đó chăng?

Ớ ngọn thủy triều kia ôi! Nay ta mượn cái dòng nước mặng mòi tinh khiết của mi đó mà gởi một khối chung tình nầy, là một khối tình cao nghĩa thượng, và gởi một thân lưu lạc nầy, là thân ngọc trắng gương trong, chớ chẳng phải như cái thân sĩ tiếc ô danh của nàng kiều ngày xưa làm cho dòng nước sông Tiền-đường phải thúi tha dơ dáy đó đâu.

Nay ta đã tự quyết xuống chốn gành quyên bải hạt, mà náo nương một giấc u hồn, vậy thì nhờ nơi lượng biễn lòng sông, đặng mà rữa sạch một đời oan nghiệt.

Khóc rồi day lại thấy thễ-nữ Xuân-Đào nằm ngủ nơi giường thì than rằng:

Xuân-Đào ôi! Bấy lâu mi theo ta mà chịu dầm sương dải nắng, lưu lạc giang hồ, dầu cực khổ cay đắng thế nào, thì cô cháu cũng hoạn nạn chung cùng, không rời nhau đặng. Nay ta gặp cái cảnh ngộ sở bức như vầy, thì ta cùng mi không còn thế gì mà đặng sớm hôm gần guổi nhau nữa, vậy thì đêm nay là đêm ta từ biệt mi mà xuống chổ vực sâu nầy, mi là một gái đào thơ thong thả, chưa chi vương vấn nợ tình, vậy thì mi hảy ở lại mà nếm hưởng chúc cay đắng mùi đời, cho biết cái cãnh phù-sanh nầy là cãnh trần ai cực khổ.

Thu-Hà nói rồi, bước lên đứng trên ngạch cữa sổ vừa gieo mình xuống vực thẩm kia, bỗng đâu một cánh tay phía sau thò ra nắm vạt áo Thu-Hà niếu lại. Thu-Hà hoãng kinh không biết cái chi, ngó lại thì thấy một cánh tay mạnh mẻ phi thường, nắm ngang vạt áo chặt khừ, làm cho Thu-Hà không nhảy xuống vực sâu kia đặng.

(Liệc vị khán quan đọc đến đây, thế thì cũng hồ nghi ngơ ngẩn, chưa rỏ cớ sao, trong lúc canh khuya đêm vắng ở giữa thạch-đình, lại có một cánh tay nào đây, thình lình phía sau thò ra, nắm áo Thu-Hà mà kéo lại.)

Song cánh tay nầy chẳng phải cánh tay của kẻ hung gian cường bạo, để mà sát mạng đoạt tài, cũng chẳng phải cánh tay của kẻ đạo vật gian nhơn, đễ mà mò lưng móc túi. Cũng chẳng phải cánh tay của kẻ đồ mưu trục lợi, để mà khuấy nước hại dân, cũng chẳng phải cánh tay của kẻ ỹ thế cậy thần, để mà rung cây nhát khỉ, cũng chẳng phải cánh tay của kẻ tham dâm háo sắc, để lâm le mà vuốc mận ve đào, cũng chẳng phải như cánh tay của kẻ dua mị cầu thân, đễ lòn lỏi mà nưng trôn bợ đích.

Cánh tay nầy thiệt là một cánh tay của kẻ phò nguy cứu nạn, đễ mà giúp người trong cơn thắc ngặt cùng đồ, cánh tay nầy là một cánh tay của kẻ tựu nghĩa thi ân, để mà cứu người trong lúc rủi ro hoạn nạn.

Cánh tay nầy như cánh tay của Tiếc-nhơn-Quí, thò ra bải biển mà cứu vớt Đường-Vương: Như cánh tay của Triệu-tữ-Long vào trận Đương-dương mà ẩm bồng ấu chúa.

Cánh tay nầy là cánh tay của một người, Phong-ba đáng mặt anh hùng; ra tay tháo củi sỗ lồng như chơi; cánh tay nầy là cánh tay một kẻ: Đường đường đập đất đội trời, Ra tay tế độ vớt người trầm luân, cánh tay nầy chẳng phải của ai xa lạ, ấy là cánh tay thò xuống dòng sông Nhĩ-Hà mà cứu vớt Đông-Sơ ngày xưa, nay đến Thạch-đình nầy thò ra mà cứu Thu-Hà trong lúc liều thân tự tử. Ấy là một cánh tay của Triệu-Dỏng.

Nguyên Triệu-Dỏng từ khi cứu Vỏ-đông-Sơ tại sông Nhỉ-hà và nghe Đông-Sơ thuật chuyện lai lịch của Bạch-thu-Hà, thì biết Thu-Hà là người tình nghĩa của Đông-Sơ, nên khi từ giã Đông-Sơ rồi, hai anh em có ý muốn tìm kiếm Thu-Hà giùm cho Vỏ-đông-Sơ, nên mướn một chiếc ghe rồi chạy theo mé biễn thẳng qua Hải-ninh. Khi ghe đi tới địa phận tĩnh Quảng-yên, thì bị gió bê vào mấy cù-lao nhỏ ở dựa Thạch-đình, trong lúc ban đêm, Triệu-Dỏng đương đứng sau lái ghe, nhắm xem phong cảnh, bỗng nghe trên Thạch-đình có tiếng khóc than vẳn vẳn, thì lấy làm lạ, liền biễu lần ghe xích tới, rồi đậu khuất nơi dưới bóng cây, thì nghe rỏ ràng tiếng của đờn bà đương kêu Vỏ-đông-Sơ mà khóc than một cách ai bi thãm thiết.

Triệu-Dỏng thất kinh và tự nghĩ rằng: những lời kêu Vỏ-đông-Sơ mà than khóc đó, thì chắc là Bạch-thu-Hà chẳng sai, nhưng chưa rỏ cớ sao nàng lại xiêu lạc vào đây mà ở chỗ góc biễn đầu non, cheo leo vắng vẻ như vậy, thế thì nàng bị ai làm đều chi sở bức, và ức huất chẳng chỗ kêu oan, nên để lúc đêm vắng canh khuya rồi một mình thầm than trộm khóc.

Nghĩ vậy rồi tức thì bước xuống mé biển, lần lần vịnh theo gộp đá mà leo lên, khi gần tới trên Thạch-đình, thì thấy phía trong núi có một đường thẳng ra Thạch-đình, và thấy một người mặt đồ đen đương lơn tơn trong hang đá bước ra, rồi xâm xâm đi tới.

Triệu-Dỏng lật đật núp vào kẹt đá, thì thấy tên ấy lại đứng trước Thạch-đình dòm coi bốn phía, rồi quày chơn trở vô, và rão lại đi qua như tuồng ở đó mà canh giữ cái Thạch-đình kia vậy.

Triệu-Dỏng lén lén núp theo bóng cây leo lên, hễ tên quân canh kia đi vô, thì Triệu-Dỏng leo lên, tên ấy đi ra thì lại núp xuống, như vậy hồi lâu mới lần bước tới trên thì thấy cữa Thạch-đình đóng chặc, liền đi bộc ra phía sau, thấy có một cây lớn cao, nhánh de gần bên cữa sỗ, bèn sẻ lén leo lên cây ấy, vừa muốn chuyền theo nhánh de đặng bước qua cửa sổ, xảy thấy tên quân canh trong hang đá phăn phăn đi ra, lại đứng xa xa dòm ngay cữa sổ, rồi la lên một tiếng và hỏi ai?

Triệu-Dỏng núp trên nhánh cây, lẳng lặng làm thinh. Kế nghe tên ấy lầm bầm và nói: con khĩ mắc phong, chừng ni mà mi chưa chịu ngũ. Nói rồi quày bước trở vô, ngồi trong hang đá. Ấy là tên quân canh tưỡng khĩ leo cây, chớ chẳng dè người ta là Triệu-Dỏng.

Còn Triệu-Dỏng núp trên nhánh cây, nghe tên kia nói Vậy, thì khũn khĩnh cười thầm rồi nói: con chó quáng manh, mi làm mặt lanh mà không thấy chi hết.

Đó rồi Triệu-Dõng lật đật leo qua cữa sỗ và lén mỡ cữa bước vô phía trong Thạch-đình, thấy Thu-Hà đương đứng dựa cữa sỗ phía bên kia ngó ra ngoài biễn, vừa muốn gieo mình xuống chỗ vực sâu, thì bước lại thò tay nắm ngang vạc áo Thu-Hà kéo lại.

Khi ấy Thu-Hà thất kinh muốn la, kế nghe tiếng nói nhỏ nhỏ bên tai rằng: xin Tiểu-Thơ chớ sợ, tôi là anh em thiết nghĩa với Vỏ-đông-Sơ đến đây mà cứu Tiễu-thơ trong cơn thắc ngặc.

Thu-Hà nghe nói Võ-đông-Sơ thì lần lần tĩnh lại, rồi gạn hỏi sự tình. Triệu-Dõng bèn thuật chuyện Vỏ-đông-Sơ khi rược theo chiếc thuyền tại sông Nhĩ-Hà và bị sóng chìm ghe, may không chúc nữa thì bõ mạng, và thuật chuyện Đông-Sơ tính qua Hãi-ninh mà tìm kiếm.

Thu-Hà nghe nói thì cãm tình Đông-Sơ và cũng cãm ơn Triệu-Dỏng rồi nói: vậy bây giờ tính thế nào đặng mà cứu tôi ra khỏi cái Thạch-đình nầy.

Triệu-Dỏng nói: tôi có sẳn một chiếc ghe đậu dựa mé đây, xin Tiểu-thơ ráng leo theo dây mà xuống. Nói rồi lấy một sợi dây trong lưng ra, và lấy tay ngoắc chiếc ghe, biễu đem lại phía dưới Thạch-đình đậu ngay cữa sỗ rồi biểu Tiểu-thơ nắm một đầu dây, còn một đầu thì Triệu-Dỏng cầm, rồi lần lần thòng xuống. Dưới ghe có em Triệu-Dỏng là Triệu-nương tiếp rước Tiễu-thơ. Lúc ấy Triệu-Dỏng muốn kêu Xuân-Đào thức dậy đặng đem xuống ghe luôn thể, kế nghe trước cữa Thạch-đình có tiếng người đi tới.

Triệu-Dỏng lật đật quăng dây, rồi lại cữa sổ phía kia, chiền qua nhánh cây mà leo xuống, khi xuống tới ghe, thì nghe trên Thạch-đình có tiếng dộng cữa kêu râng. Triệu-Dỏng liền hối đang ghe ra khơi, rồi trương bườm mà chạy cái tiếng kêu cữa đó là tiếng của Hoàng-nhứt-Lang đi với Vỏ-đông-Sơ ra Thạch-đình, thấy cữa đóng thì kêu và tông cữa bước vô, đặng kiếm Thu-Hà, thì Thu-Hà đã mất, như chuyện tôi đã nói rồi trong khoản trước kia vậy.