Bước tới nội dung

Giọt máu chung tình/Hồi thứ năm

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ NĂM

Gởi mật thơ ám kế hại anh hùng

Xin thi vỏ diển trường tranh Tấn-sỉ

Khi Đông-Sơ nạp vở trường văn rồi về nhà thì trời đã tối. Cơm nước vừa xong, kế Tú-Tài Trần Đạt đến viếng. Hai người liền dắc tay ra nhà sau chuyện trò đàm đạo.

Trần-Đạt nói: « Hôm nay anh đã vào văn trường rồi, vậy chẳng biết anh có tính vào diễn trường mà thí vỏ chăng? »

Đông-Sơ nói: « Hội công danh ai ai cũng muốn, lẻ đâu tôi dám bỏ qua, còn quới hữu tính lẻ nào, xin nói cho tôi biết với. »

Trần-Đạt nói: « Tôi vẩn tài còn sơ siễn, sức khó tranh đua, khoa nầy tôi chịu nhịn thua, đễ khoa khác sẻ ra ứng thí, cũng chẳng muộn. »

Đông Sơ nói: Hỗm nay quới hữu có đều chi lạ chăng? Xin nói cho tôi biết với?

Trần-Đạt nói: Không chi lạ hơn là con ma bốn cẳng.

Đông-Sơ nghe nói thì ngó Trần-Đạt và lấy làm lạ rồi hỏi:? Mà quả thật có ma sao?

— Quã thật như lời thằng Thơ-đồng của anh nó nói với tôi hôm nọ.

— Mà con ma ấy làm sao? Xin quới-hửu thuật lại cho tôi nghe thữ?

Trần-Đạt nói: « Đêm hôm qua khi tôi đi ngũ, tôi có để một cây gươm trên đầu giường, rồi tắc đèn lại nằm, và lóng nghe cho tới canh tư, song tôi không thấy một chi lạ hết, tôi mới nghĩ thầm rằng: Đó là chuyện huyễn hoặc, người ta đặt đều đặng nhát mình chơi vậy thôi, chớ ma đâu có. Đó rồi tôi ngũ cho tới sáng, qua đêm sau tôi cũng còn hồ nghi, nên khi vô buồng đi ngũ cũng có để cây gươm trên đầu giường, rồi nằm lẳng lặng làm thinh, mỡ mặt lóng tai mà nghe coi có chi lạ không. Xảy nghe trống trỡ canh ba, mà không thấy chi hết, hai con mắt đã sập mi mơ màng, bổng nghe một cái sạt, trên rường nhà, tôi dựt mình mỡ mắt trao tráo và ngóc đầu dậy đặng nghe cho rỏ. Kế nghe một cái rẹt nữa, nghe rỏ thì là dơi đáp muổi nó bay, đó rồi tôi cũng nằm lẳng lặng hàm thinh một hồi lâu, thoạt nghe bên vách kia có tiếng rọc rạch, té ra rỏ lại thì chuộc chạy dơi bay, mà nó làm cho tôi hồ nghi không ngũ đặng.

Đó tôi nằm lại một hồi mới vừa thiễu thiễu, thoạt nghe tiếng cục kịch nơi cữa buồng, tôi lật đật ngóc cổ dậy dòm, thì thấy một bóng đen thui, thắp thoán qua cữa, tôi nói thầm rằng phen nầy chắc nó. Kế đó cái bàn nhỏ trên đầu dường tôi thinh không ngã xuống; thì tôi thấy bóng con quái ấy xốc lại dường như muốn chụp tôi, tức thì tôi nhãy xuống dường rồi huơi gươm chém xuống một cái rất mạnh, làm cho cây gươm lút vào trong vách, thì thấy con quái ấy tràng qua phía dường tôi, rồi mất.

Tôi liền nhảy lại chận ngang cữa buồng, một tay nắm cánh cữa, một tay cầm gươm mà thũ, sợ con quái ấy thoát ra. Đó tôi la lên: Bớ người ta, ma, ma, xin đến tiếp cứu.

Mấy người ở gần nghe la thì chạy lại, kẻ cầm hèo người xách gập, đứng lấp ló nơi cữa, mà chẳng dám vô, tôi lại la lên rằng: Tôi đã chận đặng nó đây, hảy đem đèn vô, cho kíp.

Mấy người liền đem đèn vô, rồi hỏi: Nó đâu, nó đâu? Tôi nói: Nó đây, nó đây, họ bèn đem đèn lại rọi vào buồng, thì không thấy chi hết. Tôi nỗi nóng nhảy lại lấy đèn rọi dưới giường, cũng chẳng thấy chi. Tôi bèn rọi dựa cái tủ đễ nơi dưới góc giường, thì thấy một đống đen thui hai mắt ngó lườm lườm, hơi thở khò khè, nhăn răn trắng nhẻ. Tôi liền la lên, nó đây, nó đây, mấy người đem đèn rọi coi, thì thấy rỏ ràng một con chó mực đương ngồi xo rỏ. Ai nấy ngó nhau chưng hững, rồi cười ngất một hồi. Còn tôi thì bị thức trọn hai đêm, mắt đổ hào-quang, nghĩ cũng tức cười, mà cười không ra tiếng. »

(Vậy tôi xin phê dưới đây ít hàng cho khán quan xem chơi giãi muộn).

Quái thay!

Khi đương tối tâm sớ sết, thì tưởng chó là ma; chừng xem tường tận rỏ ràng, mới biếi ma là chó.

Khẳn khái bấy tên Tú-tài huơi quyền mà dụng vỏ; giận đổ thần hung.

Tội nghiệp thay con chó mực, bị đánh đã kinh hồn, sợ ngồi cú rủ.

Té ra trót đêm chẳng ngũ, anh Tú kia khũn khĩn nghĩ cười thầm.

Ôi thôi! Nhắm thế không xong, con chó nọ nguýt đuôi rồi khự mất.

Trần-Đạt nói rồi ngước mặt cười hà hà, Đông-Sơ thấy vậy cũng tức cười nôn ruột. Đó rồi hai người dắc nhau ra trước Thơ-phòng. Đông-Sơ liếc mắt bỗng thấy một cái thơ, đễ trên bàn và một ngọn dao cấm lũng ngang phong thơ, lúc tuốc xuống ván, thì sửng sờ và lấy làm một sự quái gỡ. Liền bước lại xem phong thơ ấy, thấy ngoài bao đề « Vỏ-đông-Sơ khai khán » tức thì lấy thơ xé ra coi, coi rồi sắc mặt liền đỗi.

Trần-Đạt thấy vậy bước lại và hỏi: Chẳng biết thơ ấy có sự chi lạ chăng! mà sao tôi xem anh dường có sắc kinh nghi tràng ra nét mặt ? »

Đông-Sơ thấy hỏi thì trao thơ ấy cho Trần-Đạt xem, trong thơ nói như vầy:

« Vỏ-đông-Sơ, ta nói cho ngươi biết rằng: khoa Tấn-Sỉ nầy ngươi phải nhượng lại cho ta, thì ta chẳng nhửng cám ơn, mà lại còn trọng đáp. Bằng không, thì trước khi tới diển-trường, ngươi sẻ như cái thơ với cây đao nầy vậy. Chừng ấy ta e cho ngươi ăn năn đả muộn.

Ký tên:Tây-Thôn Vỏ-Sỉ

Xem thơ rồi 2 người ngó nhau sững sờ, dường như sấm nỗ vang tai, đất bằng dậy sóng.

Trần-Đạt hỏi: vậy mà trong ý anh có biết chắc ai gởi thơ nầy không?

Đông-Sơ nói: tôi chẳng quen với ai, và củng chẳng biết ai hết, song theo ý tôi tưởng, cái thơ nầy là như một cái hình giả kia, đễ nhác chim sẻ sẻ đó thôi. Còn tôi thì chẳng hề nhượng khoa nầy cho ai cả, thà tới diễn-ìrường, tranh tài đấu lực, chừng đó đắt thất sẻ hay, lẻ đâu vì một lá thơ nầy, mà làm cho lòng công danh bãn lãng.

Trần-Đạt nói: song anh cũng phãi cẩn thận đề phòng, những đều bất trắc.

Đông-Sơ gặt đầu và nói; phãi, nhưng cái thơ rơi đó là một sự dọa hẩm của kẻ tiểu nhơn, chớ chẳng phãi người anh hùng khí phách, xin quới-hữu chớ nhọc lòng nghi ngại. Đó rồi Trần-Đạt từ giả trở về; Đông-Sơ vào phòng còn nằm suy nghĩ, xảy nghe ngoài cửa có tiếng cục kịch, kế nghe một tiếng dường như vật chi rớt xuống đất vậy.

Đông-Sơ lật đật đem đèn ra coi, thì thấy một phong thơ rớt nằm dựa cửa, liền buớc lại lượm lên rồi dở ra coi thì thấy trong thơ nói như vầy:

« Kính vài lời cùng quan-nhơn rỏ: truớc khi ra diễn-tràng, đi ngan qua một cây đại thọ dựa ngả ba đường, thì xin phãi đề phòng cẩn thận, vì chỗ đó sẽ có người tàng ẩn mà ám hại quan-nhơn, chẳng nên sơ thất mà mang họa.

Nay kính
Thơ nầy không ký tên ai hết.

Đông-Sơ xem rồi nghỉ nghị trong trí một hồi mà cũng không hiểu thơ ấy của ai, thật là một đều rất lạ, rồi tầm tư tự nghỉ rằng: lạ thay! như cái thơ trước là thơ hâm dọa người nên không ký tên cũng phãi, chí như thơ nầy là thơ ơn, song chẳng rỏ cớ nào mà không ký tên, cũng một đều rất quái. Hai cái thơ ấy làm cho Đông-Sơ, trót đêm bối rối trí khôn, đứng nghĩ ngồi suy, nằm chẳng an nơi, ngủ không ngon giấc.

Bổng nghe Đông-Thành văn vẳn trống đã sang tư, gương thỏ bóng tà, inh ỏi canh gà dục thúc. Đông-Sơ bèn thức dậy trà nước rồi, sắm sửa y cân, thì Thơ-Đồng đã thắng ngựa gát yên, đứng chờ trước ngỏ. Đông-Sơ nai nịt xong rồi, bèn giục ngựa lên đường, nhắm diễn-trường thẳng tới. Còn Thơ-Đồng và Trần-Dạt cũng thĩnh thoãn nối gót theo sau.

Khi Đông-Sơ đi đặng một đổi, gần tới ngã ba, liết thấy phía trước xa xa, có một tàng đại-thọ rất lớn, thì nhớ trong cái thơ sau có dặn rằng hể tới đây thì phãi đề phòng cẩn thận. Vì vậy nên Đông-Sơ rúc gươm cầm nơi tay, rồi dục ngựa chạy mau, còn mắt thì nhắm trước xem sau, thấy hai bên đường bụi cao bụi thấp, trong lúc bóng trăng nhắp nhán, cây cỏ lờ mờ, dặm quang sang, bương bã bước anh hùng; cương tuấn mã xông pha đường lữ khánh. Kế đó thình lình bổng nghe một cái rẹt, thì thấy trước mặt đã xẹt ra một mũi tên, phăn phăn thẳng tới, Đông-Sơ liền né qua, thì mủi têng ấy bay xớt bên tai, rồi đi tuốc. Têng nọ vừa qua, kế một mủi têng nữa bay tới. Đông-Sơ liền lấy gươm gạt một cái, têng ấy rớt ngay xuống đất. Đó rồi Đông-Sơ quất ngựa chạy tuốc ra diển-truờng. Chạy đặng một đổi xa xa, thì trời đã rạng đông, ác vừa lộ bóng.

Đông-Sơ liền gò cương dừng ngựa, rảo mắt ngó quanh, Bổng thấy bên thành, cỏ cây lúp xúp, người ngựa lao xao, chín giữa có một đài cao trước mái cậm một cây long-kỳ gió bay phưỡng phất, hai bên giáo gươm la liệc, quân-ngủ sấp hàng, ấy là một chỗ diển trường, xem rất nghiêm trang tề chĩnh. Kế nghe trống chiên inh ỏi, gióng đủ ba hồi, thì thấy ba vị đại-thần, cỡi ngựa bước ra, rồi lên diển-trường mà ngồi, xem rất oai-nghi lẩm liệt, đó là ba vị giám-khảo. Còn chung quanh diển-trường, nào là nho-sĩ, nào là vỏ-sanh kẻ ở thị-thành, người trong thôn-lý dắc nhau náo nức đến xem đứng đã chậc đường, đông dường nhóm chợ.

Xảy thấy phía Nam thoạt ra một người cởi ngựa hồng-lô, tướng mạo khôi ngô, y cân tề chĩnh, dục ngựa thẳng ra trước diễn trường, rồi một tay gò cương, một tay chống nạnh, đứng cách kiêu hảnh nghiêm trang, rồi rảo lại đi qua, xem rất xuê xang oai vỏ.

(Liệc vị khám-quan xem tới đây thế cũng ấm ức trông mong, mà coi người cỡi ngựa hồng-lô nầy là ai cho biết. Nhưng mà người nầy chẳng lạ, vốn tôi đã nói ló một sự tích xáng qua trong khoãn trước đây, song tôi còn núp ngòi bút mà ẩn danh, làm cho liệc-vị khán quan nhọc lòng trông đợi chơi trong một giây phúc. Vậy tôi xin dẹp cái diễn-trường lại đó một chút, đặng chĩ người cởi ngựa hồng-lô nầy cho khán-quan rỏ trước.)

Nguyên người nầy tên là Bạch-xuân-Phương vẩn là con của một vị Binh-hộ Thượng-thơ ở tại Tây-viên là anh ruột của một vị Tiễu-thơ Bạch-thu-Hà, tôi đã nói trong hồi truớc.

Nguyên cách hai ngày trước, Bạch-xuân-Phương nghe Vỏ-đông-Sơ ra tranh Vỏ-khoa Tấn-sĩ, thì kêu một tên bộ-hạ tâm phút là Hồ-Hợi, vào thơ-phòng mà dặn rằng: « Nội đêm nay ngươi phải ra núp tại ngã ba cây đại-thọ, đặng chờ Đông-Sơ đi ngang qua mà giết cho được, trước khi nó tới diễn-trường, chẳng nên sơ thất. » Chẳng dè tiễu-thơ Bạch-thu-Hà đứng sau bình-phong lóng tai nghe, biết anh mình thiết kế mà ám hại Đông-Sơ, đặng tranh khoa tấn-sĩ, thì lật đật trỡ lại tư-phòng, rồi thầm lo trộm nghĩ rằng:

« Vả Đông-Sơ là người đã thi ân cứu mạng của mình trong lúc gặp thằng cường bạo tại Quan-âm-Cát, và lại là một người hào ba phong nhả, đáng mặt thiên tài, nếu tạ thị bàng quang, mà điềm nhiên đi, thì chẳng những mình là ra kẽ vô tình, đễ cho anh mình hại một vị anh-hùng tuấn-kiệt, thì lòng nầy sao nở.

Tiểu-thơ nghĩ như vậy. liền lại văn-phòng viết một cái tư-thơ, rồi sai con thễ-nữ tâm phúc, biễu đem thơ ấy lập tức bỏ tại trước cữa Đông-Sơ, đặng cứu người cho khỏi lâm đại họa. Song không cho Đông-Sơ biết mình là ai. Nên không ký tên thơ ấy. Vì vậy nên Đông-Sơ mới khỏi lâm cái mũi tên độc thủ trong lúc tâm tối giữa đường.

Còn anh Bạch-thu-Hà là Xuân-Phương chắc là Đông-Sơ thế nào cũng chẳng thoát khỏi mũi têng kia ghiêm vào gan ruột, nên khi cỡi ngựa tới diễn-trường, thì coi bộ hiu hiu tự đắc.

(Tới đây xin tiếp luôn theo khoản trên đã nói khi nảy).

Trong lúc Bạch-xuân-Phương đứng trước diển tràng rão mắt ngó 4 phía, bỗng thấy Vỏ-đông-Sơ cởi ngựa đứng phía bên kia, thì sẫu ruột nhăn mày sững sờ và lấy làm lạ, chẳng dè Đông-Sơ thoát khỏi cái độc kế mà tới đặng diển-trường! Kế nghe trên diễn-đài một vị giám quan kêu tên Bạch-xuân-Phương vào trường ứng thí.

Bạch-xuân-Phương lật đật bước tới cúi đầu thi lễ rồi lấy cung têng cởi ngựa chạy một vòng, nhắm kim-tiền mà bắn, bắn 2 mủi đầu đều lọt vào lỗ kim-tiền, còn mũi thứ 3 thì trúng ngoài vành mà thôi, không vô lỗ đặng.

Kế tới phiên Đông-Sơ cũng cởi ngựa chạy một vòng, rồi dương cung ráp tên nhắm kim-tiền, xạ luôn 3 mủi đều vô lổ hết. Các người coi đều khen hay.

Đông-Sơ quày ngựa lại trước diễn trường cúi đầu, rồi trở ra một bên mà đứng. Xãy thấy Xuân-Phương cởi ngựa ra thưa với 3 vị Giám-khảo rằng: « Đông-Sơ chẳng phải giỏi. ấy là may mà trúng đó thôi. Như Đông-Sơ thiệt tài, thì tôi xin thí vỏ, chừng ấy mới biết sức hơn thua, và biết tài cao thấp. »

Ba vị chủ khảo thấy Xuân-Phương kêu nài, thì hạ lịnh cho, nhưng không dùng gươm giáo thiệt, e rũi thương nhằm tánh mạng, phải dùng trường côn vấn giẻ hai đầu mà thôi; đó rồi truyền quân sắm sữa hai cây, cân phân bằng nhau, đễ trước diển-trường cho hai người lựa chọn.

Đông-Sơ nhường cho Xuân-Phương lấy trước, rồi Đông-Sơ lấy sau. Bỗng nghe trên đài dục trống ba hồi, vừa dức thì 2 người mới ra tay thũ đoạn.

Nguyên Bạch-xuân-Phương bộ tướng gình-giàn, vóc hình cao lớn, còn Đông-Sơ thì nhỏ hơn vài phân, ước một mười với một tám vậy. Vì vậy nên Xuân-Phương chắc ý, thế nào cũng thắng đặng Đông-Sơ, khoa Tấn-Sĩ nầy sẻ vào tay mình chớ ai dám vô mà tranh đặng. Còn hai bên diễn-trường thấy Xuân-Phương sức lực mạnh mẻ bộ tướng dềnh dàng, thì ai ai cũng nghi sợ cho Đông-Sơ không bề thắng nỗi.

Khi hai người thũ 2 ngọn trường côn rồi xáp lại, kẻ đánh người đâm, kẻ gạt người đở, xem thấy hai ngọn trường côn qua lại liền vo, tới lui vùng vục, làm cho cát giậy bụi bay xung xăng, mù mịt như khói. Đánh nhau một hồi như lưỡng hỗ hạ san, dường giao long xuất hải, làm cho hai bên diển-tường, ai ai đều lẵng lặng làm thinh, mắt ngó châm châm xem thôi sững sốt.

Kế đó Đông-Sơ quày ngựa nhảy ra, thì Xuân-Phương đỗi qua miếng Phi-tiên, hai tay nắm đầu roi trường côn, vục vục như chóng chóng, chơn thì giục ngựa xốc tới, coi thế dữ dằng. Còn Đông-Sơ thì rão ngựa chạy quanh, như gà kia xỏ lá.

Xuân-Phương cứ huơi côn vục vục xốc tới, thiên-hạ ai ai cũng chắc lưỡi lắc đầu, sợ cho Đông-Sơ sức yếu tài sơ mà cự địch không nỗi. Chẳng dè Đông-Sơ thình-lình quày ngựa lại lẹ làng, rồi huơi côn bắt ngọn roi của Xuân-Phương một cái rất mạnh, đến đổi ngọn roi của Xuân-Phương đương vục vục như giông, bỗng chúc văng ra xa hơn 4 trượng, làm cho Xuân-Phương và ngựa đều day ngan như bườm kia bị gió thổi mạnh đứt lèo, làm cho ghe day theo mà muốn lật đi vậy, rồi mắt đỗ hào quang cã và tay chơn đều rúng động.

Đông-Sơ thừa diệp ấy, hai chơn nhảy đứng trên lưng ngựa mình, rồi đạp một cái nhảy phóc qua hất Xuân-Phương một roi, té nhào xuống đất, ngó lại thì Đông-Sơ đã ngồi trơ trơ trên ngựa Hồng-lô, nhởn-nhởn nhơ-nhơ, hình như Tiết-nhơn-Quí ở nơi Sơn-đông, cởi ngựa Huỳnh-phiêu, dường như Lữ-phụng-Tiên đứng trước Viên-môn, tay gò Xích-thố. Cả thãy hai bên diễn-trường đều la lớn lên một tiếng hay, hay, như sấm dậy vang tai, rồi rần rần vỗ tay bốp bốp như pháo nỗ. Miếng nầy gọi là « Đại bàn phi thạch động, Sư-tữ thượng lầu đài. » Đó rồi Đông-Sơ cởi ngựa thẳng tới trước diễn trường cúi đầu mà từ tạ.

Còn Bạch-xuân-Phương bị té một cái, làm cho trật mũ rớt khăn, rồi xẻn-lẽn ra về, như Tào-a-Man thất trận.