Bước tới nội dung

Giọt máu chung tình/Hồi thứ tư

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ TƯ

Dạo Hoa-viên gặp đứa cường đồ

Cứu Thục-nử ra tay thũ đoạn

Gương ô thấm thoát, trời đã xế chiều, ngọn kim phong phưởng phất gió hiu hiu, như dục khách thừa lương ngoạn cảnh.

Đông-Sơ mới sửa sang xiêm áo, rồi đi dạo xem cảnh vật sơn xuyên, chợt thấy bên mái Tây-hiên, đồ sộ một tòa thành quách, bèn lần lần đi tới, thì rỏ ràng một cãnh Hoa-viên, chổ thì liễu dựng tàng cao, chỗ lại cây khoe bóng mát. Kìa, đỏng đãnh mấy nhành dương xao xác, nhúng tới đưa lui, dường như nó thấy khách tha hương, mà múa men mừng rở. Nọ, lăng liếu mấy con hoàng anh thỏ thẻ, nó đáp lại bay qua, dường như thấy khách phương xa, nhảy ra mà chào hỏi.

Đó rồi ngó lại phía sau, thấy một vòng thành rộng rãi, nguồn súi bọc quanh, dòng nước trong xanh, nó chảy nghe rĩ rã. Thật là, một cãnh tình thanh lịch, xem dường cữa động đào nguyên. Ngoài thì có vách phấn tường vôi, xây bọc một vòng viện-lạc.

Đông-Sơ dừng chơn đứng ngó một hồi, thấy phía trước xa xa, có một tòa nhà rất nguy nga đẹp đẻ; rồi đi sang qua phía tã, thì thấy một hòn giã sơn chớn chở, ở giữa hồ sen; gộp đá do de, nước khe trong vẻo. Thật là:

Hoa cỏ mĩa mai vườn Thượng-huyển,
Nước non mườn tượng cãnh Bồng-lai.

Gần đó có một tòa nhỏ nhỏ, ở dựa mé tường, trước có trồng một bụi Hãi-đường, với vài đóa Phù-dung, nó đương sánh sắc so tài, mà khoe màu rực rở. Đông-Sơ bèn nom men bước tới, thấy có một tấm biển sơn đen, đề ba chử « Quan-âm-Cát » rỏ ràng, nét vàng chói ra rành rạnh.

Trong lúc đương đứng xem hoa nhắm cãnh, phúc đà nhựt dĩ trầm tây, kế trống đền quân hơi vẳn vẳn mái đông thành, tiếng khoan nhặc đã nghe thùng thùng rắc rắc, cái tiếng ấy nó thĩnh thoản bên tai, dường như kêu khách du phương mà thôi thúc rằng: « Trăng đà lộ bóng, trời đã tố rồi, sao chưa vội trở gót hài, mà còn ngẩn ngơ ở đó? » Nhưng mà Đông-Sơ mãng mê theo cái cảnh kỳ hoa dị thảo, thinh lịch u-nhàn nầy mà đứng sửng trơ trơ, dựa nơi góc tường kia, như tuồng ai đem hồ keo chi mà dán vào đó vậy.

Lúc ấy trăng thu tỏ rỏ, bóng dọi tường thành, Đông-Sơ ngó quanh thấy một cái cữa nhỏ, thì xô cửa bước vô, rồi đi lần tới Quan-âm-Cát, đương đứng nhắm trước xem sau, bổng thấy một vị tiểu-thơ ở trong tòa nhà lớn phía trên bước ra, rồi xâm xâm đi tới, và có một đứa thễ-nử bưng hương đăng trà quã theo sau. Đông-Sơ vội vã ẩn theo bóng cây, rồi bước vào bụi phù-dung mà núp.

Khi cô ấy và thể-nữ đi thẳng tới Quan-âm-Cát, rồi mở cữa bước vô. Đông-Sơ lén lén bước theo, thì thấy thễ-nử sữa soạn thấp hương, còn Tiễu-thơ thì đứng trước tòa Quan-âm, khấn vái lâm dâm rồi nghiên mình cúi lạy.

Cơn ấy đèn khêu tỏ rỏ, trăng dọi sáng lòa, thì rỏ ràng là một người tuyệt sắc giai nhân, mình mặt một vóc áo cẩm-nhung, đầu dắt một nhành trăm kim tước, tay đeo chiếc vòng kim xuyến, nhận ngọc kim-cang, cổ mang sợi chiềng liêng-hoàn; xen hàng cẩm thạch, tóc mây dợn tráng, dường như tiên-nữ xuống phàm gian, má phấn ững hồng, mườn tuợng phù dung khoe sắc lịch, dung nghi yểu điệu, cốt cách diệu dàng. Đẹp thay một vẻ hồng nhan, đáng mặt hương trời sắc nước, thật là:

Rỏ ràng trong ngọc trắng ngà,
Phong-nghi sẳng đúc một tòa thiên nhiên.

Khi Đông-Sơ đương núp dựa vách mà coi, thì thấy phía bên kia, có một bóng đen đương leo qua vách tường nhảy vô, rồi lại đứng trước Quan-âm-Cát, tay cầm một ngọn đãn đao, mặt mày dữ tợn, mắt ngó lườm lườm Tiễu-thơ.

Đông-Sơ biết là một đứa hung-đồ, chẳng phải người lương-thiện. Kế đó tiểu-thơ trong cát bước ra, thằng cường-bạo kia nhảy xốc lại, dơ đao vừa muốn đâm tiễu-thơ, thì Đông-Sơ đã nhãy tới lẹ như nháy mắt, gạt cánh tay thằng ấy một cái rất mạnh, làm cho cây đãn đao kia văng lên trên không, rồi rớt trước mé thềm, tiếng nghe cang cãng.

Thằng khốn ấy bị Đông-Sơ đánh bồi thêm một cái nữa, té nhào xuống đất, nằm mà bất tĩnh. Lúc đó tiểu-thơ và thế-nữ hoản kinh, chạy trở vào đứng núp trong miểu.

Đông-Sơ lật đật lượm cây đao lên cầm nơi tay rồi, bước vô cúi đầu chào tiểu-thơ và nói cách lể nghi tề chỉnh rằng: « Xin cô chớ sợ, cây đao của tên khốn nạn nầy đã vào tay tôi đây, không sao phòng ngại. »

Tiễu-thơ nghe nói thì đã hồi tâm định tĩnh, rồi chẩm rải bước ra, thì thấy thằng ấy đã tĩnh hồn, và lồm cồm ngồi dậy.

Đông-Sơ bèn nói với tiểu-thơ rằng: « Xin cô hãy bước ra hỏi nó vì cớ nào dám vào đây mà làm đều ám hại như vậy. »

Song sự dử tợn thình lình ấy đã làm cho tiễu-thơ kinh tâm táng đởm, mà ngơ ngẩn sững sờ. Nhưng tiễu-thơ tuy là phận quần xoa bồ liểu, song cũng có chí khí liệt nử thuyền quyên, nên đổi sợ làm thường, đỗi kinh làm tĩnh, rồi bước tới cách dạng dĩ nghiêm trang, mà hỏi rằng:

« Ớ tên khốn nạn kia, ta vẩn làm người khuê môn bất xuất, ở nơi tữ cát hồng lâu, ta chẳng hề làm đều chi khắc bạc hành hà, cũng chẳng hề làm một chi gây thù kết hận, cũng chẳng làm đều chi mích lòng đến ngươi và xúc phạm đến ai hết cã, sao mi chẳng biết lấy sự lễ nghi khuôn phép, mà đối đãi với một bực thục-nữ thuyền-quyên, mi lại mua chác những sự tàng bạo hung hăn, mà bán lương tâm cho ma quĩ? Mi chẳng kiên pháp luật, chẳng kể ngục hình, và dám đến đây thình lình, mà làm đều ám hại như thế? »

Tên kia nghe hỏi thì lồm cồm đứng dậy rồi nói: « Tôi là một đứa nghèo khỗ cơ hàng, ăn chẳng bữa nào no, mặt không bữa nào ấm, lấy đình miểu làm nhà, lấy đất gạch làm chiếu, lấy rừng bụi làm xóm riềng, lấy rau cỏ trái cây làm cơm gạo. Cái sự đói khác ấy làm cho tôi hết biết lễ nghi pháp luật, hết biết liêm sĩ phải chăng, nó làm cho tôi giận đất ghét trời, ghét tạo hóa chẳng công bình, để cho kẻ giàu có kia cửa tía lầu son, đễ cho kẻ hào hộ kia của tiền dư giã, miếng ngon ăn chẳng hết, gấm nhiễu mặt ê-hề, cho đến cỗ. Chuỗi tay vòng, bông xoàn xuyến ngọc, còn kẻ thì bụng đói xếp ve như chằn hiu, cơm chẳng đủ ăn, làm cho máu hết thịt tiêu sường lòi mắt lộ như khu chén; làm cho hết biết sự vui sướng trong cỏi nhơn gian, hết biết sự sống của người dương thế. Sự đói khác khốn nạn nầy nó dục tôi đêm nay đến đây mà giết cô, lấy cái của dư dã nó nhỏng nhảnh ràng buộc nơi cánh tay cô; đặng đem về mà đở đói ít ngày, rồi chết cũng cam tâm với thằng tạo hóa. »

Tiểu-thơ nghe tên ấy nói bấy nhiêu lời, thì nét mặt có sắc thãm sầu, và thở ra một cái, rồi làm thinh chẳng nói.

Đông-Sơ thấy vậy thì bước tới kêu tên ấy mà nói rằng: « Ớ tên kia, mi nói rằng mi oán trách Tạo-hóa chẳng công bình, để cho mi đói khác cơ hàn, nên mi phải giết người mà lấy cũa phải chăng? Song những đều mi thán oán nãy giờ, không hề làm cho động lòng một ai mà thương xót mi đặng. Vì những lời mi thán oán đó là lời của một đứa táng tận lương tâm; của một đứa điên cuồng dại dột, vì cái lương tâm và linh hồn mi nay đã bị một con quĩ tàng bạo nó hãm hiếp buộc ràng, nó bĩ sữ sai khiến mi làm những đều nhẩn tâm hại lý, khốn nạn dử dằng, nên mi đem gươm đao mà làm một trò chơi với máu men xát thịt của người vô cang; mà mi không ăn năn hối ngộ.

Ta nói cho mi biết, những sự giàu có của cãi kia, là bởi trong cái giọt nước mồ hôi mà nhỉ ra, ở trong trí não tài năng của người, tính lo cực khỗ mới có đặng. Nào, có phải cái cũa cãi ấy Tạo-hóa đem đến mà cho riêng một người nào đâu? Sao mi gọi rằng Tạo-hóa chẳng công-bình mà hờn trời giận đất?

Vã lại mọi người trong thế-gian nầy, đều có quyền tự-do thong thã, mà hưởng dùng sự phú quí tiền tài của mình, chẳng hề một ai đặng dòm hành xúc phạm. Nếu lấy những đều tàng bạo hung gian mà xúc phạm cướp đoạt của người, thì phép luật kia sẻ cang dự vào, ngục hình kia nó ở trước mắt, gươm đao kia, nó kề bên cỗ, trăng trói kia ở nơi chơn tay, cái địa-ngục kia ở sờ sờ nơi cỏi nhơn-gian, nào phãi nơi miền địa-phũ.

Mi hãy chống con mắt cho lớn lao mà coi, những đứa đoạt tài hại mạng người ta, không bao giờ khỏi vào nơi cái địa-ngục ở thế gian nầy đặng.

Nhưng ta tưởng cập mắt của mi, ngày nay đã bị con quĩ tàng-bạo kia nó che lấp, dầu có mắt cũng như đui, có xát mà không hồn là ngươi bây giờ đó!

Ớ tên cường-bạo kia ôi! ta ứa nước mắt mà khóc giùm cho cái linh hồn mi đã chết rồi, cái xát thịt tuy còn chạy chạy đi đi trong cỏi thế-gian nầy, song cái lương-tâm đã mất, duy còn một hơi thoi-thóp đó mà thôi. Nếu mi chẳng biết cãi ác tùng lương, khử tà qui chánh, thì cây đao phép luật nó sẻ kề nơi cỗ mi, mà làm cho mi đầu một nơi mình một ngã.

Ớ tên khốn nạn kia ôi! nhưng ta chẳng nở để cho mi mang những đều lỗi lầm tội ác ấy, vậy ta khuyên ngươi phải sữ động cái tâm thần mi lên cho mạnh mẻ, kêu rũ mấy cái gân cốt huyết mạch mi, kêu rũ cái gan đãm tinh thần cũa mi, đặng xúm lại mà xua đuổi con quỉ tàng bạo kia, nó ở trong trái tim mi, nó đã cám dỗ xui dục mi bấy lâu nay, làm cho mi ra một đứa ác nhơn, nửa sống nữa chết. Cái nghề leo tường khoét vách, cái nghề đón ngả chận đường ấy có tốt lành chi, mà mi đeo đuỗi tập luyện.

Ớ tên kia ôi! Vậy ta xin khuyên ngươi một lời chót nầy nữa; là ngươi hãy mau mau cãi ác tùng lương, khữ tà qui chánh, đặng lo mà làm ăn công nghệ, lo mà buôn bán sanh nhai, lo giúp đở đồng-bào mà cạnh tranh quyền lợi; làm sao cho ra một người ích nước lợi nhà, mà đứng đợt với vỏ-trụ sang hà, cho khỏi mang tiếng nhục nhơ nòi giống. »

Tên kia gục đầu nghe biện chiếc một hồi, rất rỏ ràng sách hoạch, dường như cái lưởi Đông-Sơ đã thành ra một ngọn dao bén kia, đem mà châm chít trong gan ruột tâm thần, rất đau đớn nhức nhối hơn là dao thiệt kia đâm vào xát thịt. Những lời ấy rỗng-rỗng rãng-rãng ở trong chót lưỡi Đông-Sơ tuông ra, như một ngọn thủy-triều kia nó đương cuộn cuộn chãy tới, làm cho tên ấy phải thình lòng kĩnh phục, rồi ngước mặt ngó lại Đông-Sơ mà đáp rằng:

Những lời quan-nhơn phân trần răng bão tôi đó, ví như tôi đương mê mẩn trong một giấc ngũ kia, bổng nhiên nghe một tiếng sấm sét nổ bên tai, làm cho tôi dực mình mà kinh tĩnh, và như một ánh sáng kia dọi vào hang kín, làm cho bao nhiêu những sự tối tâm mờ mệt đều tan mất, mà ngó thấy một cãnh thanh thiên; một gương bạch nhựt, hiển hiện ra trước mắt.

Bấy lâu tôi cũng như một đứa mắc chứng mê tâm, nay gặp nhằm thuốc hay uống vào, làm cho tôi tâm thần đều trở ra tráng kiện. Nếu tôi không gặp Quan-nhơn ngày nay thì tôi tưởng từ đây sấp sau, tôi sẻ còn mang nhiều đều tội lổi.

Vậy tôi xin thệ một lời giữa đây; tôi sẻ cải ác, tùng lương, khữ tà qui chánh.

Tiểu-thơ thấy tên ấy đã hồi tâm tỉnh ngộ, thì bước ra rồi nói rằng: « Ớ tên kia! nay mi đã ăn năn tội lổi cũa mi mà cãi quá tự tân, thì ta cũng rộng lòng dung thứ. Vậy ta khuyên mi phãi nhớ những lời cũa Quan-nhơn đây, cũng như một kinh sấm hối, để mà siêu độ cái linh hồn mi cho khỏi vòng tội lỗi. Và mi phãi nhớ rằng: cái đao mi đem tới mà ám hại ta ngày nay đây, nếu mi không chừa cái nghiệp tàng bạo ấy đi, thì ngày kia nó sẻ trở lại mà giết mi một cách rất ghê gớm. Nói rồi thò tay vào áo, lấy ra 10 lượng bạc trao cho tên ấy mà dặn rằng: mi hãy lấy bạc nầy về lo làm ăn đặng mà nuôi dưởng cái linh-hồn mi cho ra một người tánh tình lương thiện.

Tên kia thò tay lấy bạc rồi cúi đầu cám ơn mà đi. Đó rồi Tiểu-thơ day lại nói với Đông-Sơ rằng: « Quan-nhơn ngày nay cứu tôi khỏi tay cường-bạo ấy, thì ơn đó tôi sẻ tạc dạ ghi xương, dẩu ngàn năm cũng không quên ơn tri-ngộ, và nếu Quan-nhơn vui lòng, thì cho tôi biết quí danh và quí xứ. »

Đông-Sơ nghe nói thì phới phở mừng thầm, liền lấy cái danh-thiếp cũa mình ra trao cho Tiễu-thơ và nói: « Nếu Tiễu-thơ có lòng hạ cố, thì tôi xin gạn tỏ một lời.... nói tới đây thì kế một con Thễ-nữ ngoài cữa bước vô, chạy lại thưa với Tiểu-thơ rằng: ông đòi cô vào dạy chuyện.

Tiễu-thơ nghe cha là Binh-bộ Thượng-thơ đòi, thì từ giả Đông-Sơ rồi lật đật đi cùng thễ-nữ. Còn Đông-Sơ thì ghé mắt ngó theo một hồi rồi cũng vội vã bước ra. Bổng thấy một cái khăn lụa rớt dựa mé thềm, liền lượm lên xem; thấy trong khăn có thêu một nhánh bông Mẩu-đơn rất tốt, một bên chéo khăn lại thêu 3 chữ « Bạch-thu-Hà » hảy còn thoản thoản hương trầm, mùi thơm phất mủi. Đông-Sơ biết là khăn cũa tiễu-thơ, liền bỏ vào túi rồi trở về Thơ-viện.

Khi Đông-Sơ trở về đến nhà, lấy khăn ra xem, sâm soi và hun hít cái mùi hương trầm hảy còn thơm tho phưởng phất.

Đoạn một mình ngồi với ngọn đèn leo léc trong Thơ-phòng mà thầm thương trộm nghĩ rằng: thật cái buổi chiều nay là một buỗi rất may mắng kỳ phùng, khiến cho mình đặng thi ơn mọn với Tiễu-thơ, mà làm cho Tiểu-thơ mang ơn chác nghĩa và làm cho mình đặng diệp mà nhìn xem cái vẻ sắc nước hương trời cũa một người giai nhơn thục nữ, và cái khăn nầy thế cũng một mai mối chi cho mình chăng? Nếu chẳng vậy, thì dễ đâu thinh không mà lượm đặng cái vật của người trong quê cát? Thế thì cũng một cái nhơn duyên chi đây, nên mới khiến cho mình gặp đều kỳ ngộ như vậy! Nhưng mà, không biết tiễu-thơ người có rỏ thấu những đều tâm sự của mình đây chăng, nàng có biết cho mình trong lúc canh khuya đêm vắn, ngồi với một ngọn đèn leo lét nầy mà tư tư tưởng tưởng đó chăng?

Ớ cái khăn kia ôi! Mi phải là một mai nhơn nguyệt lão, đễ kết chỉ xe tơ mà dệt một mối ân tình của người hồng-nhan với kiết-sĩ đó chăng?

Ớ cái bông mẩu-đơn trong khăn nầy ôi! có phải mi khoe cái vóc Thiên-hương đẹp đẻ, mà trêu ngươi cho kẻ mến người thương đó chăng? Hay là mi khoe cái màu quốc sắc tốt tươi, mà làm cho người mê kẻ đấm đó chăng?

Đông-Sơ những mãng thầm thương trộm nhớ mà trằn trọc canh tràng, rồi dựa gối mơ màng, thì lẫn bẩn đã canh tàng đêm lụn.

Kế có Thơ-đồng bước vô kêu rằng: « Thưa quan-nhơn, trời đã gần sáng, xin quan nhơn tĩnh giấc đặng sắm sữa vào trường.

Đông-Sơ thức dậy sắm sửa áo khăn, và trà nước xong rồi, liền đi vào trường ứng thí.

(Nguyên khoa nầy là khoa tuyển một Tấn-sĩ, nên phải văn vỏ toàn tài, thì mới đặng vào ứng thí, một bữa khảo thí trường văn một bữa khảo thí trường vỏ. Vì vậy nên Đông-Sơ phải vào trường văn trước rồi ngày mai sẻ qua diển trường thí vỏ),