Bước tới nội dung

Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ hai mươi bảy

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Gia Long tẩu quốc của Tân Dân Tử
Hồi thứ hai mươi bảy

HỒI THỨ HAI MƯƠI BẢY

Giả hòa thượng địch nhơn trúng kế,

Gặp trường giang liệc nữ quyên sanh


Nguyên cái bẩy treo nầy của một tên thợ rừng ở phía sau núi, làm ra mà gài bẫy thú vật, trong lúc bôn ba nguy cấp, Hòa thượng không dè, nên chạy tuông qua đó, vướng cảng vào trong vòng dây, tức thì bẩy ấy vục lên, làm cho Hòa thượng phải mắc hai giò tòn ten trên bẩy, rủi thay cho đường dây không chắc, mà cái thay Hòa thượng lại rất nặng nề, phần thì bị gió vục lại vung qua, nên vòng dây lần lần phải đức.

Khi tên ác tăng rớt xuống, vập đầu vào đá bể óc, thì ngáp ngáp vài cái rồi chết liền.

Công-chúa thấy sự tai hoạ thình lình, thì đứng đó mà sững sờ ngơ ngẩn, kế hai tên thễ-nữ chạy tới, thấy Công-chúa thì mừng rỡ và hỡi rằng.

— Công-chúa đã giết chết thằng Hòa-thượng nầy rồi sao?

— Không, ta không giết nó, má trời đã giết nó chết rồi, Công-chúa bèn thuật sự chết của thằng ác-tăng lại cho hai thế-nữ nghe rồi hỏi rằng;

— Còn hai thằng àc-tăng kia thế nào?

— Bẩm Công-chúa, chúng tôi đã bắt nó được, và trói lại để nằm trong chùa, đó rồi Công-chúa và hai thế-nữ dắc nhau trở về, thì thấy hai sải còn nằm chèo queo dưới đất.

Công-chúa buớc tới lấy gươm chĩ ngay vào mặt hai sải, và nghiêm sắc diện mà hỏi rằng:

— Hai thằng khốn kiếp kia, sao mi dám đồng ác tương tế cùng Hòa-thượng mà ám hại chúng ta, thằng Hòa-thượng khốn nạn ấy bây giờ đã chết rồi, vậy hai mi muốn theo nó, thì ta cho mỗi đứa một gươm, đặng theo nhau một bọn cho rảnh.

Hai sải kia rung rảy và nói rằng:

— Trăm lạy Công-chúa, sự ấy là tại Hòa-thượng đồ mưu thiết kế muốn giết Công-chúa mà lập công, rồi sai khiến hai tôi làm theo, chớ chúng tôi dám đâu sanh sự, xin Công-chúa thứ cho, kẻo tội nghiệp tôi lắm.

Công-chúa nói: ta cũng lấy lòng nhơn đức mà tha thứ cho hai mi, nếu mi không cải ác tùng thiện, mà còn sanh sự đều chi, thì đầu mi phải rụng, nói rồi bão hai thế-nữ mỡ trói.

Hai sãi mừng rở liền bước lại lạy tạ công-chúa mà cám-ơn.

Công-chúa ngó hai sãi và bão rằng:

— Hai ngươi phãi lấy đồ y phục cũa Hòa-thượng đem đây cho ta xem.

Hai sãi thưa vâng, rồi buớc vào hậu liêu, lấy ra một xấp áo mão đạo-phục của Hòa-thượng, trình lên cho công-chúa.

Công-chúa lấy lên từ cái xem rồi, day lại nói với hai sãi rằng: thôi hai ngươi hãy ra sau mà nghĩ đi, chừng nào có việc, ta sẽ kêu đến.

Hai sãi thưa vâng, rồi lui ra, còn công-chúa với hai thể-nữ cũng bước vào hậu đường ngơi nghĩ.

Đây xin nhắc lại, khi Nguyển-danh-Tập rược theo Công-chúa đi tới mé rừng, thi trời đã tối mịt, lại thấy đường đã cùng, không có ngã nào đi đâu đặng nữa, liền truyền quân hạ trại, và sai một đội binh, đón chân các nẽo đường rừng, đặng kiếm bắt công-chúa.

Sáng bữa sau Nguyện danh-Tập thấy quân sĩ kiếm không đặng Công-chúa, thì nghi cho Công-chúa rút vô tàng ẩn trong rừng, đặng chờ mình lui binh, thì sẻ lén ra, tiềm qua xứ khác mà đào tị, vì vậy nên không chịu lui binh, cứ đống trại bao vây các nẽo đường rừng mà tiềm kiếm Công-chúa.

Công-chúa lúc nầy như chim ở lồng, như cá ở chậu, đất trời tuy rộng, mà không chổ dung thân, rồi một mình đi thơ thẩn trong chùa mà thằm than tự nghĩ rằng:

— Mẹ ta và anh ta lúc nầy ở tại cù lao Phú-quốc thế củng ngày ngày ngóng mông, bữa bữa trông mây, chẳng biết nông nổi cửa ta sau nầy, dữ lành bao nả. Mẹ ta và anh ta thì xiêu lạc ngoài chốn chơn trời mặt biễn nắng mưa khôn thấu lẻ nào, còn ta bây giờ thì bơ vơ trong chổ góc núi đầu non, sống thát biết ai nhắn nhũ.

Mẹ ôi! thế thì mẹ đã mõi mắt ngày trông con nhạn tin, mà con đây cũng treo tròng đêm đợi mãnh ngư thơ, con nghĩ tại con sanh ra gặp đời giang sang điên đão, xã tắc khuynh nguy như vầy, thì con nở nào sống mà làm cái túi đựng cơm, cái sào vắc áo, cho uỗng một khí huyết của cha mę sanh thành, nay con đã cam bề thất hiếu, sự ân cần, con không thế sớm viến tối thăm; xin mẹ liều như con thát thuở trong nôi, tình ly biệt xin mẹ chớ ngày trông đêm đợi.

Mẹ ôi! từ đây mẹ muốn thấy con, thì xin mẹ trong lúc canh vắn dêm khuya, me nghe những tiếng dắn dõi quyên kêu trước ngõ, đó là vía con trở lại thăm nhà, và nhửng khi phất phơ gió thoản bên màng, ấy là hồn trẻ đi về viến mẹ.

Công chúa than thở rồi bước ra ngoài chùa, thấy núi vây bốn mặt, rừng bọc tư bề, xem như tuồng ai đã bố liệc một đồ trận ra đây, cọp đó là Tướng-quân, beo kia là Đề-đốc, núi non là thành lũy, cây cõ là binh gia, kià là cờ chuối phất phơ, nọ là giáo tre chơm chởm, dưới bụi sành kêu dắn dõi, trên nhành vượng hú thon von, thật là một cảnh ngộ rất thê thảm, rất hiểm nguy, khiến cho Công-chúa ngó đến đâu, thì nét mặt tõ ra một sắc âu sầu thãm đạm, rồi Công-chúa lại nghĩ rằng:

— Con người ỡ trong hoàng cảnh thế giới nầy, ai ai kết cuộc rồi cũng phãi lãnh một cái chết là một phần gia tài cũa mình sau hết mà chôn chặc dưới mồ ba thước, một giấc ngàn thu, không ai trốn khõi, chồng ta là Nguyễn-hửu-Thoại đả vì nước mà quyên sanh, vì vua mà tận mạng, thế thì ta bây giờ hãy còn sống sót lại đây làm gì, vậy ta củng nên kím một thế nào mà đối với chồng ta cho xứng đáng, đối với mẹ ta và anh ta cho vẽ vang, hơn là ta phải chết đói chết mục trong đám rừng nầy, mà để cỏ cây vùi lấp cho uỗng mạng.

Công-chúa nhớ lại khi nãy thằng Hòa-thượng khai tên họ là Hồ-di-Nhựt, quyết giết mình lấy đầu đem nạp cho tướng Tây-sơn là Nguyển-danh-Tập mà lập công, nhưng may cho mình không chết cách nhơ nhớp về tay thằng ác-tăng, vậy thì bây giờ mình phãi tính thế nào mà thoát khỏi vòng binh, nếu ở đây sớm muộn cũng chẵng khỏi vào tay quân nghịch.

Công-chúa suy vậy nghỉ vậy, rồi tự nhiên một mãnh tâm hồn lừng lừng lẩy lẩy, phát lên phới phở, mặt mày hớn hở, trở nên tươi cười, khí phách trở ra hùng hào, tinh thần trở ra tráng kiện, dường như kiếm đặng một vật quí báu gì trong trí khôn, mà tỏ ra bề ngoài hình thù, xem rất hân hoan hâm hở, thật Công-chúa là một gái có cang đởm tinh thần, đối với một cãnh ngộ rất khốn đốn hiểm nguy như vầy, mà trong trí tỉnh tỉnh tề tề, chẳng để cho linh hồn mình bị cái cãnh khốn nạn kia lừng lên mà làm cho gan xàu ruột héo.

Công-chúa tức thì chạy ra truớc chùa, ngó qua hướng tây, thấy bóng tàng dương đã lần lần khuất núi, chỉ còn một lằng ánh sáng dọi lại đầu non, thì gặt đầu, và nói một mình rằng: được, được, cái quang cãnh đã hết, tức nhiên cái mộ cãnh phải hiện ra, nói rồi lật đật vào chùa, kêu hai thể-nữ bão rằng:

— Hai ngươi hãy sắm sửa theo ta, hai thể-nử thưa vâng.

Công-chúa liền vào phòng, nai nịch y giáp, sửa soạn chĩnh đốn xong rồi, bước ra, nghiểm nhiên như một vị Nam-hãi Quang-Âm, như một vị yết-ma Hoà-thượng, đầu đội một cái mủ Từ-Lư, hai giãi cập theo hai bên mép tai, lòng thòng tới ngực, mình mặc một áo đạo-phục màu vàng như áo Ca-sa, tay cầm một cây trượng-tích dài hơn ba thước.

Hai thể-nử ở dưới hậu đường, chạy lên thấy Công-chúa thi ngó sửng mà nhìn một hồi, rồi la lên rằng:

— Ủa, Công-chúa, Công-chúa sao lại mặc đồ đạo-phục làm gì? làm cho hai tôi mới xem, ngở là thằng Hoà-thượng ác nhơn sống lại.

Công-chúa mĩn cười và nói rằng:

— Ta giã làm Hoà-thượng như vậy, hai ngươi coi có giống không?

— Bẩm Công-chúa, hai tôi mới xem bề ngoài, thật giống thằng Hoà-thượng ấy không sai, nhưng mà nếu ai cắt cớ vạch ra bề trong mà xem, thì mới biết là Công-chúa.

Công-chúa nghe hai thể-nử nói, thì tỏ ra một nụ cười trên miệng rất hửu duyên mà rằng:

— Hai đứa bây khờ quá, nào ai lại dám vạch tới bề trong của ta mà coi, mà hai ngươi phòng sợ, nói rồi bão hai thể-nữ rằng:

— Hai ngươi phãi vô mượn y-phục của hai sãi kia mặc vào giã làm đồ đệ ta, rồi chúng ta sẻ đi một lược.

Hai thể-nử thưa vâng, chạy vô lấy đồ đạo-phục của hai sải kia mặc vào, rồi trở ra.

Công-chúu xem thấy thì cười mà nói rằng:

— Được đa, hai ngươi bây giờ hộ tướng, y phục đã giống thầy chùa, nhưng còn khác một cái là hai ngươi không có đầu trọc.

Hai thể-nữ nghe nói cũng bụm miệng chúm chím mỉn cười rồi hỏi rằng:

— Bẩm Công chúa, chẳng hay Công-chúa bây giờ giã làm Hòa-thượng, còn chúng tôi giã làm hai sải, đặng tính đi đâu?

— Ta bây giờ đi xuống ra mắt Nguyển-danh-Tập

Hai thể-nữ nghe Công-chúa nói, thì rất kinh hãi mà hỏi rằng:

— Úy! Nguyển-danh-Tập hôm nay đương truy tầm chúng ta mà bắt, sao Công-chúa lại xuống đó làm gì, Công-chúa muốn xuống hàng đầu sao? hay là Công-chúa muốn nạp mình cho quân giặc sao?

— Hai ngươi cứ việc theo ta xuống đó sẽ biết, thôi hai ngươi hảy dắc ngựa ra trước cữa chùa; đặng chúng ta thượng lộ.

Hai thễ-nữ thấy Công-chúa bão vậy, thì không dám hỏi nữa, rồi ra dắc ba con ngựa để trước sân chùa, thì Công-chúa đã bước ra rồi cã ba người đều lên ngựa, đồng đi xuống núi.

Khi Nguyển-danh-Tập đóng binh nơi mé rừng, truy tầm Công-chúa không được, thì biết Công-chúa binh mã đã hết, thế phải núp ẫn vào rừng, liền phân binh ra từng đội, lớp thì bao vây chung quanh mé rừng, lớp lại sai quân vào rừng kiếm bắt Công-chúa, chỉ đễ một đội quân nhơn coi giữ tiền đội mà thôi, còn Nguyễn-danh-Tập thì đóng trại bên rừng, ỡ về hậu đội,

Bữa ấy Nguyển-danh-Tập cơm nuớc xong rồi, đương ngồi trong trại, bỗng có tên quân ở tiền-đội vào báo rằng:

— Bẩm quan lớn, có một Hòa-thượng xưng tên là Hồ-Di-Nhựt ở chùa Vân-phong cách đây chừng bảy tám dậm, đi với hai sãi đến trước vòng binh, nói rằng: anh em thiết nghĩa với quan lớn, xin vào ra mắt.

Nguyễn-danh-Tập nghe nói tên Hồ-di-Nhựt, thì nhớ trực lại năm trước Hồ-Di-Nhựt có gởi thơ nói rằng: mai danh ẩn tích tại chùa Vân-phong, nhưng chẳng dè chàng ta trú ngụ chổ nầy, ngày nay thế va nghe ta cữ binh tới đây, nên tìm đến ra mắt, vậy ta nhơn dịp nầy cho va vào, đặng hỏi thăm đường sá và Công-chúa Ngọc-Duệ hạ lạc nơi nào cho biết, nghĩ vậy rồi sắc mặt tươi cười, day lại nói với tên quân nhơn rằng:

— Mi ra mời Hòa-thượng Vân-phong vào đây.

Tên quân thưa vâng, lui ra vòng binh ở tiền-đội, nói với Hòa-thượng rằng:

— Quan lớn xin mời Hòa-thượng vào dinh.

Hòa-thượng[1] liền đi với hai sãi bước vào vòng quân, thẵng tới trại cũa Nguyễn-danh-Tập, rồi day lại nói với hai sãi kia rằng: Hai ngươi hảy dắc ngựa vòng ra sau trại đứng đó chờ ta, chừng có việc ta sẽ cho biết.

Hai sãi kia thưa vâng, rồi ra đứng ngoài sau cách trại độ chừng trăm bước, đó rồi Hòa-thượng đi cách khoan thai, chẫm hẫm thẵng vào trong trại.

Nguyễn-danh-Tập đương ngồi trên ghế, lật đật đứng dậy đặng bước ra nghinh tiếp, nhưng vừa bước xuống thì Hòa-thượng đã vào tới trong dinh.

Nguyển-danh-Tập ngó lên nhìn châm chĩ Hòa-thượng một chút rồi hõi rằng:

— Phải là Hòa-thượng Vân-phong đó chăng?

— Chính là ta đây, quí hửu đã quên sao?

Nguyển-danh-Tập liền nhướng hai mí mắt lên, lộ cặp tròng đen ra dọi với ánh đèn, long lanh sáng hoắc, rồi ngó ngay vào mặt Hòa-thượng mà nhìn và hỏi rằng:

— Phãi là Hồ-di-Nhựt đó chăng?

Hòa-thuợng cười ha hã và nói cách chẫm hẫm rằng:

— Chính ta là Hòa-thượng vân-phong đây, chính tá là Hồ di-Nhựt đây chớ ai, anh em ta cách nhau chẳng đầy bốn năm, mà quí hữu đã quên rồi sao? hay là quí hửu ngày nay quan cao chức trọng, lộc cã ngôi sang rồi, không muốn nhìn đến bần tăng, là một bạn cố giao khi trước sao? nếu quí hữu không muốn nhìn thì ta xin đi, nói rồi quày chơn muốn bước ra cữa.

Nguyển-danh-Tập lúc bấy giờ bán tín bán nghi làm cho bối rối trí khôn, không biết đâu mà nói liền cãng lại và cười lạt một tiếng mà rằng:

Khoan, khoan, nếu thiệt là Hoà-thuợng vân-phong, là Hồ-di-Nhựt thì xin kỹ thượng tọa an.

Hòa-thượng không đáp một lời, liền bước lại ngồi ngang trên ghế.

Nguyễn-danh Tập liếc cập mắt tin dời, ngó Hoà-thượng từ trên tới dưới, rồi nghĩ thầm rằng: quái thay Hoà-thuợng vân-phong là Hồ di-Nhựt vẫn là một bạn thiết nghĩa cùng ta năm xưa, cách nhau không đầy ba bốn năm nay, mà ý gì diện mạo xem có vẻ khác xưa, Hồ-di-Nhựt khi trước mập mà đen, ngày nay sao lại ốm mà trắng, hay là người bị phong trần lưu lạc, thời vận đão điên, và lắm nỗi ưu sầu, cho nên đỗi khác mặt mày khí sắc, nghỉ vậy rồi day lại hõi rằng:

— Hoà-thượng hôm nay đến đây có việc chi chăng?

— Tôi đến đây muốn tỏ cho túc-hạ hay một việc bí-mật rất quang-hệ cho túc-hạ lắm, chớ không việc chi khác hết, nếu túc-hạ muốn nghe, thì xin bão quân hầu ra ngoài, rồi tôi sẻ nói việc bí-mật ấy cho túc-hạ rõ.

Nguyễn-danh-Tập nghe nói một việc bí-mật quang hệ cho mình, liền bảo quân hầu ra ngoài rồi nói rằng:

— Việc chi gọi rằng bí mật, xin Hoà-thượng nói đi cho tôi nghe.

Hoà-thượng đứng dậy và nói cách nghiêm nghị rằng:

— Việc bí-mật ấy là việc cũa Công-chúa Ngọc-Duệ, túc-hạ đã tìm kím hôm nay, mà không bắt đặng đó mà.

Nguyển-danh Tập nghe nói việc Công-chúa Ngọc-Duệ thì nheo mày trợn mắt vội vã hõi rằng;

Ờ, việc bí-mật cũa Công-chúa Ngọc-Duệ, mà việc ấy làm sao?

Hoà-thượng bước tới một buớc, đưa cập mắt như sao nháy, rồi cười một tiếng mà rằng;

— Việc bí mật ấy là việc Công-chúa Ngọc-Duệ, muốn giết chết tướng quân chớ gì.

Nguyển-danh-Tập nghe nói thì thối lui lại bai ba bước và ngó Hoà-thượng không chớp mắt, rồi hỏi rằng:

— Công-chúa Ngọc-Duệ muốn giết ta à? Công-chúa Ngoc-Duệ ở đâu bây giờ? hõi vừa dứt lời, tức thì thấy cái mủ Hoà-thượng đương đội, và cái áo cà sa Hoà-thượng đương mặc trong mình, bổng nhiên văn ra rớt ngay xuống đất, ngó lại thì một viên nử tướng hiện ra trước mặt, hai tròng mắt lườm lườm sáng hoắc như hột châu, hai gò má rần rần ửng đỏ, lưng đeo đoãn kiếm, mình mặc võ trang, khí sắc hầm hầm như một con sư tữ rất dữ, rồi nói cách nghiêm-nghị rằng:

— Công-chúa Ngọc-Duệ đả đứng trước mặt ngươi đây, Công chúa Ngoc-Duệ chính là ta đây.

Nguyễn danh-Tập nghe nói dường như một tiếng sấm sét thình lình nổ chạt vào tai, làm cho chàng-ta rùng mình một cái, ngơ ngẩn nhu giấc chim bao mới tỉnh, rồi hai mắt trợn lên tròn như ốc bưu, ngó sững Công-chúa không chớp mi mà hõi rằng:

— Nếu vậy nàng là Công-chúa Ngọc-Duệ, quyết đến đây mà giết ta sao?

— Phải, ta đến đây quyết giết một tướng Tây-sơn là ngươi, mà báo thù cho chồng ta, ta đến đây quyết giết một kẽ nghịch cũa giặc mà báo oán cho anh ta, và giải thoát cho ta luôn thể, ta không thèm giết ngươi về cách núp lén, mà ta muốn giết ngươi về cách chán chường, ta quyết một mạng ta đối với một mạng ngươi đỗ máu giữa đây, ấy là việc bí-mật của ta nói cho ngươi biết đó.

Nguyễn-danh-Tập nghe mấy lời khí khái cũa công-chúa nói, thì sắc mặt nữa đỏ nửa xanh, nửa kinh nửa giận, liền kêu lớn một tiếng: « quân bây », rồi xốc lại nơi bàn, chụp lấy cây gươm, rút ra, nhưng rút vừa khỏi vỏ, thì công-chúa đã tuốt ngọn đoãn đao bên lưng, nhãy lại một cái lẹ như con cọp.

Nguyễn-danh-Tập mới vừa hươi gươm quyết chém công-chúa, thì ngọn đoãn đao cũa Công-chúa đã đâm ngay một mũi trên lưng, lút vào tới phổi, Nguyển-danh-Tập la lên một tiếng rồi té sấp trên bàn! kế mấy tên quân ỡ ngoài chạy vô, thì công-chúa đã thoát ra ngã sau, gặp hai thể-nữ, giục ngựa bước tới, Công-chúa liền lên ngựa, rồi cã ba người tuốt ra đường rừng mà chạy.

Khi mấy tên quân hầu vô thấy Nguyễn-danh-Tập té xiểu trên bàn, máu ra lai láng, liền hô lên rồi xúm lại đỡ nằm nơi ghế, thì tâm thần đã mệt mê bất tĩnh, chẳng bao lâu, Nguyễn-danh-Tập đã từ biệt-dương trần, hồn về chín suối.

Đó rồi các tướng bộ hạ cũa Nguyễn-danh-Tập nhứt diện, đi báo tin ấy cho quan Tỗng-nhung là Nguyễn-văn-Kiêm hay, còn nhứt diện, đem binh rược theo Công-chúa mà tập nả.

Công-chúa với hai thể nử tuông theo đường rừng, chạy hơn mười dậm, kế gặp một giãi tràng giang chận ngang trước mặt, sông nầy là sông trên miền thượng du đổ xuống Biên-Hòa, đến đây thì công-chúa đả cùng đường, mà quân giặc đàng sau lại rược theo rắp tới, Công-chúa thấy cái tiền đồ, đả gặp tràng giang cảng trở: mà hậu lộ lại bị binh mã rược theo, thì than với hai thể nữ rằng:

— Ta nghĩ cho ta gặp lúc thời quai vận kiển, làm cho hai ngươi cũng vì ta mà phải chịu cực khổ gian truân, vậy chỗ nầy là chỗ cùng đồ, thế thì ta phải cùng hai ngươi vỉnh biệt.

Thể-nữ Huỳnh-Anh thấy Công-chúa than thở thì nói rằng:

— Xin Công-chúa chẳng nên đeo sầu chác thãm, mà rũng chí nguôi lòng, phải ráng vượt qua cái cảnh ngộ gian nan nầy, họa may, trời có lòng thương, thì cho chúng ta thoát khõi hiểm nguy, mà gặp đường sanh lộ.

Kế thể-nử Bạch-yến chạy lại nói rằng:

— Bẩm Công-chúa có một chiếc xuồng nhõ đậu dựa mé đay, xin Công-chúa buớc xuống cho mau, đặng chúng tôi chèo qua bên sông mà tị nạn.

Công-chúa và hai thể-nử vừa bước xuống ghe, thì một đội quân phía sau đã rần rần ruợc tới;

Công-chúa và hai thể-nữ ở trên chiếc tiểu thuyền, linh đinh thã theo một giãi trường giang thinh thoan rộng lớn, giữa dòng thì sông sâu nước cbảy như cắt, hai bên mé thì cây cỏ rậm rì, cã ba cô cháu đều lẳng lặng làm thinh, cứ việc bẻ lái kềm ghe, nương theo khúc vịnh đường gioi, bòn ba thẳng tới, đi đặng một đổi xa xa, kế một trận gió thổi tới ồ ồ, bốn phía mây bay cuồn cuộn, làm cho mặt nước bình tịnh kia, trở ra nhăn nhó bào nhào, rừng cây im lìm kia trở ra lào xào chuyển động, rồi mấy lượng sóng nổi lên ào ào, bõ vòi trắng giã.

Chiếc thuyền Công-chúa lúc bấy giờ trồi lên hụp xuống, lắc lại nghiên qua, xem cái sanh mạng gởi trên mặt nước chỉ còn vài phân, thiệt là biết bao nguy hiễm.

Trận gió lăng làng xung xăng lước tới, lúc vạch vạt áo Công-chúa, kéo ngược ra sau, khi banh lai quần Huỳnh-Anh, đánh nghe bành bạch, còn mấy lượng sóng rủ nhau xốc đến, cái thì trèo dựa bên be, cái thì chồm lên truớc mủi, dường như thấy gái hồng nhan lưu lạc, thì áp tới trêu hoa ghẹo nguyệt, ngả ngớn bên mình; thấy người quốc sắc bơ vơ, thì xúm lại cợt phấn cưới son, lẵng lơ dởn mặt.

Thễ-nử Bạch-Yến ngồi bơi trước mủi, bị mấy ngọn sóng chồm lên hụp xuống rồi nhãy xả vào mình, làm cho áo quần ước mẹp, Huỳnh-Anh đương chèo sau lái, bị mấy luồng gió vục qua phất lại, nựng vào hai má, làm cho đầu cổ tơi bời.

Công-chúa ngồi giửa khoang ghe, thấy cái cảnh ngộ trớ trêu thì than rằng: thiệt cái giống cuồng phong bạo lảng, xem rất vô tình, chỉ biết lừng lẩy làm oai, mà chẵng biết thương người lạc nạn.

Nhưng hai thể-nử cứ việc ra sức kẻ chèo người bơi, mủi thuyền gối theo lượng sóng trường tới như bay. Huỳnh-Anh chèo một hồi, ngó lại phía sau, bổng thấy một bóng đen đen trong mé đi ra, lần lần tấn tới, liền kêu công-chúa và nói:

— Bẩm Công-chúa, chẳng biết cái chi đen đen phía sau, xem dường thuyền ai đi tới.

Công-chúa liền day qua ngó châm chỉ một hồi, thấy một chiếc ghe, có dạng người đương chèo xung lăng, thì hồ nghi và nói: nếu chẳng phải ghe thương hồ, thì chắc là thuyền giặc, liền bảo hai thể-nử bẻ lái vào bờ, ẩn theo bóng tối mấy cây bần mà đi, đặng chúng nó không thấy, thuyền vừa day mủi vào bờ, đi được vài khúc, kế Rạch-yến kêu lên mà rằng:

Bẩm Công-chúa, có một chiếc thuyền nào ỡ trong gioi đâm ra nửa kia? Công-chúa nghe nói ngó lại, thấy quả một chiếc thuyền trương bườm bọc gió, xâm xâm lước tới, bỗng nghe bên thuyền ấy kêu lớn lên rằng: ghe, ngừng lại, ngừng lại.

Công-chúa thấy trên thuyền ấy có hơn hai ba chục người, cầm gươm chống giáo, và hai bên be thuyền, mười mấy cây chèo, dơ lên bõ xuống một lược,chèo tới rầm rầm, ngọn sóng vổ với mái chèo, nước văng trắng giả. Công-chúa liền bảo hai thễ-nử cứ việc bơi thuyền lước tới, kế nghe bên thuyền ấy kêu lớn lên: Ngọc-Duệ Công-chúa, hảy xếp chèo ngừng lại cho mau.

Huỳnh-Anh thấy thuyền ấy phăn phăn rược theo rất cấp, thì nói:

— Bẩm công-chúa, thuyền ấy chắc là thuyền quân giặc rược theo chúng ta. — Công-chúa nói: mi cứ việc chèo đi, không cần chộn rộn, đi đặng một khúc nữa, Hnỳnh-Anh nói:

— Bẫm Công-chúa, thuyền quân nghịch rược theo gần tới, chúng ta phải liệu làm sao? bổng nghe bên thuyền ấy bắn lên một tiếng súng, và kêu lớn lên rằng:

— Ngọc-Du, ngừng lại, ngừng lại, mi chạy đường trời cũng không thoát khõi.

Công-chúa ngồi trên ghe tỉnh tỉnh tề tề, không dấu chi nao núng, còn hai thể-nử cứ việc chèo tới như bay, mot lát thể-nử Bach-Yến kêu lên: xin công-chúa để chúng tôi đâm ghe vào bờ, đặng kiếm đường mà đào nạn, kẻo chúng nó theo kịp.

Công-chúa nói không đặng, hai bên mé sông rừng bụi mịt mù, không thế lên được, hai ngươi cứ việc bơi thuyền ra khơi, cho dể bề vận động, kế tới ngả ba, công-chúa bảo đâm ngang qua sông.

Lúc bấy giờ gió càng thổi càng mạnh, sóng càng nổi càng to, chiếc thuyền cũa công-chúa trường trên ngọn sóng phăn phăn lước tới, vừa đặng nữa sông, bổng thầy một ánh sáng nhán ra và nghe môt tiếng nổ lên cái đùng rất lớn, tức thì thấy một đội chiến thuyền hơn bảy tám chiếc, bườm giăng trắng nỏn, đèn thắp như sao, ở trong mé sông bên kia kéo ngang một hàng và chặn thuyền công-chúa mà vây phủ.

Thảm thay, trước mặt thì chiến thuyền ngăn trở, sau lưng lại người nghịch rưrợc theo, công-chúa lúc nầy, ở giửa trời cao lồng lộng, sông rộng thinh thinh, mà xem lại quanh mình thì chật như cái rọ.

Bổng thấy một tướng giặc Nguyển-văn-Kiêm, đứng trước mủi thuyền kêu lớn lên rằng:

— Công-chúa Ngọc-Duệ, nàng hảy mau mau nạp mình mà hàng phục cho rồi, dầu nàng có xa chạy cao bay thế nào, cũng không phương thoát được.

Công-chúa thấy cái cảnh ngộ khốn đốn đã hiện ra trước mắt, thì biết không thế gì giải thoát nữa đặng, bèn day lại nói với hai thể-nữ rằng:

— Hùynh anh, Bạch yến, thuở nay hai ngươi theo ta, giúp đỡ tay chơn, đồng ưu cọng lạc, tuy là hai ngươi phận làm thể-nữ, mà ta xem nhu cật ruột đồng bào, dầu cho gặp cơn cực khổ gian nan thế nào, chúng ta cũng không rời nhau ra đặng. Ngày nay ta đả gặp cái cảnh ngộ khuẩn bách như vầy, thế thì ta cùng hai ngươi phải từ đây không thấy nhau đặng nữa.

Vậy thì thà ta mượn chốn dòng sâu nước bích mà náo nương một giấc u-hồn, hơn là sống mà sỉ tiết ô danh, đễ cho quân giặc vày bừa thân phận.

Hai thể nử nghe Công-chúa nói vậy, thì rưng rưng giọt lụy mà rằng:

— Công-chúa ôi! thuở nay Công-chúa xem hai con như tay chơn, hai con cũng coi Công chúa như ruột thịt, nay gặp cái cảnh nguy bức như vầy, dầu Công-chúa thế nào, thì hai con củng nguyện giữ đồng sanh tữ, nói tới đây, thì các thuyền quân giặc đả bốn phía phũ vây, gươm giáo điệp điệp trùng trùng, rồi ào ào xốc lại

Công-chúa liền day mặt qua hướng Tây và tung hô rằng:

« Vuơng mẩu vạng tuế, vuơng Huynh vạng tuế. »

Chúc rồi, tức thì Công-chúa gieo mình xuống giữa dòng sông, kế hai thể-nữ Bạch yến và Huỳnh anh cũng nhảy theo mot lược.

Ôi ! mình ngà mặt ngọc, đấm chôn giữa chốn trường giang; phách quế hồn mai, vơ-vởn theo dòng bích thủy, lúc bây giờ bốn mặt gió êm, tư bề sóng lặng, bên rừng quyên kêu dắn dỏi, dường như khóc người liệt nữ quyên sanh: dưới nước cá lội vởn vơ, tuồng như thuơng kẽ hồng nhan bạc mạng, kìa, minh mông nước nháy, chứa chan sông nổi mạch sầu: nọ, rải rác sương sa, mờ mịt trời tuông giọt thảm.

Thi điếu Công-chúa và hai thể-nử.

Cân quốc anh-hùng dể mấy ai,
Cám thương Ngọc-Duệ gái thiên-tài,
Lá gan địch-khái thần ghê mặt,
Lưởi kiếm phong trần giặc khiếp oai,
Nống sức quần xoa xông giửa trận,

Chen chơn hào kiệt đứng ngang vai,
Trời xanh nở phụ người trung-nghỉa,
Vôi khien hồn hương xuống dạ đài.


Thãm thay ba vị gái anh-hùng,
Gặp buổi thời quai mạng phải chung,
Gương bể bình tang rời rá ngọc,
Hương chiềm phấn dập giải dầu bông,
Tớ thầy chi để hai phan cách,
Sống thát thà cam một chử đồng,
Vơ vởn trung hồn theo lượng sóng,
Từ đây danh rạng giửa non sông.









Ít lời cẩn cáo:


Truyện nầy còn dài lắm, đặt ít nữa là 20 quyễn mới hết sự tích của đức Gia-Long; nay xin xuất bản năm quyển đầu nầy, đặng cống hiến cho đồng bào xem chơi sau sẻ tiếp theo cho tới Gia-Long phục quốc mới là toàn bộ.

Cholon 1er Novembre 1929.
TÂN-DÂN-TỬ cẩn khải

   




Chú thích

  1. Hòa-thượng với hai sãi nầy là công-chúa với hai thể-nữ giả dạng đặng đến ra mắt Nguyễn-danh-Tập.